Chồng chễm chệ ngồi mâm trên vợ lủi thủi dưới bếp vét nồi, nàng dâu ấm ức đem thắc mắc hỏi mẹ chồng thì sững người vì sự thật
Vừa bê mâm cơm lên nhà, nàng dâu bất ngờ khi mẹ chồng gọi xuống dưới bếp chỉ vào một mâm cơm khác đã được dọn sẵn và bảo: “Mình ăn dưới đây con nhé”.
Cách đây ít giờ, một nàng dâu có tên là G. đã đăng đàn lên một nhóm mạng xã hội và nhận về nhiều lượt quan tâm. Theo đó cô gái cảm thấy ấm ức và có phần không hiểu tại sao đàn bà, phụ nữ lại phải ngồi mâm dưới, còn người nam trong nhà lại chỗm chệ ngồi mâm trên để ăn cơm.
G. mới lấy chồng được 3 tháng. Ngày còn yêu thì chồng cô thủ thỉ rằng gia đình anh hiện tại còn có anh và mẹ. Người bố đã bỏ đi từ rất lâu và hiện vẫn đăng bặt vô âm tín.
Nhưng lấy anh rồi cô mới vỡ lẽ, hóa ra, bố chồng cô vốn chẳng bỏ đi đâu cả, mà là ông ta đi tù.
Gần đây ông ấy đã hết hạn tù và được thả về nhà. Chuyện chồng không chia sẻ việc bố vướng vòng lao lý thì G. có thể thông cảm được. Nhưng cái cô không bằng lòng nhất đó chính là quy tắc trong gia đình bị thay đổi đột ngột từ khi có sự hiện diện của người đàn ông này.
Chẳng là khi biết bố chồng G. được về nhà, nhiều người thân họ hàng và bà con đến hỏi thăm. Khách khứa đông đến độ đã quá giờ trưa mà nhà cô vẫn không được ăn cơm.
Đến bữa tối thì G. thấy mẹ chồng chuẩn bị 2 mâm cơm riêng biệt. Cô cứ nghĩ nhà có khách nên mẹ chồng mới chuẩn bị cơm nước chu đáo như vậy. Nhưng không, sau khi bưng 1 mâm cơm lên nhà, mẹ chồng G. mới gọi cô xuống bếp và nói rằng: “ Mẹ con mình ăn ở dưới này con ạ, trên nhà để bố với chồng con ăn”.
G. dù không hài lòng nhưng cô vẫn chấp nhận vì cho rằng chắc hai bố con có nhiều chuyện hàn huyên sau chuỗi ngày dài xa cách. Nhưng khi gặng hỏi mẹ chồng, cô sững người khi biết sự thật.
Video đang HOT
Mẹ chồng G. cho biết, trong gia đình này, đàn bà phải ngồi dưới bếp ăn cơm. “ Từ trước đến giờ mẹ với chị cả (chị của chồng cô đã đi lấy chồng) vẫn phải ăn dưới bếp. Trong thời gian bố đi tù thì mới ăn chung cả nhà thôi” – mẹ chồng G. nói.
Hiện tại, G. cảm thấy hoang mang không biết xử lý ra sao. Cái cô gái lo lắng ở đây không phải là ngồi ăn ở đâu, mà là cô sợ phải sống trong một gia đình gia trường, trọng nam khinh nữ.
G. cảm thấy sốc khi phải ngồi lủi thủi dưới bếp ăn cơm. (Ảnh minh họa)
Câu chuyện của G nhanh chóng nhận về sự quan tâm chú ý của dân mạng. Đa phần đều cho rằng gia đình này vẫn giữ phong tục cổ hủ. Ngày xưa đói kém, thi thoảng có khách đến chơi nhà, chủ sợ thiếu thức ăn nên trẻ em phụ nữ mới phải lui xuống bếp. Nhưng thời nay còn giữ hủ tục như thế quả là khó chấp nhận.
Bên cạnh đó nhiều người cũng chỉ trích anh chồng đã lừa dối G. về việc bố mình. Đồng ý rằng anh mặc cảm không muốn nói ra nhưng để đến khi lấy cô về rồi mới tiết lộ sự thật thì không đúng. Nếu như G. không thể chấp nhận được việc bố chồng của mình là người từng có tiền án tiền sự thì sao? Hẳn lúc ấy có phải rắc rối hơn không.
Số người khác thì khuyên cô gái nên bàn luận với chồng mình về việc ra ở riêng, hoặc nói chuyện nghiêm túc với cả nhà về việc này.
Hướng Dương HT
Hiến kế cho nàng dâu khó xử vì mẹ chồng vào nằm ké điều hòa
Bài viết 'Con dâu khó xử vì tối nào mẹ chồng cũng vào nằm ké điều hòa' của chị Xuân (Hải Phòng) được nhiều độc giả quan tâm, hiến kế.
Sau khi bài viết "Con dâu khó xử vì tối nào mẹ chồng cũng vào phòng nằm ké điều hòa" của chị Vũ Xuân ở Hải Phòng được đăng tải, nhiều độc giả đã bày tỏ sự thông cảm với tình huống mà chị đang gặp phải.
