Chống chạy chức, chạy quyền: Cần công khai quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ
Việc “chạy chức, chạy quyền”, tệ tham nhũng đã chi phối nhiều khâu trong công tác cán bộ, từ lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đến quy hoạch..
Lần đầu tiên, vấn đề kiểm soát quyền lực, chống “chạy chức, chạy quyền” đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký và ban hành trong quyết định 205. Nhiều ý kiến cho rằng, chống “chạy chức, chạy quyền” là vấn đề khó, nhạy cảm nhưng hết sức cần thiết. Tuy vậy, để quy định khả thi cần tổ chức nghiêm vấn đề thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn “chạy chức chạy quyền”, đồng thời phải xử lý kỷ luật, dứt khoát không sử dụng và tiếp tay cho chạy chức chạy quyền.
Nhiều ý kiến cho rằng, chống “chạy chức, chạy quyền” là vấn đề khó, nhạy cảm nhưng hết sức cần thiết. Ảnh minh họa: KT
“Chạy chức, chạy quyền” nhiều lúc, nhiều nơi diễn ra có hệ thống, có tổ chức, có đường dây, bằng cả trao đổi các yếu tố vật chất và phi vật chất… Hệ quả là các đối tượng tham gia “chạy chức, chạy quyền” liên kết thành bè cánh, phe nhóm, đường dây, “nhóm lợi ích”, “cánh hẩu”. Đó chính là các nhóm lợi ích kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhóm lợi ích chính trị kiểu “chủ nghĩa gia tộc” hay “chủ nghĩa thân hữu”.
Ông Phạm Cao Phong, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Ngoài nước khẳng định: Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền ra đời vào thời điểm này rất có ý nghĩa khi các đối tượng không chỉ “chạy” cho mình mà khi đã tìm được “chỗ đứng” còn “chạy” cho cả những người thân quen.
Ông Phạm Cao Phong cho biết: “Chủ nghĩa bè phái” cũng là biểu hiện của chạy chức, chạy quyền, không chạy ngay bổ nhiệm lần này nhưng lại chạy cho các đợt bổ nhiệm trong tương lai. Thứ hai, nếu chúng ta không chống chạy chức chạy quyền thì trong xã hội sẽ triệt tiêu tinh thần phấn đấu của anh chị em, cán bộ đảng viên. Vì không cần phấn đấu, cứ theo chạy chức chạy quyền là được đề bạt và triệt tiêu các ý tưởng khoa học của các nhà khoa học, của những người làm công tác chuyên môn”.
Theo phó Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì quy định lần này đã cụ thể về kiểm soát quyền lực với tinh thần bất cứ ai, bất cứ tổ chức, cá nhân được nhân dân trao quyền lực đều phải bị kiểm soát. Trong công tác cán bộ vấn đề “chạy chức chạy quyền” là vấn đề nhạy cảm thì bây giờ đã quy định rất rõ trách nhiệm, quyền hạn, những dấu hiệu của người vi phạm và các biện pháp để xử lý, thậm chí thành lập cả đoàn kiểm tra để kiểm soát. Tuy nhiên, vấn đề cần phải tổ chức nghiêm quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu không quy định sẽ khó có tính khả thi thực tế.
Video đang HOT
Lần đầu tiên, vấn đề kiểm soát quyền lực, chống “chạy chức, chạy quyền” đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký và ban hành trong Quyết định 205.
Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn cho biết:”Người đi thanh tra, kiểm tra mà ngại, thậm chí còn sợ thì Nghị quyết khó mà đi vào cuộc sống được. Quá trình tổ chức thực hiện phải có dũng khí vì đụng đến vấn đề kiểm tra giám sát, kiểm soát quyền lực là đụng đến người có chức có quyền, đã là người có chức có quyền thì càng không dễ dàng. Tôi cho rằng, Quy định là một chuyện nhưng chuyện đi vào cuộc sống thì tổ chức, cơ quan phải miễn dịch với vấn đề tiêu cực. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra không phải lo lắng gì đến việc bị trả thù, trù úm”.
Rõ ràng, để kiểm soát quyền lực, chống “chạy chức chạy quyền” thì vấn đề quan trọng là công khai trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo cán bộ. Khi phát hiện có tình trạng “chạy chức, chạy quyền” phải xử lý nghiêm trách nhiệm “ai chạy” và “chạy ai”? Bên cạnh đó, phải công khai trong thi tuyển, lựa chọn cán bộ, chống “chạy chức chạy quyền”.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định: “Lợi ích thiết thực của thi tuyển là giải quyết được nhiều vấn đề, tránh cục bộ trong từng vụ, từng cơ quan đơn vị mình. Tránh tình trạng nằm trong quy hoạch và xếp thứ tự. Việc xếp tuần tự thứ tự những người công tác lâu năm được ưu tiên chọn trước. Có thi điều kiện như nhau thì cơ hội ngang nhau và khắc phục tình trạng “chạy chức chạy quyền”, “bổ nhiệm thân quen”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng nêu thẳng vấn đề: “Tại sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc nhiều người nhà, người thân quen mặc dù không đủ tiêu chuẩn? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình nhưng kết quả thực tế bố trí cán bộ lại là sai?…”. Rõ ràng, việc “chạy chức, chạy quyền”, tệ tham nhũng đã chi phối nhiều khâu trong công tác cán bộ, từ lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đến quy hoạch, luân chuyển, đánh giá, bổ nhiệm.
