Chồng chán ngán than trời vì vợ già “rách việc”
Sau khi bước vào cuộc sống hôn nhân, những vết rạn trong tình cảm chồng trẻ – vợ già dễ phát lộ bởi chính sự chênh lệch tuổi tác, quan niệm sống khiến không ít ông chồng trẻ phải đau đầu vì sự lựa chọn của mình…
Quan niệm “tình yêu không phân biệt tuổi tác” đã trở thành “bà mối” cho rất nhiều cặp đôi chồng trẻ – vợ già trong xã hội hiện nay. Không còn bị nhìn nhận, đánh giá một cách quá khắt khe, nhiều “phi công trẻ” đã mạnh dạn chọn lựa “máy bay bà già” để vun đắp hạnh phúc lứa đôi của mình, với một niềm tin về sự gắn kết hoàn hảo. Song, trên thực tế, sau khi bước vào cuộc sống hôn nhân, những vết rạn trong tình cảm chồng trẻ – vợ già dễ phát lộ bởi chính sự chênh lệch tuổi tác, quan niệm sống khiến không ít ông chồng trẻ phải đau đầu vì sự lựa chọn của mình…
Vợ già như bảo mẫu
Ngày đầu tiên gặp chị Lương Hồng Nhung (31 tuổi, Hà Nội) cũng là ngày mà anh Lê Quang Đăng (28 tuổi, Thọ Xuân, Thanh Hóa) nghĩ rằng, mình đã tìm thấy một nửa hạnh phúc của mình. Anh Đăng tâm sự, anh sinh ra ở một vùng quê nghèo khó, lên Hà Nội học tập rồi lập nghiệp nên mọi mối quan tâm của anh đều dành cho công việc. Đến tuổi 28, bằng sự nỗ lực hết sức của mình, anh Đăng đã đạt được một vị trí đáng nể trong sự nghiệp, Nhưng, cũng chính bởi vì thế mà chuyện tình cảm của anh không được xuôi chèo mát mái.
Khi còn học đại học, anh Đăng cũng đã từng có một mối tình với người bạn gái cùng lớp. Thế nhưng, sau khi ra trường, khi anh Đăng còn đang vất vả, chạy đôn chạy đáo tìm chỗ xin việc và sống quãng thời gian khó khăn thì bạn gái anh lại chia tay để lấy một người chồng giàu có hơn. Từ đó, anh Đăng không có thêm bất cứ mối tình nào khác. Khi anh Đăng bắt đầu chạm tay đến thành công trong cuốc sống, cũng có nhiều cô gái trẻ, đẹp đến với anh. Song, anh Đăng nói, dường như mình đã chai sạn nên không có bất cứ một cảm xúc nào. Mọi thứ chỉ thay đổi khi anh gặp chị Nhung…
Chị Nhung là đối tác làm ăn của công ty anh Đăng. Anh gặp chị trong một buổi bàn chuyện công việc. Gần như ngay lập tức, anh Đăng bị thu hút bởi vẻ đàn bà hết sức đằm thắm, ngọt ngào của người phụ nữ trước mặt mình. Cách nói chuyện, dáng điệu, cử chỉ của chị Nhung đều toát lên sự thanh lịch, nữ tính vừa dịu dàng vừa lôi cuốn, dù chị không sở hữu một ngoại hình “sắc nước hương trời”. Bị thu hút, anh Đăng bắt đầu tìm hiểu về chị và khá ngỡ ngàng khi “người con gái bé nhỏ” ấy chưa lập gia đình và hơn mình… 3 tuổi.
Mặc dù biết chị hơn tuổi nhưng do “lòng đã quyết” nên anh Đăng vẫn bắt đầu cuộc “tổng tấn công”, chinh phục người phụ nữ lớn tuổi ấy. Những tiếng “chị – em” dần được thay thế bằng cách gọi tên thân mật. Dường như, chị Nhung cũng “ưng bụng” với chàng trai xứ Thanh. Ngày cưới, ai cũng bảo anh Đăng là tốt số bởi lấy được một người phụ nữ gần như toàn vẹn. Đến cả bố mẹ anh Đăng vốn khắt khe và có phần “cổ hủ” nhưng vẫn không giấu nổi niềm hạnh phúc, tự hào về người vợ hơn tuổi của con trai mình.
Sau hôn lễ, quãng thời gian đầu trong cuộc sống hôn nhân, anh Đăng ngập tràn với niềm hạnh phúc bởi tình yêu cũng như sự quan tâm chăm sóc mà người vợ lớn tuổi dành cho mình. Chị Nhung dù rất bận rộn với công việc ở công ty nhưng vẫn hết sức chu toàn việc nhà. Từng bữa ăn, giấc ngủ của anh Đăng đều được chị Nhung lo lắng, chuẩn bị. Anh Đăng nói rằng mình đã sống những ngày ấy với cảm giác lâng lâng vì thứ hạnh phúc anh nghĩ mình khó có thể có được. Và khi đó, đi đâu anh cũng ca ngợi về “người vợ già” của mình bằng mọi lời hay ý đẹp nhất. Anh luôn nghĩ, sự đằm thắm của người phụ nữ mà anh đang có hơn tất cả vẻ ngoài xinh đẹp của những cô gái trẻ trung đã từng vây quanh anh. Thế nhưng, rất nhanh, một thời gian sau đó, anh Đăng bắt đầu nếm trải những cảm xúc khác từ sự “chăm bẵm” của người vợ lớn tuổi hơn mình.
Anh Đăng tâm sự, chị Nhung rất quan tâm đến chồng, song dần dà, mọi thứ bắt đầu trở nên thái quá. Vẫn biết rằng, đồ ăn ở ngoài bây giờ không đảm bảo nhưng do hoàn cảnh và vị trí công việc, anh vẫn buộc phải ăn bên ngoài hay nhậu nhẹt với bạn bè, đối tác. Tuy nhiên, với chị Nhung thì không có “hoàn cảnh” hay “trường hợp ngoại lệ” nào hết. Cứ mỗi lần anh Đăng đi ăn ở bên ngoài là y rằng khi về nhà, anh sẽ nhận được một bài “chất vấn” của vợ về việc anh đã ăn món gì, ở quán nào. Rồi ngay sau đó, chị Nhung sẽ phân tích cho anh sự độc hại của những đồ ăn đó. “Nào thì không đảm bảo vệ sinh, đồ thừa chế biến lại, sử dụng hóa chất, rất dễ mắc bệnh…” – những lời phân tích đó anh Đăng như thuộc lòng sau một thời gian vợ liên tục lặp lại.
Sau đó, tất nhiên, anh Đăng sẽ được vợ ép ăn thêm các món ăn do chị đã chuẩn bị để bổ sung dinh dưỡng cũng như giải độc cho cơ thể. Chị Nhung thường dặn dò anh Đăng phải tìm mọi cách để tránh các cuộc ăn uống ở bên ngoài. Chị còn “bày mưu” cho anh là nếu có phải ăn thì hãy cố gắng ăn thật ít thôi vì “về ăn đồ ăn ngon do em nấu”.
Tất nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống cho chồng, chị Nhung luôn chuẩn bị cơm hộp cho chồng mang đến cơ quan. Thời gian đầu, anh Đăng phải “bào chữa” với đồng nghiệp là do mình đang bị dạ dày, cần ăn uống cẩn thận. Sau rồi anh “viện” thêm cái cớ “tiết kiệm vì kinh tế đang khó khăn”. Nhưng, tần suất 6 bữa trưa trên tuần cơm hộp vợ chuẩn bị khiến anh Đăng như “phát điên”. Có những lần muốn cùng nhân viên đi ăn cũng khó bởi mà mang cơm về thì vợ sẽ cằn nhằn còn bỏ đi thi thấy “có tội với đồ ăn và công sức của vợ”. Đã vậy cứ đến buổi trưa, chị sẽ gọi điện thoại, nhắc nhở anh về việc anh ăn cơm, uống nước rồi ngủ nghỉ như thế nào. Thành ra, cứ vào buổi trưa, sắp giờ cơm là các nhân viên của anh Đăng lại nhí nháy nhau khi nghe thấy điện thoại của sếp reo lên. Đôi lần anh Đăng nghe được các nhân viên thì thào: “Vợ già lại nhắc ăn cơm kìa!”.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Ngoài chuyện ăn uống, chị Nhung còn “giám sát” chặt chẽ đến quần áo cũng như vệ sinh cá nhân của anh Đăng: từ cái áo anh mặc, cách xắn tay, cách bẻ cổ hay thậm chí là chuyện đánh răng. Có lần, anh Đăng vội vàng vì trễ giờ nên đóng thùng áo vào quần chưa được gọn. Thế là, chị Nhung gọi anh lại, đóng thùng cho anh. Vừa làm, chị vừa giảng về cách làm thế nào để có thể đóng thùng một cách gọn gẽ, đẹp mà vẫn nhanh. Nói xong, chị con lấy tay dí dí vào trán của anh, nói: “Chồng tôi còn trẻ con quá mà!”.
Có những khi, gặp vấn đề trong công việc, anh Đăng chia sẻ với vợ. Tuy nhiên, thay vì chia sẻ, chị Nhung lại tiếp tục “bài ca” phân tích, giảng dạy vì sao anh làm chưa tốt và bảo anh phải “làm thế này, thế nọ rồi chốt thêm câu: anh còn trẻ quá!”. Anh Đăng nói anh có cảm giác như trong mắt vợ, mình chỉ là “một thằng con nít” cần được quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ. Anh Đăng đã từng nói với vợ mình về những suy nghĩ ấy song, chị Nhung lại bảo rằng tất cả chỉ là do chị quan tâm, yêu thương anh. Chị Nhung còn nói: “Dù gì em cũng hơn anh vài tuổi nên có nhiều kinh nghiệm sống hơn”. Nghe vợ nói vậy, anh Đăng tâm sự: “Có lẽ mình nên nghĩ lại về sự tốt số của mình khi lấy vợ lớn tuổi”, bởi dù có ít tuổi hơn anh vẫn luôn muốn là một “người đàn ông”, chứ không phải “thằng cu con nít”.
Vợ già mải mê “cưa sừng làm nghé”
Đã gần một tháng trôi qua nhưng mỗi lần đến cơ quan, anh Nguyễn Văn Hùng (30 tuổi, Vĩnh Phúc) vẫn chưa hết xấu hổ bởi một sự việc liên quan đến vợ mình. Anh Hùng nói: “Mỗi khi có ai đó nhìn tôi rồi cười là tôi lại chột dạ nghĩ đến việc họ đang nói đến vợ mình. Mà không cười làm sao được chứ khi vợ mình làm đẹp một cách lố lăng đến vậy”.
Anh Hùng kể, hôm đó là buổi liên hoan nhân dịp 30/4 – 1/5 của cơ quan. Vì sau đó có dịp nghỉ dài nên cơ quan quyết định tổ chức một bữa tiệc lớn có mời cả người nhà. Trong phòng mình, anh Hùng được các đồng nghiệp đặc biệt nhắn nhủ là phải nhớ mang vợ theo, bởi mọi người cũng đều đã nghe đến việc anh Hùng lấy vợ hơn nhiều tuổi nhưng chưa bao giờ có cơ hội gặp mặt. Mặc dù rất lo lắng rằng sẽ có chuyện không như ý xảy ra, nhưng biết khó từ chối nên anh Hùng cũng về thông báo với vợ mình, chị Lê Thị Vui (36 tuổi, Nam Định). Và rồi, linh cảm của anh Hùng đã trở thành sự thật.
Ngày liên hoan, do vẫn phải làm việc nên anh Hùng dặn vợ tự đến nhà hàng. Khi gọi cho vợ, anh không quên nhắc nhở: “Em mặc và trang điểm nhẹ nhàng thôi nhé!”. Thế nhưng, khi chị Vui đến, anh Hùng vẫn phải “choáng váng” vì ngoại hình của vợ.
Chị Vui mặc một chiếc váy dài qua đầu gối, màu xanh da trời trông khá thướt tha. Thế nhưng, phía trên, chị lại mặc một cái áo ngắn màu vàng chanh, khoe rốn và vòng hai không lấy gì làm thon gọn. Chưa hết, chị còn trang điểm đậm, gắn mi giả dày, cong vút kèm chiếc băng đô chấm bi hình tai thỏ trên đầu. Bộ móng tay lấp lánh ánh nhũ khiến chị càng trở nên “nổi bật” hơn.
Nhìn vẻ ngoài của chị, anh Hùng vội chạy lại, nói nhỏ: “Sao em ăn mặc thế này?” thì chị Vui hồn nhiên nói rõ lớn: “Em thấy đẹp thì mặc! Đúng xu hướng bây giờ luôn. Anh đúng là chẳng biết gì về thời trang”. Vừa lúc đó, mấy đồng nghiệp trong phòng cũng nhìn thấy chị Vui, đi lại chào hỏi nên anh Hùng không tiện cự cãi, cũng không thể bảo vợ về thay đồ khác. Nhìn ánh mắt của mọi người nhìn vợ rồi cười khúc khích mà anh Hùng không khỏi “ nóng mặt”.
Hôm đó, dường như mọi thành viên trong công ty đều hướng ánh mắt đến chị Vui trong khi chị vẫn rất vui vẻ cười đùa, chạy đi chào hỏi tất cả mọi người. Có đồng nghiệp còn bảo với anh Hùng: “Vợ chú hơi bị nổi bật và thu hút ánh nhìn đấy. Thế mà cứ giấu!”
Ảnh minh họa
Anh Hùng tâm sự rằng, kì thực, chưa bao giờ anh có ý giấu vợ và cũng chưa bao giờ anh chê vợ già, vợ xấu dù chị hơn anh 6 tuổi. Anh Hùng bảo lấy được chị Vui với anh là niềm hạnh phúc vì chị Vui đúng là mẫu người của gia đình. Chị rất chăm lo cho anh cũng như con cái. Song, không hiểu thời gian gần đây, do ai nói gì mà bỗng nhiên, chị Vui thay đổi 180 độ. Chị Vui bỗng tập trung vào việc chăm sóc bản thân và làm đẹp. Thực ra, chuyện chị Vui làm đẹp với anh Hùng không có gì là quá đáng cả bởi điều kiện thời gian và công việc gia đình đều đã khá ổn định. Thế nhưng, cái cách chị làm đẹp thì lại khiến anh lo lắng.
Thời gian đầu, nhìn vợ son phấn và quần áo trẻ trung thái quá, anh nghĩ đơn giản: “Chắc vợ chưa quen tay nên phong độ thời trang chưa ổn định”. Song, đi ngược lại với niềm tin của anh Hùng, mọi việc ngày càng trở nên “quá độ” hơn. Quần áo của chị Vui mỗi lúc một màu sắc sặc sỡ, ngắn trên, hở dưới hơn.
Đã vậy, chị Vui còn rất đầu tư cho tóc tai nhưng toàn những kiểu không giống ai. Có lần, trở về nhà, anh Hùng gần như hoảng hồn khi thấy một người phụ nữ với “quả đầu xù như đống rơm xới” đang đứng nấu ăn. Khi chị Vui quay ra, anh càng thêm hốt hoảng. Anh Hùng nói “mạ xui quỷ khiến thế nào mà cô ấy đi dập xoăn mái tóc thẳng mượt thành bông xù tơi lên, lại còn nhuộm màu đỏ tím”.
Những phong cách thời trang của giới trẻ được chị Vui nhiệt tình ứng dụng. Khổ nỗi, chị đã có tuổi, cơ thể có phấn đẫy đà nên khi mặc những bộ quần áo, làm các kiểu tóc và trang điểm đó không hợp chút nào. Không ít lần anh Hùng góp ý với vợ về việc làm đẹp. Tuy nhiên, lần nào chị Vui cũng bảo, chị muốn làm đẹp để trông xứng với anh hơn. Và chị còn rất tự tin với phong cách thời trang mới của mình. Anh Hùng nói, cũng chính bởi điều đó mà anh cố gắng hạn chế sự xuất hiện của mình với vợ nhiều nhất có thể.
“Động tí là giận dỗi”
Nỗi khổ của anh Tuấn khi lấy người vợ lớn hơn tuổi mình không đến từ sự quan tâm thái quá hay việc vợ bỗng dưng muốn “cưa sừng làm nghé” mà từ tính cách thích dỗi hờn của “vợ già”. Anh Lương Đình Tuấn (34 tuổi, Lạng Sơn) lấy vợ hơn mình 4 tuổi. Việc lấy vợ hơn mình nhiều tuổi theo anh Tuấn là cái duyên cái số. Vợ anh Tuấn, chị Diệp Thị Sinh (38 tuổi, Lạng Sơn) ban đầu là bạn của chị gái anh Tuấn. Do thường xuyên tiếp xúc với chị Sinh nên anh Tuấn nảy sinh tình cảm. Khi anh Tuấn quyết định lấy chị Sinh, cả gia đình anh Tuấn đã phản đối. Ngay cả chị gái anh Tuấn cũng phản đối bởi không muốn em trai lấy vợ hơn nhiều tuổi. Hơn nữa, chị Sinh cũng không được học hành và có công ăn việc làm ổn định nên gia đình nhà anh Tuấn lo sợ anh sẽ vất vả, cuộc sống hôn nhân sẽ không bền. Tin vào tình yêu của mình nên anh Tuấn đã kiên quyết cưới bằng được chị Sinh.
Anh Tuấn chia sẻ rằng, mọi chuyện sẽ chẳng có vấn đề gì và anh sẽ thực sự cảm thấy hạnh phúc với người vợ lớn hơn tuổi của mình nếu như chị Vui không có tính “động tí là giận dỗi”. Chị Vui rất hay giận dỗi mà phần lớn nguyên nhân xuất phát từ sự chênh lệch tuổi tác cũng như công việc của anh chị. Do chị Sinh không đi làm tại cơ quan nào nên anh Tuấn mở một cửa hàng tạp hóa cho chị Vui bán hàng ở nhà, còn mình thì làm quay phim của một công ty truyền thông. Bởi tính chất công việc nên anh Tuấn thường xuyên vắng nhà. Những lần đi quay trong ngày thì không sao, chứ mỗi lần anh đi quay ở tỉnh dài ngày về là chị Vui lại dỗi. Chị dỗi vì chồng bỏ mặc mình ở nhà để đi làm và vì chị lo sợ chồng đi ra ngoài sẽ gặp gỡ những cô gái trẻ trung, xinh đẹp hơn.
Mà chị Vui giận dỗi là y rằng, chị sẽ không nói năng gì, khuôn mặt nặng trịch. Anh Tuấn bảo mình đi làm cả tuần về mệt mỏi. Công việc bận rộn, bữa ăn cũng vội vã qua quýt nên khi trở về nhà chỉ mong có vợ ở bên, chia sẻ, nấu bữa cơm đầm ấm vậy mà thứ nhận được lại khác hẳn. Điều đó khiến anh cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Những lần đầu thấy thái độ của chị, anh Tuấn cũng dỗ dành vì hiểu được phần nào tâm lý lo sợ của vợ. Vậy là, chị Vui khóc lóc, trách móc chán rồi mới vui vẻ trở lại. Nhưng sau dần, do công việc căng thẳng, anh cũng “chẳng buồn nịnh nọt nữa vì kiểu gì tí cũng khóc thút thít rồi kể lể”.
Thế nhưng, việc giộn dỗi của chị Vui không chỉ dừng lại ở việc giận dỗi chồng đi làm xa mà còn trong tất cả những việc nhỏ bé nhất. Anh Tuấn chỉ cần lỡ miệng khen ai đó trẻ, xinh hoặc nói điều gì đó không vừa ý với vợ, là chị sẽ ngay lập tức thay đổi thái độ. Thậm chí, có lần, chị Vui mặc bộ quần áo mới, ra hỏi ý kiến của anh Tuấn. Đang mải dựng nốt video quay cho kịp đi làm nên anh Tuấn chưa kịp quay lại. Thế mà chị Vui cũng giận rồi khóc ầm ĩ. Chị bảo anh không còn quan tâm đến vợ nữa, không thèm nhìn vợ rồi chê vợ già, vợ xấu.
Ảnh minh họa
Bởi vậy, anh Tuấn luôn trong tình trạng “cảnh giác cao độ” với tất cả lời nói, hành động của chính mình. Anh Tuấn nói, ở nhà mình mà cứ như anh đang phải sống nhờ nhà khác, rất căng thẳng, bực dọc, khó chịu. Có lần, khi hai vợ chồng đang nằm tâm sự với nhau, anh Tuấn cũng nhân cơ hội thủ thỉ với vợ về việc chị Vui hay dỗi hờn quá. Những tưởng không khí tình cảm đang ngập tràn sẽ giúp việc nói chuyện được dễ hơn. Nhưng không, khi anh Tuấn vừa đề cập đến chuyện đó thì vợ lại bắt đầu trở lại với thuộc tính giận dỗi quen thuộc của mình. Vừa thút thít khóc, chị Vui vừa nói: “Vâng, thì vợ anh già, vợ anh lại xấu tính nữa. Vợ anh chẳng bằng được ai cả!”. Anh Tuấn đành thở dài, chấm dứt câu chuyện.
Anh Tuấn tâm sự, việc người phụ nữ giận dỗi, lẫy hờn cũng là điều tất yếu. Thế nhưng, mức độ nhạy cảm một cách quá đáng và thường xuyên vơ mọi việc vào người để giận dỗi như vợ mình thì anh không thể chịu đựng được. Hơn nữa, khi xác định lấy một người vợ lớn tuổi anh mong tìm được ở vợ mình sự trưởng thành, chín chắn của người phụ nữ chứ không phải tính khí thích lẫy dỗi, trẻ con ấy. Mức độ giận dỗi của chị Vui cứ ngày một lớn khiến cho anh Tuấn đã có những phút giây thoáng qua nghĩ về sự sai lầm trong quyết định lựa chọn lấy vợ hơn tuổi của mình.
Theo ANTD
Anh đừng lạnh lùng như thế
Anh hãy cứ ra đi, mình đừng gặp nhau nữa, đừng để trái tim em lại tiếp tục đập thật nhanh khi thoáng nhìn thấy anh. Nhưng anh đừng lạnh lùng như thế.
Anh đã đến với em thật bất ngờ, nhưng chẳng khác nào một cơn gió lốc cuốn sạch sự bình yên trong cuộc sống của em. Anh chẳng cố tình đâu, em biết, nhưng chính sự vô tình vô ý ấy mới khiến nhịp đập của trái tim chưa bao giờ rung động nhiều đến thế phải rối loạn. Anh ở rất gần mà em thấy anh xa xôi vạn dặm.
Em cũng chỉ dám lặng lẽ đứng nhìn thôi, chỉ dám nói thật ít, cười thật nhiều để che đậy đủ thứ cảm xúc nhảy múa trong đầu khi ở bên anh. Em không muốn anh nhận ra tình cảm của em dành cho anh đâu, thật đấy, vì em tự nhủ chúng ta không phải dành cho nhau, giống như anh ở phương bắc còn em mãi thuộc về phương nam. Giữa chúng ta còn có khoảng cách nghìn trùng cả về địa lý, về tuổi tác, lối sống không thể lấp đầy, nhất là khi có người không muốn lấp đầy.
Thật lòng em không bao giờ biết anh nghĩ gì về em cả. Với anh, em hẳn chỉ là một cô bé, tất nhiên không phải cô bé 13 đâu phải không anh? Nhưng vẫn chỉ là một cô bé thôi. Anh không dám và không muốn xóa khoảng cách giữa chúng mình, nên anh càng lạnh lùng hơn và xa cách hơn. Hay là với anh, em cũng chỉ là một người giống như trăm người khác, như tất cả các cô gái đã từng biết anh, quen anh, và xúc động vì anh?
