Chồng cặp bồ nhưng vẫn luôn mồm yêu cầu vợ “tứ đức”
Trong những câu chuyện lúc trà dư tửu hậu, đàn ông đôi khi cũng là đề tài của các “bình luận viên” nhưng bàn tán về phụ nữ (kể cả độc thân hay đã có gia đình) dường như mới là đề tài sôi nổi nhất.
Những gì được đem ra “bình” chỉ là cô ta đẹp hay xấu, tính cách, đối đãi với người khác thế nào, gia đình bất hoà hay ấm êm, năng lực của cô ta ra sao v.v… suy ra toàn những chuyện xoay quanh công-dung-ngôn-hạnh của người phụ nữ.
Tôi nhận ra rằng: phụ nữ dẫu xinh đẹp đến đâu, đối nhân xử thế tròn vẹn thế nào, năng lực đáng ngưỡng mộ ra sao nhưng chỉ cần dính một cái “phốt”, tỉ như có một mối quan hệ không rõ ràng nào đó ngoài chồng ngoài vợ, hoặc có trục trặc trong mối quan hệ với nhà chồng là y như rằng chị ấy sẽ bị dư luận “đập” ngay không thương tiếc. Như vậy, những yếu tố khác dẫu có tuyệt vời đến đâu nhưng chỉ cần một trong các yếu tố thuộc về “công-dung-ngôn-hạnh” của chị có vấn đề là chị mất điểm ngay!
Cô bạn thân của tôi từng “mất điểm” với gia đình chồng chỉ vì trót làm sếp nữ. Bận rộn với vị trí trưởng phòng ở một công ty dịch vụ nên những khi nhà chồng có giỗ, tiệc gì, bạn đều hào phóng chuyện quà cáp để bù đắp cho việc không thể về sớm phụ giúp mọi người chuyện bếp núc, dọn dẹp. Vậy mà bạn vẫn nghe đâu đó sau lưng mình những lời dèm pha kiểu “dâu con gì mà chẳng đảm đang chuyện nấu nướng, nhìn ăn mặc sang trọng ở ngoài vậy chứ chả bao giờ nấu được bữa ăn phục vụ chồng con cho ra hồn”, nào là “đàn bà gì mà đi suốt” v.v. & v.v… dù những người thốt ra những lời lẽ cay độc ấy chẳng giỏi kiếm tiền như bạn, con họ chẳng được học trường xịn như con bạn và bản thân họ cũng chẳng làm cho chồng con hãnh diện bởi cái vẻ ngoài sang trọng, lịch lãm cũng như những thành tích đạt được trong xã hội như bạn và quan trọng nhất là ngay cả chồng bạn cũng chưa hề phàn nàn về những gì được cho là “khiếm khuyết” ở bạn.
Bạn than thở, phấn đấu để có được cuộc sống tốt hơn, nhưng đôi khi người ta vẫn đánh giá mình bằng những cái chuẩn vô hình nào đó có khi đã không còn phù hợp với cuộc sống tất bật và đầy rẫy khó khăn như hiện nay.
Khi anh bạn tôi đưa bạn gái về ra mắt gia đình, mẹ anh đã cực lực phản đối cô gái – trợ lý cho sếp tổng một công ty lớn với lý do: giỏi giang, bận rộn như cô ấy lấy đâu thời gian lo cho gia đình, đã vậy, việc ăn mặc đẹp bên ông sếp tây còn ẩn chứa biết bao rủi ro, bà sợ con gái hiểu biết nhiều, thu nhập cao lấy về có nguy cơ “xỏ mũi” con mình. Là một người hiểu biết, anh cũng chào thua trước những định kiến cổ hủ của mẹ mình.
Video đang HOT
Không chỉ trong mắt con cháu của Eva, công-dung-ngôn-hạnh của phụ nữ mới bị “soi” đến từng… sợi tóc mà trong tiềm thức của dòng dõi Adam, tứ đức của phụ nữ mới càng bị đề cao hơn bao giờ hết. Có những ông cặp bồ với những cô gái lẳng lơ, khêu gợi, thậm chí là gái làng chơi nhưng lại cực kỳ khắt khe với vợ, từ việc không cho vợ mặc các trang phục gợi cảm đến thái độ nghi ngờ nếu người vợ đột nhiên có những “chiêu” lạ chốn phòng the. Có ông mê mẩn số đo hình thể của các cô người mẫu dù biết thừa đó là “hàng giả” nhưng lại cấm tịt vợ đụng đến dao kéo thẩm mỹ.
