Chòng chành thuyền múc “nước thiêng” ngã 3 sông Bạch Hạc (1)
Những chuyến thuyền sắt tấp nập ra giữa ngã 3 dòng Lô – Đà – Hồng cuồn cuộn chảy, cốt sao lấy được can nước cho những vị khách mang đi muôn phương làm việc “tâm linh”, khiến cuộc sống trên bờ “dậy sóng”.
Ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, một địa danh gắn với nhiều câu chuyện truyền thuyết, hư ảo. Đây là nơi hợp lưu của 3 con sông: sông Đà, sông Hồng, sông Lô. Bởi thế cho nên nơi đây đã được một số người dân quan niệm nơi hợp lưu này là dòng nước “linh thiêng”, nó sẽ tốt cho những việc âm phần.
Không bàn về giá trị hư thực, tốt xấu, ở đây tôi chỉ xin ghi nhận câu chuyện trên bờ mà người dân muôn phương thêu dệt. Và, từ những câu chuyện không đầu, không cuối về ngã 3 sông, nơi này đã rộ lên những chuyến “ra khơi” ẩn chứa nhiều hiểm họa từ phương tiện sông nước, về dịch vụ xoay quanh ngã 3 con sông này.
“Sức mạnh” của nước thiêng ngã 3 sông
Sức mạnh của dòng nước ngã 3 sông thì thấy rất rõ qua từng cuộn chảy xiết. Còn sự thật linh thiêng của dòng nước ra sao và như thế nào thì thật khó ai kiểm nghiệm, giá trị thực của nước có khi người đã dùng cũng khó có thể biết rõ được.
Dịch vụ lấy cát, nước ngã 3 sông xuất hiện nhiều tại khu vực dân cư
Trong khi đi làm khách “lấy nước”, chúng tôi ghi nhận được khá nhiều lời mời của người chuyên đưa khách “đi lấy nước thiêng” ở dưới chân cầu Việt Trì. Nếu là người cả tin, thì sẽ thấy “choáng váng” vì nó ghê gớm đến mức: “Nước ngã 3 sông Bạch Hạc thiêng lắm, có người mang về đun thuốc chữa bệnh nhanh khỏi, có người mang nước về làm việc âm nó sẽ mang may mắn, làm ăn giàu có, thịnh vượng…” – chị H, bán hàng nước dưới gầm cầu Việt Trì quảng bá.
Vừa ngớt lời, chị H đã choang choang gọi điện thoại cho người lái thuyền với lời rằng, ra đón khách, mặc dù chúng tôi mới chỉ hỏi thăm về “sự thiêng” của ngã 3 con sông này chứ chưa có ý định đi. Người đàn bà có khuôn mặt xương xương xuất hiện, hồ hởi giới thiệu về “hải trình” của chuyến đi đến với ngã 3 sông lấy nước. “500 nghìn đồng. Các chú ở đây để chị gọi lái thuyền lên tận chân cầu đón”- người phụ nữ phát giá.
Nhưng sự khước từ của chúng tôi đã làm sắc mặt và lời lẽ của người đàn bà này quay ngoắt 180 độ. Những lời thách thức, ngoa ngoắt rủa khách của người đàn bà văng ra choán hết tiếng máy hút cát dưới dòng sông. Chị ta đe dọa, thách thức, nếu không đi thuyền của chị sẽ chẳng ai dám chở…
Video đang HOT
Người phụ nữ sau khi không chở được khách ra ngã 3 sông đã tỏ thái độ thiếu nhã nhặn
Sự chèo kéo khách ở khúc sông này bắt đầu mang hướng “chuyên nghiệp” kể từ khi nước ngã 3 sông được nhiều người quan tâm, lấy nước về cho mục đích riêng của mình. Con đường từ chân cầu Việt Trì đến bến thuyền xuống sông để ra ngã 3 sông cho thấy, dòng nước ở nơi này rất đặc biệt chăng?! Những biển chào hàng “lấy nước, lấy cát ngã 3 sông”, chở người đi lấy nước xuất hiện nhiều trước mặt hàng quán bên triền đê. Và để phục vụ những người có nhu cầu lấy nước “tam giang” nhưng không đủ bản lĩnh “ra khơi”, chủ thuyền sẵn sàng đáp ứng ngay bằng cách lấy nước thuê, thậm chí có cả những can nước đã lấy sẵn để bán cho khách cần… gấp.