Không ít người trong số đó đã hiến kế, hi vọng giúp chị Xuân tháo gỡ được vướng mắc, giữ gìn hạnh phúc gia đình và tình cảm mẹ chồng nàng dâu được hòa thuận.
Nhiều độc giả phân tích, qua bài viết có thể thấy chị Xuân là người hiểu chuyện, biết điều khi đóng góp chi phí sinh hoạt, tiền điện cho bố mẹ chồng.
Biết bố mẹ chồng tiết kiệm, chị sẵn sàng bỏ tiền sắm sửa vật dụng cho gia đình, cải thiện cuộc sống cho văn minh, tiện nghi hơn.
Thấy mẹ chồng khó tính, đòi hỏi phải triệt để tiết kiệm, chị không trách cứ mà thấu hiểu cho tâm tư của bà.
Khi có kế hoạch lắp điều hòa, chị sẵn sàng lắp một chiếc ở phòng khách để phục vụ cho sinh hoạt chung của gia đình. Đây là lối hành xử đúng mực.
Tuy nhiên, vấn đề chị gặp phải là việc bố mẹ chồng tối nào cũng vào bật điều hòa, nằm cùng phòng hai vợ chồng và chị không biết tâm sự thế nào cho mẹ chồng hiểu.
Độc giả Hòa cho rằng, vợ chồng chị Xuân có thể đổi phòng cho bố mẹ nằm, còn anh chị dọn qua phòng ông bà ở, lắp thêm chiếc điều hòa nữa và nhận thanh toán tiền điện hàng tháng.
Còn độc giả Nguyễn Nam đưa ra lời khuyên, anh chị nên lắp thêm điều hòa ở phòng riêng của ông bà. Như vậy, hai vợ chồng vừa có không gian riêng tư mà vẫn giữ tròn đạo hiếu với cha mẹ.
Bên cạnh những lời tư vấn về vấn đề lắp điều hòa, độc giả Anh Thư đưa ra lời nhắn nhủ, khuyên chị Xuân hãy xóa bỏ khoảng cách giữa nàng dâu - mẹ chồng, trò chuyện cho bà hiểu tâm tư, nguyện vọng của mình.
"Nếu mẹ chồng vẫn phản đối, chị hãy lựa những lúc mẹ vui vẻ, tâm sự để bà dần thay đổi tư duy. Bởi tính tiết kiệm của mẹ chồng chị đã ăn sâu vào tiềm thức, hành động của bà hàng chục năm nay, không dễ gì thay đổi ngay.
Ban đầu, mẹ chồng chị ra sức phản đối dùng điều hòa nhưng khi thời tiết nóng bức, thấy con dâu mời vào nằm cùng, bà cũng vào, rồi thấy lợi ích của chiếc điều hòa, bà đã thích sử dụng. Qua đó cho thấy, bà đã suy nghĩ thoáng hơn. Quan trọng là chị kiên trì, "mưa dầm, thấm lâu", chắc chắn sẽ khả quan".
Việc chị Xuân ngại lên tiếng khi bố mẹ chồng vào phòng nằm cùng, gây bất tiện cho hai vợ chồng mình, độc giả Thanh Hải cho rằng, đây là điểm chị cần phải xem lại.
"Nhiều trường hợp, mẹ chồng - nàng dâu mâu thuẫn vì ngại ngần, để lâu trong lòng, chuyện nhỏ thành chuyện lớn. Điều tất yếu sẽ xảy ra mâu thuẫn.
Nếu chưa biết cách mở lời ra sao, chị có thể nhờ chồng làm 'thuyết khách'. Vì bao giờ con trai thủ thỉ tâm sự với mẹ cũng dễ hơn con dâu", độc giả Thanh Hải viết.
Phương án khác được độc giả Nguyễn Thân gửi đến tư vấn, là anh chị muốn thoải mái, nếu có điều kiện kinh tế, có thể ra ngoài thuê nhà sống. Với điều kiện, anh chị phải thuyết phục được chồng và bố mẹ chồng ủng hộ.
Bất kể mâu thuẫn, va chạm nào trong gia đình đều có cách hóa giải, miễn là chị thực sự muốn gắn kết, xây dựng tổ ấm hòa thuận.
Về khía cạnh hôn nhân, độc giả An Thịnh thẳng thắn nhận định: "Lỗi cũng là do bạn. Tại sao trước khi lấy bạn không tìm hiểu kĩ nếp sống gia đình nhà chồng để xác định tư tưởng trước. Bạn đã về làm dâu, nên cố gắng hòa hợp, thích nghi với nhà chồng, đừng mang tư tưởng, nếp sống cá nhân, rồi đòi hỏi mọi người phải chạy theo mình".
Sai lầm chết người khi phụ nữ đụng vào 5 điểm nhạy cảm này của đàn ông Người đàn bà khôn ngoan không bao giờ đụng vào "tử huyệt" của chồng, còn đàn bà dại luôn muốn biết mọi bí mật của anh ấy. Dưới đây là những sai lầm của phụ nữ khiến hôn nhân đổ vỡ, chị em nên tránh xa để không rước họa cho bản thân. Kiểm soát tài chính của chồng quá mức Đàn ông...