Tại các cuộc họp của ngành tổ chức xây dựng Đảng, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội 13 của Đảng, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cũng nhiều lần nhấn mạnh, cần giải quyết mâu thuẫn giữa người được bổ nhiệm với quy trình công tác cán bộ. Những ai chạy chức chạy quyền dứt khoát không sử dụng và tiếp tay cho chạy chức chạy quyền thì phải kỷ luật.
Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ có chức năng tham mưu công tác cán bộ nên không phải băn khoăn để chạy lên tìm người nọ, người kia tác động. Chúng tôi là những người có trách nhiệm quán xuyến việc này. Những ai chạy chức chạy quyền dứt khoát không dùng và tiếp tay cho chạy chức chạy quyền thì phải kỷ luật. Xây dựng công tác cán bộ trong sạch, lành mạnh, dân chủ, khách quan, trung thực để tìm ra đội ngũ cán bộ thực sự trong sáng, tinh thông và gương mẫu”.
Chống “chạy chức, chạy quyền” là vấn đề khó, nhạy cảm nhưng hết sức cần thiết. Vấn quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ bằng thể chế, cơ chế. Đồng thời, đẩy nhanh việc bố trí bí thư cấp ủy tỉnh, huyện không phải là người địa phương để hạn chế, khắc phục tình trạng bổ nhiệm người nhà, dòng họ, cục bộ địa phương. Trên cơ sở thí điểm, cần sớm đẩy mạnh và mở rộng áp dụng hình thức thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước để khắc phục cho được tình trạng “chạy chức, chạy quyền”./.
Theo Lại Hoa/VOV1
Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín
Sáng 14-9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức kỷ niệm trọng thể 70 năm xây dựng và phát triển (1949 - 2019). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm. Ảnh TTXVN
Tham dự buổi lễ có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và Nguyễn Sinh Hùng; cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và nhiều địa phương; một số vị khách quốc tế là đại sứ, trưởng đại diện, đại biện, tham tán công sứ các nước có quan hệ hợp tác với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nêu rõ, Học viện là cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đến nay, Học viện gồm Trung tâm Học viện và 5 học viện trực thuộc (4 học viện khu vực ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng và Cần Thơ và Học viện Báo chí và Tuyên truyền), với những đổi mới toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển nhanh, bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
70 năm qua, Học viện đã đào tạo nên lớp lớp cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt của Đảng và hệ thống chính trị có trình độ lý luận, năng lực tổ chức thực tiễn, có bản lĩnh và phẩm chất cần thiết đáp ứng kịp thời và có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp cách mạng trong các thời kỳ.
Đến nay, đã có hàng trăm ngàn cán bộ trung cấp, cao cấp được học tập và rèn luyện tại Học viện, trở thành nguồn cán bộ quý báu lãnh đạo, tổ chức quần chúng nhân dân viết nên những trang sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam. Học viện cũng có những đóng góp to lớn vào công tác nghiên cứu, tuyên truyền và giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định vị thế là trung tâm quốc gia nghiên cứu lý luận chính trị và tư vấn chính sách cho Đảng, Nhà nước.
Đội ngũ các nhà khoa học của Học viện là lực lượng chủ lực giảng dạy, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin; đi đầu trong việc nghiên cứu làm rõ nội dung, khẳng định giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh; cung cấp những luận chứng thuyết phục trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng. Với những đóng góp liên tục, to lớn trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu lý luận, Học viện đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh (2 lần), danh hiệu Anh hùng Lao động và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh TTXVN
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương những đóng góp, cống hiến to lớn của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh qua các thời kỳ. Cách đây tròn 70 năm, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc đã được thành lập tại chiến khu Việt Bắc để huấn luyện cán bộ và tháng 9-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm trường và dự lễ khai giảng khoá II. Đây là một sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa, trở thành mốc son truyền thống của nhà trường. Lời huấn thị thiêng liêng của Bác: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích thì phải: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư" đã trở thành kim chỉ nam cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, luôn được khắc tâm, ghi nhớ bởi mỗi cán bộ, đảng viên làm việc và học tập dưới mái trường Đảng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước, đặc biệt là yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn, phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn, xác định sứ mệnh, tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu, giá trị cốt lõi và các định hướng phát triển Học viện trong những thập kỷ tới (xem toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ở phần trên).
TRẦN BÌNH
Theo SGGP
Giữ gìn chuẩn mực văn hoá trường Đảng mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mong muốn Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đi đầu trong việc chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Ngày 14/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ...