Chòng chành qua sông Ngàn Sâu
Ước mơ về một cây cầu nối liền đôi bờ sông Ngàn Sâu là niềm mong mỏi bao đời nay của người dân xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Bởi trên khúc sông này, họ đã nhiều lần gạt nước mắt trước những cái chết thương tâm khi chòng chành vượt lũ.
Ngày dòng sông Ngàn Sâu dâng lũ dữ, các em học sinh xã Phương Mỹ phải đi đò qua sông để tới trường. Đặc biệt với chủ trương sát nhập các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn, trường TH Phương Mỹ có tới 3 điểm trường mà điểm xa nhất cách điểm trung tâm đến 8km, điểm gần nhất cách 4km, đều phải vượt qua con sông Ngàn Sâu.
Cảnh người dân và học sinh xã Phương Mỹ vạ vật chờ đò mỗi ngày (Ảnh chụp từ clip)
Vào ngày dòng sông bình yên, thầy và trò tới trường nhờ chiếc cầu phao xập xệ. Cầu phao bắc tạm đã xuống cấp ngày càng nghiêm trọng, mỗi ngày lại phải gánh hàng ngàn phương tiện và lượt người qua lại. Mặt cầu hẹp, mỗi khi nước dâng cao rất dễ xảy ra tai nạn chưa kể nhiều thanh gỗ mục đã bong tróc tạo thành những lỗ thủng như một cái bẫy rình rập người qua.
Cụ ông Trần Hữu Bình là người sống ngay cạnh bến sông Ngàn Sâu. Tuổi đã già mà ước mơ được đi trên cây cầu kiên cố của chính quê hương mình của cụ vẫn chưa thành hiện thực. Hơn ai hết, cụ là người chứng kiến nhiều nhất những cảnh mất mát, đau thương ở khúc sông Ngàn Sâu này.
Video đang HOT
“Trước kia chưa có cây cầu phao này, các cháu học sinh đi đò 4 em bị chết trôi. Sau đó thì xã xây tạm cây cầu phao này nhưng cũng không an toàn. Vừa rồi học sinh đi lại cũng có một số cháu rơi xuống nước”, cụ Bình kể.
Là xã vùng thấp trũng, xã Phương Mỹ có 8 xóm, chia đều 2 bên sông Ngàn Sâu, mỗi bên có 4 xóm với trên 350 hộ, gần 2.000 nhân khẩu. Địa bàn xã bị chia cắt nên người dân nơi đây hết sức nhọc nhằn khi hằng ngày phải qua lại trên chiếc cầu phao tạm hoặc đi đò đầy hiểm nguy.
“Cái cầu này là biện pháp tình thế của xã để khắc phục khó khăn của địa phương. Khi nước dâng lên 2 mét thì cây cầu này không thể dùng được nữa, phải cắt đi để đảm bảo an toàn giao thông” – Ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch UBND xã Phương Mỹ – thẳng thắn chia sẻ.
Một chuyến đò đầy qua sông (Ảnh chụp từ clip)
Cũng theo ông Quân, chính quyền địa phương đã đầu tư hai chiếc thuyền gỗ giúp bà con vượt sông mỗi khi mưa lớn nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời.
Mùa mưa bão mới lại tới, người dân xã Phương Mỹ lại gồng mình trước hiểm nguy để mỗi ngày đi học, đi làm an toàn trở về. Cầu kiên cố có lẽ vẫn mãi là ước mơ bởi lãnh đạo xã thừa nhận nguồn vốn để xây dựng một cây cầu kiên cố là điều nằm ngoài khả năng của xã.
Theo Dantri
Đu dây cáp vượt sông dữ tới trường
Để qua dòng sông Nậm Na (Lai Châu) đang cuộn chảy, trẻ em, người lớn ở bản U Ra muốn đi làm, đi chợ, đi học... đều phải đứng trên miếng ván rồi trượt theo sợi dây cáp sang bờ bên kia, trong suốt 3 năm nay.
Bản U Ra, xã Huổi Luông (Phong Thổ, Lai Châu) nằm bên bờ sông Nậm Na, đối diện với quốc lộ 100 và cách trung tâm huyện chỉ khoảng 10 km. Cả bản có 61 hộ dân, với gần 400 nhân khẩu. Nhưng để sang được quốc lộ vào mùa mưa, người dân trong bản chỉ có cách duy nhất là vượt sông bằng sợi dây cáp và một tấm ván tại "bến cáp U Ra".
Người dân bản U Ra đu cáp qua sông. Ảnh: Thanh Hóa.
Mùa mưa, nước sông Nậm Na cuồn cuộn chảy. Người dân buộc chặt xe máy trên tấm ván rồi ngồi luôn lên xe để qua sông. Dù sợ độ cao và chóng mặt nhưng hàng ngày nhiều phụ nữ vẫn phải nhắm mắt qua sông để đi chợ và mua sắm những vật dụng cần thiết.
Còn trẻ em trong bản học hết tiểu học muốn học cấp hai, cấp 3 thì phải vượt sông tới trường. Cũng chính vì con đường tới trường quá khó khăn mà hiện cả bản mới chỉ có 4 em còn theo học và hiện cả bản chỉ có 2 người học xong cấp 3.
Xe máy và người đang "lướt" qua dòng sông dữ. Ảnh: Thanh Hóa.
Chị Tẩn Thị Hà, người dân trong thôn cho biết, lúc đầu mới đi thấy rất sợ nhưng đi nhiều cũng thành quen, không đi thì không biết làm cách gì để qua. "Sông sâu, nước to quá muốn đi đò cũng không được", chị Hà nói thêm.
Còn ông Phàn Tờ Pao người đã hơn 3 năm nay trông coi "bến cáp U Ra" cho hay, mỗi ngày có hàng chục lượt người qua lại, còn ngày chợ thì ông phải làm từ sáng cho đến chiều muộn mới được nghỉ.
Khi trên dòng sông Nậm Na chưa có cầu treo hay một cây cầu kiên cố được xây dựng thì hàng trăm người dân trong bản vẫn phải đánh cược tính mạng mình trong mỗi lần vượt sông.
Theo VNExpress
Đau xót chứng kiến thảm án tuổi học trò Lứa tuổi 9x với nhiều ước mơ và hoài bão lớn, nhưng tất cả đã đóng sập lại đối với Đặng Ngọc Thái Anh (SN 1993), học sinh trường THPT Phạm Văn Đồng, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk Rlấp (Đắk Nông). Nông nổi nhất thời khiến Đặng Ngọc Thái Anh đánh mất đi tương lai Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt...