Chồng chẳng chịu chia sẻ nỗi lòng với tôi
Anh không muốn nói nên tôi không nài ép, đôi khi nhỏ nhẹ khơi gợi để anh tâm sự. Tôi thích sự tíu tít, tâm sự, sẻ chia, còn anh nhất mực giữ trong lòng.
ảnh minh họa
Tôi 30 tuổi, chồng hơn tôi một tuổi, có một con trai ba tuổi, vợ chồng tôi lấy nhau vì tình yêu từ thời sinh viên. Giờ chúng tôi có thu nhập khá, tôi độc lập, kinh tế tự chủ, theo mọi người nhận xét là thông minh, có duyên, biết cách ăn mặc và tận hưởng cuộc sống. Tôi khá hài lòng với cuộc sống của mình. Chồng tôi trầm tính, ít nói, quyết đoán, mọi người đều nhận xét anh rất đàn ông, đẹp trai. Anh luôn lo lắng cho gia đình và con cái, biết phụ giúp vợ việc nhà, mọi việc trong gia đình đều thông qua ý kiến của vợ, tài chính do tôi nắm giữ, anh ít khi quan tâm đến tiền bạc. Mọi việc đối nội đối ngoại trong gia đình đều một tay tôi lo liệu, gia đình nhà chồng rất yêu quý tôi, có việc gì cần giúp đỡ đều tìm đến tôi chứ không hỏi đến chồng do anh ít nói.
Tôi chỉ cảm thấy băn khoăn hai điều về chồng, viết ra đây mong mọi người góp ý và đừng cho rằng tôi “được voi đòi tiên”: Chồng tôi rất ít khi thăm hỏi gia đình nhà vợ, không phải anh coi khinh gia đình tôi nhưng một năm chỉ gọi về cho bố mẹ vợ giỏi lắm được đôi lần (chúng tôi sống ở Sài Gòn còn bố mẹ tôi ở quê xa). Khi bố mẹ có việc đến chơi, mẹ tôi lên Sài Gòn chữa bệnh thì anh vẫn lo lắng đưa đón, lo tài chính. Tết nhất hoặc có công việc tôi muốn biếu bố mẹ, cho anh chị bao nhiêu tùy ý, anh không bao giờ để tâm. Chỉ có điều anh ít giao tiếp quá, tôi lại mong muốn anh thi thoảng gọi về hỏi han bố mẹ khi các cụ trái gió trở trời.
Tôi đã góp ý với anh nhiều lần về vấn đề này nhưng anh bảo không biết nói gì, có việc gì cần làm thì anh làm thôi. Anh bảo tôi gọi hàng ngày rồi, nếu cần biết thông tin anh chỉ hỏi tôi là được. Cũng nói thêm, tôi luôn lo lắng cho gia đình anh từng ly từng tý, mỗi ngày đều gọi về hỏi thăm bố mẹ chồng. Các cụ có việc gì chỉ tâm sự với tôi chứ không tâm sự với anh. Tôi nhớ từng ngày sinh nhật của đứa cháu bên chồng; họ hàng nhà chồng có việc tôi giúp đỡ nhiệt tình hết sức. Tôi thương bố mẹ mình lắm nên muốn chồng quan tâm bằng những lời thăm hỏi động viên, vậy mà chồng không làm được.
Thêm nữa, trong cuộc sống vợ chồng, tôi muốn chia sẻ hết những tâm tư tình cảm để vợ chồng hiểu nhau hơn. Mỗi ngày đi làm về tôi đều kể cho anh nghe ở công ty có chuyện gì, tôi vui ra sao, con hôm nay nói những câu gì. Tôi muốn chồng cũng dốc lòng như vậy để có thể hiểu sâu hơn về anh, vì phụ nữ có hiểu đàn ông tình yêu mới lâu bền được. Trái với mong muốn của tôi, anh ít khi chia sẻ với vợ; có việc gì khó khăn, anh chỉ nói ví dụ: Anh đang gặp chút khó khăn về chuyện này, chuyện kia. Còn tôi muốn biết anh khó khăn ra sao, cần giúp đỡ gì không thì anh không bao giờ tiết lộ thêm.
Video đang HOT
Thấy anh không muốn nói nên tôi không nài ép, đôi khi nhỏ nhẹ khơi gợi để anh tâm sự nhưng tính anh đã quyết không nói là không bao giờ nói. Tôi thích sự tíu tít, tâm sự, sẻ chia, còn anh nhất mực giữ trong lòng. Có những lúc tôi đi công tác xa hoặc anh đi công tác xa, muốn gọi điện cho thỏa nhớ nhung, kể cho nhau nghe những khó khăn khi xa gia đình mà anh chỉ nói những câu ngắn gọn như: “Không có em nhà loạn cả lên” hoặc “Ở đây khổ lắm không được như ở nhà với em”. Tôi muốn hỏi thêm chi tiết cuộc sống của anh khi không có tôi như thế nào, anh chỉ ngắn gọn: “Thì khổ như anh nói đó, chẳng biết giải thích thế nào nữa cả”. Cuộc điện thoại kết thúc bằng những câu nói như vậy, tôi có kể chuyện thì là một chiều, tôi nói anh chỉ nghe rồi hỏi: “Thế à, hay nhỉ”.
Mỗi khi có bức xúc, cãi nhau, tôi là người muốn làm rõ trắng đen mọi chuyện, còn anh thì không, anh luôn làm trò để tôi cười, xí xóa nhưng không cùng tôi ngồi lại để đi đến ngọn ngành sự việc. Vậy nên khi đó có thể tôi đã cười với anh mà ấm ức vẫn còn. Anh coi những giận dỗi, suy nghĩ của tôi là trẻ con, không cần thiết phải để tâm, nhiều khi tôi ấm ức từ những cái nhỏ tích dần lại.
Tôi yêu chồng và mong muốn tình cảm vợ chồng khăng khít hơn, muốn anh tâm sự, chia sẻ với mình nhiều hơn. Mong các bạn cho tôi lời khuyên.
Theo VNE
Dung hòa cuộc sống hôn nhân
Khi bước vào cuộc sống hôn nhân tức là cả vợ và chồng đều cam kết gắn bó với nhau đến khi nào còn có thể.
Tuy nhiên, đời sống chung có rất nhiều phức tạp khiến không ít người bối rối, đôi khi chán nản muốn bỏ cuộc. Để luôn thuận vợ thuận chồng, cả 2 phải biết dung hòa để có thể sống với nhau lâu dài.
Nhiều cặp đôi có bí quyết riêng để bảo vệ hạnh phúc gia đình và làm cho tình yêu đôi lứa luôn bền đẹp. Xoay quanh những bí quyết này có thể nhắc đến những điều rất đơn giản. Như bạn Nguyễn Huy Hoàng (30 tuổi, biên tập viên, Q.7) sau 3 năm cưới nhau và đã có 1 con gái nhưng vợ chồng anh lúc nào cũng như tình nhân, yêu thương thắm thiết chưa hề phai nhạt. Chia sẻ chuyện này, Hoàng cho biết anh và vợ luôn có những nguyên tắc vàng.
Đừng quên lãng mạn:
Đều đặn như thói quen, cứ vào cuối tuần cả 2 cùng gác lại chuyện công việc, dù bận cách mấy cũng tranh thủ "hẹn hò" để "cưa cẩm" lẫn nhau. Cùng đi xem phim, ăn uống bên ngoài tạo cảm giác mới mẻ như ngày đầu. Nếu một trong hai bận đột xuất thì người kia kiên nhẫn đợi. Hoàng bảo những lúc đó vợ chồng có cảm giác y tình nhân.
Nhiều đội vợ chồng vẫn tình tứ với nhau chẳng khác những cặp đôi đang hẹn hò là mấy. Theo họ, chỉ khi còn lãng mạn thì mới thấy tình yêu không nhàm chán!
Không phụ thuộc tài chính:
Đừng bao giờ phụ thuộc tiền bạc vào nửa kia nếu không muốn biến hôn nhân thành tù ngục - Hoàng cho biết. Dù lương của vợ rất thấp nhưng anh vẫn khuyến khích cô đi làm để cô cảm thấy mình cũng là một trụ cột, biết kiếm tiền, cùng chăm lo cho gia đình. Chưa hết, khi làm ra tiền, vợ muốn tiêu pha gì cũng có sẵn chút tiền sắm sửa, không phải cứ gì cũng ngửa tay xin chồng. Điều này khiến cả Hoàng và vợ đều thoải mái và tôn trọng lẫn nhau.