Liệu em có suy bụng ta, ra bụng người không, khi em có cảm giác rằng bất kỳ cô gái nào quen anh đều cảm mến và yêu thương anh như em? Trong mắt em, anh xứng đáng được như thế, vậy nên em càng thấy tình cảm của mình nhỏ bé và tầm thường quá, tầm thường như tình cảm của trăm người cho anh.
Anh đã thừa từng trải để lèo lái mình thoát khỏi những vũng lầy tình cảm của các cô gái rồi, nên cũng chẳng khó khăn gì để anh phán đoán, hay nhận ra tình cảm của em hướng về anh. Anh không muốn đón nhận. Vì em quá trẻ so với anh. Vì em quá nhỏ bé. Vì em chỉ là một người em. Hay vì anh vẫn chỉ có một tình yêu đó?
Người ta thường bảo, đàn ông càng chung thủy thì càng là mẫu hình lý tưởng của phụ nữ. Nếu anh lăng nhăng thì em đã chẳng yêu anh rồi. Em chỉ còn biết yêu, giận và ghen âm thầm mà thôi, vì em đâu có tư cách gì để bùng ra tất cả những cảm xúc ấy? Với anh, em chỉ như một cô gái mới lớn. Vậy nên có bao giờ anh nghĩ rằng, những con sóng tình cảm của em cũng sẽ nguôi dần đi không anh?
Những ngày này, em sợ khi có người nhắc đến tên anh trước mặt em. Em sợ khi thoáng thấy hình bóng dáng anh ở đâu đó, dù ngoài đời thật hay trong ảnh, sợ bởi vì tại sao em có thể nhận ra anh nhanh đến thế, rõ ràng đến thế? Em cay đắng khi nghe những bài hát có tâm sự như em. Em cũng chưa bao giờ mất ngủ, vật vã nhiều như thế. Em không muốn đâu, nhưng lý trí của em chưa đủ mạnh để lấn át trái tim anh ạ.
Em tự thấy mình chưa từng động chạm đến cuộc sống của anh, chưa từng làm phiền gì anh cả. Rất nhiều những người quanh anh coi anh như tri âm tri kỷ, họ chẳng ngại xin anh cố vấn mọi thứ trên đời. Còn em chỉ dám lặng lẽ đứng xa xa. Có những điều muốn hỏi anh thì cũng phải đấu tranh tư tưởng năm lần bảy lượt mới dám gửi email hoặc nhắn tin để hỏi.
Em lúc nào cũng tự nhủ không biết anh có đang bận không, rằng những thắc mắc của em có làm anh bực mình không, rằng việc trả lời em có làm anh tốn thời gian không... Vì vậy những câu hỏi của em dành cho anh đã thưa dần, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ xảy ra nữa đâu anh.
Anh hãy cứ hững hờ với tình cảm của em anh nhé. Nhưng xin anh đừng lạnh lùng như thế. Xin anh đừng cắt đứt mọi liên lạc, mọi cách liên hệ để em có cảm giác anh ghét em vô cùng. Mình không gặp nhau nữa, không sao cả. Nếu có gặp nhau, đừng vồn vã như xưa, cũng không sao cả. Nhưng chỉ cần cho em được biết anh vẫn khỏe, vẫn đang làm việc, và quan trọng hơn, cho em biết chúng ta vẫn đang tồn tại giữa cõi đời này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chỉ cần một cái ôm... Bởi một cái ôm đôi khi còn giá trị hơn nhiều lời nói được thốt ra. Mỗi khi khóc, không cần an ủi nhiều, chẳng cần hỏi han nhiều... chỉ cần vòng tay và ôm vai thôi. Lúc ấy, sẽ bớt đi những nức nở vì trái tim đã ấm áp hơn và bờ vai cũng được giữ chặt hơn. Sắp xa nhà,...