Chồng cảnh sát và vợ y tá phải chia nhau về đơn vị chống dịch virus corona nhưng xót xa nhất là giọt nước mắt ở cửa thang máy của người chồng
Thiết Tiếu là y tá công tác tại bệnh viện Nhân dân Thái Điện còn chồng cô Yến Chiêm Phi thì công tác tại sở cảnh sát Xinnong. Cả hai đều phải hủy bỏ kế hoạch ăn Tết Nguyên đán mà trở về đơn vị cùng đồng nghiệp chiến đấu chống dịch bệnh.
Theo China Daily đưa tin, bắt đầu từ ngày 21/1 vừa qua, vợ chồng Thiết Tiếu và Yến Chiêm Phi đã làm việc không ngừng nghỉ vì dịch bệnh viêm phổi do virus corona gây ra bùng phát, đặc biệt là ở thành phố Vũ Hán nơi họ sinh sống. Được biết, Thiết Tiếu là y tá công tác tại bệnh viện Nhân dân Thái Điện còn chồng cô Yến Chiêm Phi thì công tác tại sở cảnh sát Xinnong cũng thuộc thành phố Vũ Hán.
Ban đầu, vợ chồng Thiết Tiếu và Yến Chiêm Phi đã lên kế hoạch cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Họ dự định sẽ cùng 2 con về quê nhà ở thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, nơi bố Yến Chim Phi đang sinh sống, để thăm họ hàng và bạn bè.
Thế nhưng, vào ngày 23/1 (tức mùng 29 Tết), bệnh dịch bùng phát và mọi người buộc phải túc trực nơi làm việc để cùng chiến đấu chống lại virus corona. Ngày 24/1, Thiết Tiếu được cử đến làm việc tại khu cách ly ở một bệnh viện dã chiến.
Mỗi ngày, Yến Chiêm Phi bắt đầu công việc từ sáng sớm. Anh nhận nhiệm vụ điều tiết giao thông từ xa, ưu tiên cho xe cứu thương cũng như các phương tiện chở thiết bị y tế đến bệnh viện. Cũng trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, bệnh viện Hỏa Thần Sơn chuyên chữa virus corona bắt đầu đi vào quá trình xây dựng. Hàng nghìn công nhân được huy động để làm việc bất kể ngày đêm, hoàn công bệnh viện dã chiến càng sớm càng tốt để giải quyết vấn đề bệnh nhân quá tải. Đội cảnh sát của Yến Chiêm Phi cũng được cử đến để giám sát công trình, đảm bảo mọi thứ được hoạt động một cách trơn tru và năng suất nhất.
Video đang HOT
Dù mưa giông, Yến Chiêm Phi và đồng đội vẫn làm việc cật lực, tranh thủ ăn cho qua bữa rồi trở lại với công việc.
Để đảm bảo sức khỏe cho người nhà, Thiết Tiếu và Yến Chiêm Phi đều thống nhất sẽ tạm thời sống ở ký túc xá được đơn vị sắp xếp.
Thiết Tiếu làm việc trong phòng cách ly suốt ngày. Cô nói với chồng rằng cả hai nên “tạm thời không gặp nhau cho đến khi dịch bệnh bị đẩy lùi”. Trong giờ nghỉ, vợ chồng Thiết Tiếu và Yến Chiêm Phi tranh thủ gọi điện thoại cho nhau. Họ gửi đứa con nhỏ 2 tuổi cho ông bà giữ trong thời gian này.
Ngoài công việc ở sở cảnh sát, Yến Chiêm Phi còn “nhận lệnh” của bà xã đi mua các nhu yếu phẩm và đem về cho gia đình cứ mỗi 2 tuần 1 lần. Viên cảnh sát cẩn thận chỉ đặt mọi thứ ở trước cửa, bảo bố mẹ nên khử trùng đồ đạc khoảng 20′ trước khi mang chúng vào nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Khi Yến Chiêm Phi vừa dợm bước đi, con trai anh bắt đầu kêu khóc và rướn người đến để ôm bố. Thế nhưng, Yến Chiêm Phi không thể làm gì khác ngoài việc quay lưng rời đi. Đứng tại cửa thang máy, giọt lệ đã vươn trên khóe mắt của anh.
“Tôi hy vọng dịch bệnh sẽ mau chóng đi qua. Tôi nhất định sẽ bù đắp cho gia đình” – Yến Chiêm Phi nói.
Yến Chiêm Phi mang đồ ăn đến nhà bố mẹ vợ đang trông hộ con trai để vợ chồng anh ra tiền tuyến chiến đấu với dịch bệnh và phải nuốt nước mắt vào tim và quay lưng đi khi đứa trẻ với tay đòi ôm bố.
Từ sau khi dịch bệnh bùng phát, Thiết Tiếu và các đồng nghiệp của cô phải hoạt động hết công sức để chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm viurs corona. Vì làm việc trong khu vực cách ly nên Thiết Tiếu lúc nào cũng phải mặc đồ bảo hộ, đeo kính và khẩu trang trong suốt cả trực khiến người cô lúc nào cũng nhễ nhại mồ hôi. Thế nhưng, Thiết Tiếu không hề than vãn nửa lời, cô biết rằng cả đất nước và thế giới cũng đang phải chống chọi với dịch bệnh. Nhìn thấy con gái vất vả, mẹ Thiết Tiếu cũng xót xa nhưng không hề can ngăn mà chỉ dặn cô nhớ cẩn thận và bảo vệ bản thân không để nhiễm virus.
Cuộc sống của vợ chồng Thiết Tiếu và Yến Chiêm Phi một người là y tá, một người là cảnh sát, sau khi dịch bệnh bùng phát đã bị đảo lộn hoàn toàn. Mỗi người họ đảm nhận làm công việc bảo vệ và cứu chữa người dân, chỉ mong sao dịch bệnh qua nhanh để không còn ai bị đe dọa tính mạng đồng thời bản thân cũng có được chút thời gian ngơi nghỉ.
(Nguồn: China Daily)
Theo nhipsongviet
Bác sĩ Đổng Tông Kỳ: Thiên thần áo trắng bất chấp tuổi tác kiên quyết ngồi xe lăn chiến đấu với dịch SARS 2003 và dịch viêm phổi Vũ Hán 2020
Hơn 17 năm trước, bác sĩ Đổng Tông Kỳ đã lãnh đạo đội ngũ y tế chống lại dịch SARS. Hiện tại, ông vẫn quyết trở thành một chiến sĩ áo trắng đối đầu với corona.
Khi nhắc đến bệnh viêm phổi do Virus corona , một số người vì sợ rắc rối đã chọn né tránh. Nhưng vẫn còn nhiều bác sĩ và y tá khắp Trung Quốc lựa chọn đến giúp đỡ Vũ Hán. Đây là một trong những điều tuyệt vời nhất khi nhắc đến mùa dịch này.
Khi vừa khi tin dịch Viêm phổi Vũ Hán bùng phát nghiêm trọng và đội ngũ y tế ở đây bị hạn chế, giáo sư bác sĩ Đổng Tông Kỳ đã quyết định "tái xuất". Ngay cả khi ông gặp bất tiện khi phải ngồi xe lăn để di chuyển, ông vẫn khăng khăng muốn "ra trận". Gần như cả đời cống hiến cho y học, bác sĩ Đổng Tông Kỳ chia sẻ, bản thân ông làm tất cả đều vì người bệnh, cả đời chữa bệnh giúp người đã thành thói quen, trong thời điểm nguy cấp như hiện tại, ông không thể giương mắt ra nhìn.
Giáo sư, bác sĩ Đổng Tông Kỳ năm nay 86 tuổi, là giáo sư chủ nhiệm khoa hô hấp, chuyên chẩn đoán và điều trị các bệnh nội khoa nhi, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Y khoa Quảng Châu vào năm 1957 và công tác tại Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán ngay từ khi tốt nghiệp. Ông từng đảm nhận vị trí Phó khoa Hô hấp của Viện Nhi Trung Quốc và Phó khoa Nhi của Hiệp hội Y khoa và Cấp cứu Trung Quốc. Với kinh nghiệm lâu dài, ông được nhận được nhiều giải thưởng danh dự về y học trong sự nghiệp y học của mình.
Ông đã nghỉ hưu trước 70 tuổi vì bệnh tật nhưng vì dịch corona xuất hiện, ông đã trở lại làm việc tại bệnh viện.
Vào ngày đầu tiên thành phố Vũ Hán tuyên bố "nội bất xuất, ngoại bất nhập" 23/1, trong khi nhiều gia đình đang chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán thì giáo sư bác sĩ Đổng Tông Kỳ vẫn ngồi xe lăn điện đến Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán như thường lệ. Ông cho biết, chứng kiến các đồng nghiệp vẫn ngày đêm chiến đấu với virus corona, ông không yên tâm nghỉ ngơi tại nhà, nên đã lựa chọn bảo vệ sức khỏe của những đứa trẻ đó.
Trước khi nghỉ hưu, ông luôn đi bộ đến nơi làm việc dù bệnh viện cách nhà rất xa, một người bình thường đi bộ mất 10 phút trong khi ông phải đi hơn 30 phút. Tuy nhiên, vào năm ngoái, khi đã lớn tuổi, ông quyết định mua một chiếc xe lăn điện để tiện việc đi lại.
Không muốn để bệnh nhận đợi lâu, chưa đến 8 giờ sáng, giáo sư bác sĩ Đổng Tông Kỳ đã đến phòng khám để chuẩn bị làm việc. Ông khoác lên mình bộ trang phục bảo hộ dày và bao tay chắc chắn như các nhân viên y tế khác. Dù bộ trang phục khó cử động với một người lớn tuổi nhưng vì bệnh nhân, ông có thể chịu đựng được.
Bệnh nhân đầu tiên của ngày 23/1 là một bé trai bị ho mãn tính, được bà nội 58 tuổi đưa đi khám. May mắn là tình trạng của đứa trẻ không nghiêm trọng lắm. Giáo sư bác sĩ Đổng Tông Kỳ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ năm 2013 và việc phải mang khẩu trang N95 dày trong một thời gian dài khiến ông cảm thấy hơi khó thở. Nhưng khi được người khác kể về bệnh trạng, ông luôn ngồi thẳng lưng nghiêm chỉnh và lắng nghe cẩn thận.
Hơn 12 giờ trưa, ông rời khỏi phòng khám sau khi hoàn tất khám cho 26 bệnh nhân. Theo các nhân viên y tế ở Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán, vì quá trình mặc và cởi trang phục bảo hộ khá rắc rối nên ông hạn chế uống nước và ít khi đi vệ sinh.
Ông chia sẻ, trong tình hình dịch bệnh như hiện tại, không chỉ ông mà tất cả nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán cũng quyết định làm việc và đối mặt với nó.
Hơn 17 năm trước, giáo sư bác sĩ Đổng Tông Kỳ dù đã nghỉ hưu cũng vẫn lãnh đạo đội ngũ y tế "chiến đấu" chống lại dịch SARS. Hiện tại, khi đã 86 tuổi, ông vẫn "bám chặt" tiền tuyến, trở thành một chiến sĩ áo trắng đáng kính.
Sau đại dịch SARS 2003, giáo sư bác sĩ Đổng Tông Kỳ đã cho xuất bản 1 bài báo với nội dung Phòng chống và bảo vệ sức khỏe hệ Hô hấp. Năm 2004, ông tiếp tục viết bài báo có têu đề "Phòng ngừa và điều trị các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp", đề cập đến ít nhất 5/20 loại virus có liên quan mật thiết đến các bệnh đường Hô hấp, trong đó có virus SARS. Bài viết có đoạn chỉ ra rằng, cuộc chiến của con người và bệnh truyền nhiễm còn lâu mới kết thúc.
Nguồn: Sina, Sohu
Theo gioitre.vietnamnet.vn
"Những người mẹ đẹp nhất" trong tâm dịch bệnh: 7 y tá nữ cùng nhau uống thuốc cai sữa, quyết tâm ra tiền tuyến chống corona Để cống hiến hết mình cho cuộc chiến chống lại virus corona, những người mẹ này đã phải uống thuốc cai sữa. Để chống lại dịch bệnh viêm phổi do Virus corona gây ra, mới đây 7 y tá nữ đang công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền quận Giang Hạ, thành phố Vũ Hán đã ra quyết định cai sữa...