Có ông chạy theo người tình chỉ vì cô ta biết chìu chuộng bằng những bữa cơm nóng canh sốt, trong khi vợ ở nhà mải mê theo đuổi những mục tiêu trong sự nghiệp mà xem nhẹ việc chăm sóc miếng ăn giấc ngủ của chồng. Ngược lại, không ít ông “say nắng” những bóng hồng giỏi giang nơi thương trường mà phụ rẫy những người vợ hiền lành, an phận.
Xét cho cùng, bắt phụ nữ “gánh” cả “việc nước” lẫn việc nhà quả là bất công cho họ bởi cái “ách” hai-giỏi quá ư nặng nề, vướng víu, đôi khi thật khó chu toàn cả hai. Nhưng nếu không phấn đấu để cân bằng giữa “đối nội” và “đối ngoại”, liệu phụ nữ ngày nay có cán đích trong cuộc đua giữ chồng khi cánh đàn ông hiện đại luôn muốn vợ mình phải giỏi giang để không lệ thuộc, không trở thành gánh nặng của họ, không chỉ muốn vợ đảm đang nội trợ để cha con họ có người chăm sóc, họ còn muốn vợ luôn “đẹp” bằng một ngoại hình rạng rỡ với vốn hiểu biết luôn cập nhật để không trở nên cũ, nhàm.
Xã hội vẫn rao giảng về bình đẳng giới bằng những lý thuyết giáo điều nhưng sự khắt khe trong việc đánh giá các chuẩn mực đạo đức ở phụ nữ chưa bao giờ giảm bớt nếu không muốn nói là càng khắt khe hơn dù cuộc sống vẫn được cho là ngày càng “thoáng” hơn, “tây” hơn. Có điều, những thành tích mà phụ nữ ngày nay đạt được trong việc khẳng định vai trò của mình không hề thua kém nam giới (thậm chí đôi khi vượt trội) đôi lúc khiến người ta ảo tưởng rằng, (ở một khía cạnh nào đó) công-dung-ngôn-hạnh không còn là những rào cản xung quanh họ. Thực ra, các chuẩn mực về công-dung-ngôn-hạnh chưa bao giờ lỗi thời hay bị xem nhẹ so với thời các bà, các mẹ chúng ta, chẳng qua vì không thể xoá bỏ các định kiến về nó nên người ta đành chấp nhận sống chung với nó mà thôi!
Theo VNE
Sếp chính là người bỏ rơi mẹ con tôi 22 năm trước
Tôi không thể không suy nghĩ và ít nhiều hoang mang trước lời bàn tán của mọi người. Họ bảo rằng trông tôi có nhiều nét giống ông giám đốc.
Ông giám đốc công ty rất khó tính trong việc tuyển người. Trong quá trình tuyển, ông ta không tiếp ai có ý gặp riêng để chạy chọt. Có những bậc phụ huynh có vẻ thì thụt muốn tiếp cận, ông nói luôn: "Các vị nói với các cháu cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu, thi tuyển tốt. Đừng lo chuyện khác, vô ích".
Tôi thấy ông chỉ vì công việc. Con người trông có vẻ khô lạnh, pha chút quan cách kia dẫu sao cũng gây cho tôi những ấn tượng khá đặc biệt, khiến tôi thiện cảm. Tôi càng cảm phục trước lời ông ta tuyên bố sau khi tất cả các thí sinh đã dự tuyển: "Các cháu về chờ kết quả. Ai trúng tuyển, cơ quan sẽ gửi giấy báo về tận nhà rồi theo hẹn, đến làm việc. Tôi không tiếp ai đến gặp riêng. Chớ tìm cách chạy chọt, nhờ người thân quen can thiệp, sẽ hỏng việc".
Tôi may mắn nằm trong số 10 người trúng tuyển. Các nhân viên mới làm việc dưới sự quản lý, điều hành của những người phụ trách trực tiếp. Tôi rất ít nhìn thấy ông giám đốc. Phòng làm việc của ông luôn khóa cửa. Người ta bảo ông luôn phải đi công tác miền Nam hoặc nước ngoài để ký kết các hợp đồng.
Làm việc được một thời gian, dần quen với công việc, tôi thấy có phần yên tâm và hứng thú. Người ta bảo tôi nhanh thạo việc, có hiệu suất nhất. Tôi rất vui nên đã toàn tâm, toàn ý với công ty. Nhưng có một hôm, tôi không thể không suy nghĩ và ít nhiều hoang mang trước lời bàn tán của mọi người. Họ bảo rằng trông tôi có nhiều nét giống ông giám đốc. Một chị tương đối thân và quí mến tôi đã hỏi thẳng: "Này, sao trông em có rất nhiều nét giống sếp vậy? Cứ như hai cha con. Chị xin lỗi hỏi : Em có phải là cháu của sếp không? Gọi ông ấy là chú hay bác?" Tôi cảm thấy hình như người ta có ý nghi tôi là cháu ông, nhưng không muốn tiết lộ để cho có vẻ "khách quan" khi lấy tôi vào làm việc. Chị kia còn nói thêm: "Nếu là cháu cũng có sao đâu, vì em làm việc tốt, ai cũng phải công nhận và mọi người đều quí mến".
Sau sự việc trên, tôi không thể không suy nghĩ và luôn bị ám ảnh. Một lần, giám đốc họp toàn công ty, lên phổ biến nhiều công việc, tôi đã cố quan sát thật kỹ ông, rồi lại về nhà ngắm mình trước gương thì thấy quả là mọi người nói đúng. Tôi cũng tự thấy giống ông ở nhiều chi tiết. Vậy là thế nào? Sao lại có sự ngẫu nhiên như thế? Rồi tôi cố xua đi việc này bằng ý nghĩ: trên đời thiếu gì người dưng nước lã giống nhau. Chính tôi cũng đã biết rõ một vài trường hợp. Họ còn giống nhau hơn cả anh, chị em ruột.
Do công việc bận rộn, nên tôi cũng quên dần chuyện mình giống ông giám đốc để chẳng suy nghĩ gì. Và dư luận ở công ty cũng chỉ rộ lên thời gian đầu, sau đã lắng xuống. Chẳng còn ai xì xèo, bàn tán gì. Tuy vậy, một lần về quê, tôi đã kể chuyện này cho mẹ tôi nghe (bà đang sống một mình ở Thanh Hóa). Tôi thấy mẹ không bình thường, tỏ ra suy nghĩ, băn khoăn lắm, nhưng vẫn nói với tôi: "Con chẳng nên bận tâm bởi cái chuyện tình cờ, ngẫu nhiên đó. Miễn là làm việc sao để ông giám đốc và tất cả mọi người tín nhiệm, quý mến là được". Mẹ nói thêm: "Thể nào mẹ cũng có dịp lên Hà Nội, đến chỗ con để xem con và ông ấy giống nhau như thế nào". Lần ấy, khi đến thăm bà ngoại, tôi cũng kể câu chuyện mọi người ở cơ quan nói tôi giống ông giám đốc thì sau khi nghe, bà im lặng hồi lâu với vẻ rất buồn bã. Rồi bà nói với tôi:
- Cháu đã trưởng thành. Ở tuổi cháu, ngày xưa đã lấy chồng, có con. Cháu lại được học hành nhiều, biết suy nghĩ nên bà quyết định không giấu cháu nữa. Vả lại, cũng không thể giấu suốt đời được. Cháu cần phải biết tất cả để tự lựa chọn cách ứng xử ổn thỏa, phải đạo nhất...
Bà đã kể sự thật. Và tôi được biết: Mẹ tôi ngày trước là một cô gái xinh đẹp, nết na nhất vùng. Rất nhiều người nhòm ngó, đánh tiếng nhưng mẹ chẳng nhận lời ai. Không hiểu duyên số thế nào, mẹ phải lòng một anh chàng là sinh viên người Hà Nội về thực tập ở quê nhà. Anh ta hứa hẹn là sau khi tốt nghiệp đại học sẽ cưới mẹ và tạo điều kiện để mẹ tiếp tục học (Khi ấy mẹ trượt đại học, thi 2 lần không đỗ).