Viên đá cuội có giá hàng chục triệu đồng.
Thời gian gần đây, ngõ vào đền mẫu Tam Giang, phường Bạch Hạc, Việt Trì đã trở thành lối xuống bến thuyền đi ra ngã 3 sông. Cũng trên có ngõ ấy, là số điện thoại của dịch vụ lấy nước tam giang ghi chi chít trên bờ tường. Ông Đỗ Xuân Hòa, phố Đoàn Kết, phường Bạch Hạc, cho biết: “Thông thường người dân đi ra lấy nước ở ngã 3 sông, đều phải qua đền mẫu Tam Giang thắp hương khấn vái cầu xin may mắn, sau đó mới lên thuyền đi ra sông”. Theo ông Hà, khách thập phương đổ về lấy nước ở ngã 3 sông đông nhất vào dịp tết thanh minh. Tuy nhiên, những ngày thường cũng vẫn có khách nhưng không tấp nập. Giá mỗi chuyến đi thuyền từ trong bến ra đến ngã 3 sông là từ 300-500 nghìn đồng, cũng có khách mất tiền triệu nếu như chở từ 5 can 20 lít trở nên.
Biển dịch vụ lấy nước khắp nơi trên đê phường Bạch Hạc
Theo quan niệm của những người lấy nước ngã 3 sông, sự hợp lưu của 3 con sông tại đây tạo nên sự khác biệt. Và chính sự khác biệt này cùng với truyền thuyết vốn có, đã được coi như yếu tố tạo nên điều linh thiêng của dòng nước ngã 3 Bạch Hạc. Thực hư chưa ai kiểm chứng, song bờ bến này đã trở thành điểm đến của người dân khắp nơi đổ về, rầm rập mang can lên thuyền lấy nước. Tuy nhiên, khi chúng tôi khảo sát nhanh người dân sinh sống trên khu vực phường Bạch Hạc, xem họ có quan niệm giống như người dân đổ về, ra ngã 3 sông lấy nước không thì những cái lắc đầu trả lời chiếm phần lớn, còn một số người dân chỉ cười và hóm hỉnh nói: “Các chú cứ thử ra ngã ba sông một lần cho biết, ít nhất cũng được ngắm cảnh sông nước mênh mông”.
“Cách đây chưa lâu một người dân ở Hà Nội đã thuê thợ lặn xuống đáy lòng sông tại ngã 3 này chỉ để lấy hòn đá nhỏ. Ban đầu tay thợ lặn tưởng béo bở, nào ngờ vừa lặn xuống lại ngoi lên mặt nước. Cứ thế mất cả nửa ngày tay thợ lặn mới nhặt được viên đá bằng nắm tay. Vị khách thuê đã trả công giá 15 triệu đồng nhưng tay thợ lặn đã không đồng ý vì anh ta nói phía dưới đáy sông nước ngầm xiết không hề dễ dàng mà lặn xuống được, với lại áp lực ép nhức hết óc nên anh này đòi thêm vị khách 10 triệu đồng nữa. Kỳ kèo mãi cuối cùng vị khách phải trả tất cả 25 triệu đồng cho anh thợ lặn để lấy viên đá cuội bằng nắm tay để mang về”- ông Hòa kể.