Có thể nhiều cặp vợ chồng sẽ có bí quyết riêng, nhưng dẫu đó là gì thì hãy yêu thương nhau mà vượt qua những năm tháng khó khăn. (ảnh minh họa)
Ngoài ra, sinh hoạt phí hàng tháng trong nhà, Hoàng và vợ đều lên danh sách rõ ràng để không tranh cãi về tiền nong. Thi thoảng cả 2 biếu ba mẹ hai bên ít tiền tiêu vặt, còn lại gởi tiết kiệm để sau này có con cái không quá chật vật.
Tranh cãi nhưng không hạ bệ nhau:
Những tháng đầu chung mâm chung giường, 2 vợ chồng cứ tranh cãi như cơm bữa. Có khi mệt đến độ chẳng buồn cãi lại rồi giận nhau mấy hôm. Sau vài ba lần thì Hoàng rút được kinh nghiệm "xương máu" là khi có chuyện bất đồng, phải nói rõ ràng để "ra ngô ra khoai", tránh im im để chuyện cứ âm ỉ không thông. Mỗi lần tranh cãi, Hoàng dùng thái độ nhỏ nhẹ để phân tích, nương theo vợ. Anh tuyệt đối không lớn tiếng, vin vào những câu nói hớ của vợ để hạ bệ hay bắt lỗi khiến vợ tổn thương. Hoàng bảo vợ nóng tính, nếu anh cũng nóng thì hư chuyện, sống với nhau sao được! Sau những cuộc "khẩu chiến", vợ chồng Hoàng giải tỏa được tâm lý rồi vui vẻ lại ngay, không có tình trạng "chiến tranh lạnh".
Sống chung, bất đồng là "chuyện thường ngày ở huyện" nhưng phải nói để hiểu nhau, ngược lại nếu ai cũng giữ im lặng thì lâu dài nó thành mồ chôn hạnh phúc.
Dung hòa chung - riêng:
Chẳng ai muốn sống với một người hoàn toàn xa lạ trong cùng một ngôi nhà, hay phải chịu đựng chiều theo sở thích của người khác quanh năm suốt tháng mà bỏ quên sở thích cá nhân của mình, thế nên đừng cố gắng thay đổi hoàn toàn đến độ đánh mất chính mình. Hơn hết, cũng không ai muốn sống cùng một người lúc nào cũng khác mình 100% từ sở thích, lối sống đến cách nghĩ. Chính vì vậy, khi gắn bó cuộc đời với người khác, bạn không cần phải thay đổi mình hoàn toàn 360 độ mà nên biết cách dung hòa giữa chung và riêng để cả 2 đều cảm thấy mình đang được yêu thương, tôn trọng.
Ví dụ như việc mua sắm đồ dùng cho gia đình, chọn một bộ phim để xem hoặc mua quà cho ba mẹ, bạn có thể chiều theo ý thích của vợ/chồng, nhưng khi cô ấy/anh ấy bắt bạn phải thay đổi tính tình như phải năng nịnh nọt ba mẹ của người kia hay luôn phải khen dối đối tượng nào đó lòng để được họ thích thì bạn không cần phải tuân theo. Như Hoàng, có lần vợ bắt anh phải năng qua lại với sếp để được "để mắt" tới cho công việc dễ thăng tiến, anh bày tỏ ngay suy nghĩ của mình và không đồng ý. Bởi nếu làm vậy anh sẽ thấy mình sống rất giả tạo, thực dụng. Hơn ai hết, anh muốn tự vươn lên bằng tài năng của mình. Vợ nghe, hiểu tính chồng nên dẹp ngay suy nghĩ đó, không bắt anh phải làm theo.
Có thể nhiều cặp vợ chồng sẽ có bí quyết riêng, nhưng dẫu đó là gì thì hãy yêu thương nhau mà vượt qua những năm tháng khó khăn. Hôn nhân, ngoài tình yêu, cần có cái nghĩa để gắn kết lâu dài.
Theo VNE
Ở trên giường, anh cũng muốn tôi là kẻ hầu hạ Một số người nói rằng, hôn nhân là nấm mồ chôn của tình yêu. Lúc đầu tôi chẳng tin điều đó. Nhưng hơn một năm sau cưới tôi dần học được ý nghĩa thực sự của câu này. 23 tuổi tôi đã có tình yêu đầu tiên của đời mình. Dù tình yêu ấy đến khá bất ngờ nhưng tôi khá hài lòng...