Đến khi biết mẹ có thai thì anh ta đưa cho một cục tiền và nói đi hủy. Mẹ bảo trước sau cũng lấy nhau, sinh con, nay đã chót có rồi, sao phải phá bỏ? Anh ta một mực đề nghị mẹ làm theo ý anh ta nếu muốn cưới. Nhưng mẹ vẫn quyết định giữ. Thế là anh ta "bỏ của chạy lấy người", lặn mất tăm từ đó, không đoái hoài gì đến giọt máu của mình. Sau đó, mẹ tôi một mình vượt cạn, sinh con. Đứa bé đó chính là tôi.
Ôm mối hận tình, mẹ tần tảo nuôi tôi khôn lớn. Nhìn thấy tôi đỏ hỏn khóc vì khát sữa (do mẹ gầy yếu không đủ sữa), ai cũng xui lên Hà Nội tìm người đàn ông bội bạc, nếu anh ta vô trách nhiệm thì phải kiện. Nhưng mẹ đã không làm theo lời khuyên chỉ với một ý nghĩ: Người ta đã cố tình chối bỏ đứa con, táng tận bỏ đi thì níu kéo chẳng để làm gì.
Khi tôi lớn lên, bắt đầu đi học, thì được mẹ cho biết: Bố tôi mất vì ốm nặng. Và cả nhà tôi, từ ông bà ngoại đến chú bác, cô gì đều thống nhất nói như vậy. Thế là tôi cứ đinh ninh mình không may mồ côi cha từ nhỏ. Một mình mẹ vất vả vừa làm mẹ, vừa làm cha nuôi dạy tôi nên người. Thương mẹ, tôi đã quyết tâm học hành tốt để mẹ vui, để bù đắp nỗi đau của mẹ...
Được bà cho biết rõ sự thật, tôi quyết định nói chuyện với mẹ thì mẹ cũng không giấu nữa và cho tôi biết: suốt từ ngày ấy - nghĩa là đã 22 năm, mẹ không có ý biết người đàn ông phụ tình, ruồng rẫy mình ở đâu, ra sao. Mẹ nói với tôi: "Có thể ông ta chính là cha con. Nhưng mấy chục năm nay, con vẫn nghĩ là cha mình đã chết thì nay chẳng nên nhận ông ta làm gì". Mẹ còn nói thêm: "Nếu ông ta nghèo khó, mẹ có thể đồng ý để con nhận. Nhưng lại có chức quyền, giàu sang, chẳng nên, con ạ. Hãy mãi mãi coi ông ta là người xa lạ".
Trong tôi hiện nay rối bời tâm trạng. Tôi có nên nói chuyện với ông giám đốc để xem ông ta có phải là cha mình hay không? Hay là nghe theo lời mẹ? Mong nhận được lời khuyên của các anh, chị.
Nhận hay không là tùy ở sự thôi thúc tự nhiên của bạn. Nhưng xin lưu ý bạn một chi tiết: chẳng lẽ cả cơ quan bàn tán chuyện bạn giống ông giám đốc mà lại không đến tai ông ta sao? Khả năng ông ta biết dư luận này mà cố tình không chủ động gặp, nói chuyện, nhận con gái thì bạn nghĩ sao đây?(Có thể ông ta không muốn rắc rối, ảnh hưởng đến cuộc sống đang "yên ổn", giàu sang của mình). Tốt nhất là bạn hãy nghe theo lời mẹ dặn, trừ khi ông ta chủ động nhận con. Lúc ấy, chắc chắn mẹ sẽ lại tiếp tục"tư vấn" cho bạn.
Theo VNE
Lên giường với sếp em thích gì cũng được "Sau vài tiếng lên giường với lão sếp già em có ngày con Iphone xịn", "Tăng lương ư, chuyện nhỏ. Chỉ cần tớ qua đêm với gã trưởng phòng là thích gì được chiều ngay"... Những lý do khiến các cô gái trẻ sẵn sàng tình một đêm với bất cứ người đàn ông nào đáp ứng được yêu cầu của họ khiến...