Ngã 3 sông Bạch Hạc luôn có dòng xoáy nguy hiểm
Lấy nước ngã 3 sông và quan niệm của mỗi người về nơi này thì không ai có thể ngăn cản được, nhưng những chuyến thuyền chòng chành chở người ra dòng nước xiết của ngã 3 Bạch Hạc, khiến chúng tôi linh cảm đến những điều bất an trên con thuyền nhỏ ở giữa cuộn nước xoáy tam giang…
Kỳ sau: “Hành trình sự thật” của nước tam giang Bạch Hạc trong can nhựa
Theo ANTD
Có một dòng sông ba màu nước
Ở nơi thượng nguồn của những con sông nước luôn tuôn trào thác đổ, ấy vậy nhưng chưa hẳn ở nơi đó đã có đủ nước sinh hoạt.
Từ xa xưa, một số đồng bào Tây Bắc đã coi nước như một vị thần hiển linh trong cuộc sống. Đồng bào Mông ở Sơn La thì có tục tế lễ cảm tạ nước ngọt vào dịp đầu năm, còn đồng bào Lự ở Lai Châu thì có lễ trầm mình xuống dòng sông Nậm Mu (nhánh nhỏ chảy ra sông Đà) té nước cầu cho những giọt nước sông, suối luôn trong sạch và ào ạt.
Vậy nhưng, ở nơi thượng nguồn của sông suối nhưng không phải đã dư thừa nước sinh hoạt. Những năm gần đây, dòng nước đầu nguồn sông Đà, sông Chảy, sông Hồng... bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi sự tác động của con người. Nạn chặt phá rừng, nạn khai thác khoáng sản, đào đãi vàng dưới lòng suối, lòng sông đã làm cho những khúc sông ngầu đục. Rồi nạn đầu độc nguồn nước của những nhà máy chế biến ở hai bên bờ con sông đã biến thành những dòng sông đen, sông chết.
Nước không phải là tài nguyên vô tận. Ngay cả những dòng sông dưới đây, cũng rất có thể một ngày cạn kiệt, trơ đáy nếu như việc ứng xử với tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi.
Những hình ảnh hưởng ứng ngày thế giới nước (22-3) ở thượng nguồn sông Đà, sông Mã, và sông Hồng, sông Giăng..
Dòng Nậm Na ở Lai Châu mùa khô hạn
Đầu nguồn sông Đà bị ô nhiễm bởi nạn khai thác khoáng sản
Những bể trữ nước sinh hoạt ở vùng cao Tam Đường, Lai Châu
Những đứa trẻ tắm bên mó nước tự nhiên ở Lai Châu
Nguồn nước thượng lưu sông Đà đang bị ô nhiễm trầm trọng
Bến "tiên nữ" bên dòng sông Đà
Lễ tri ân nguồn nước của người Lự ở Lai Châu
Thác nước thượng nguồn sông Mã
Đập nước sông Giăng, Con Cuông, Nghệ An
Nguồn nước tự nhiên nhưng không có nghĩa là vô tận,
nó sẽ cạn kiệt nếu như con người tác động tiêu cực
Lễ té nước cầu mưa của bà con dân tộc Lai Châu
Hồ treo xanh mát- nguồn sống của một số đồng bào khu vực
xã Lũng Pù, Mèo Vạc, Hà Giang
Người dân khai thác khoáng sản ở sông Nậm Mu, Lai Châu
Sự tàn sát cây rừng của con người sẽ là hành động làm biến mất cảnh sắc hoang sơ của
núi rừng, và đó cũng là cách "chặt" đứt vĩnh viễn những dòng thác đẹp
Theo ANTD
Yên bình Cô Tô Nhiều bạn muốn tìm cảm giác mới lạ với những chuyến phiêu lưu vùng núi rừng Tây Bắc. Nhưng cũng không ít người muốn đến với biển đảo, và Cô Tô đã trở thành huyền thoại về vẻ đẹp đầy hoang sơ, trong lành và sự thân thiện đến bất ngờ. Lướt sóng trên biển Cô Tô Muốn đến Cô Tô bạn phải...