Chồng bình phẩm phụ nữ ngon cơm
Nếu chỉ là cách diễn đạt của chồng thì dễ cho bạn, ngược lại, nếu xác định mồm miệng của anh nhà xuất phát từ lối suy nghĩ coi thường phụ nữ thì bạn cần kiên quyết hơn.
Chồng tôi có tật xấu là hay bình phẩm về phụ nữ một cách thiếu tế nhị, thậm chí xúc phạm. Lúc đầu tôi nghĩ chắc do chồng “mạnh bạo” chuyện ấy nên thể hiện qua lời nói, nhưng dần dà tôi thấy khó chịu…
T. Lành (TP. HCM)
Việc một số đấng mày râu bình phẩm phụ nữ theo kiểu “ngọt nước”, “ngon cơm”… không hiếm. Có ông chỉ mở lời trên bàn nhậu, anh hùng bàn phím trên mạng nhưng cũng lắm ông bô bô giữa đám đông. Tất nhiên, những đấng mày râu bạo miệng này chỉ là một phần trong số các ông cùng bụng dạ nhưng chỉ “phát biểu” bằng mắt, bằng suy nghĩ.
Ảnh minh họa
Có nhiều ý kiến trái chiều, bên bênh vực thì cho rằng, đây chỉ là một kiểu lời ăn tiếng nói, có người “chim khôn hót tiếng rảnh rang” thì phải có người “bụm miệng không kịp”. Bên phản đối thì khẳng định, đây là bằng chứng không chối cãi cho suy nghĩ xem phụ nữ như công cụ tình dục, thậm chí là phương tiện giải khuây của một bộ phận đàn ông.
Video đang HOT
Người ta còn viện dẫn hàng loạt tác dụng phụ, chẳng hạn những người đàn ông có kiểu ăn nói “mục hạ vô nhân” với phụ nữ cũng thường là những người hay lui tới “thanh lâu”. Điều này cũng tương tự với tỷ lệ bạo dâm, ngoại tình, nghiện phim sex… Hiển nhiên chưa kể những hệ lụy đời sống, sinh hoạt, chủ yếu là những rắc rối thần khẩu hại xác phàm, thậm chí họ còn bị đánh giá hơn cả thói xấu chửi thề, nhất là trong mắt phụ nữ.
Bây giờ bàn sang người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đa phần, cả khi không bị chồng khen “ngon cơm” thì không nhiều quý bà, quý cô vui cho nổi khi phải lọt tai những lời lẽ của chồng. Đóng cửa bảo nhau, nhiều bà còn gắng chịu đựng khi gặp phải ông chồng ăn nói văng mạng bất kể thân sơ, còn thường thì “không biết lỗ nào chui” là thường.
Cảm giác bị người ngoài nhìn với ánh mắt… thương hại vì bị suy ra rằng ổng coi thường phụ nữ như vậy thì vợ nhà chắc cũng chỉ là một món trong số các món giải khuây. Trái khoáy là không ít bà không những không phật ý mà còn ngầm hãnh diện, thậm chí ủng hộ, vì cho rằng chúng chỉ là biểu hiện của nội lực giường chiếu ưu hạng của chồng mình. Thậm chí có bà còn hểnh mũi cho rằng, mình phải “ nóng hổi” thế nào mới được chồng ngợi khen.
Quay lại tình cảnh của bạn. Nếu cảm thấy khó chịu thì hẳn bạn đã nhận ra chân tướng. Đây là cố tật không dễ sửa ngày một ngày hai, nên bạn cần thời gian dài khuyên sớm khuyên trưa, không dứt hẳn được thì ít nhất lựa lời mà nói chỗ đông người. Còn các “tác dụng phụ” như đã kể, chỉ là những phân tích bao quát, không hẳn ông xã bạn mắc bá bệnh như thế, tùy tình hình mà gỡ dần.
Nếu chỉ là cách diễn đạt của chồng thì dễ cho bạn, ngược lại, nếu xác định mồm miệng của anh nhà xuất phát từ lối suy nghĩ coi thường phụ nữ thì bạn cần kiên quyết hơn. Hãy chống lại lối suy nghĩ này: nói không nghe thì bạn có thể sử dụng quyền cho – nhận của mình, nó sẽ góp thêm một tay giúp anh nhà sáng ra rằng, phụ nữ không phải là phương tiện bởi họ có khả năng từ chối.
Theo Phunuonline
Trầm cảm sau cưới: Chồng lao đao vì vợ xinh đẹp có những biểu hiện lạ
Hai tuần trôi qua, người phụ nữ có tên N.T.H. từ người nhanh nhẹn trở thành một người ít nói, ít cười. Người nhà vì quá lo lắng đã tìm đến nhờ sự tư vấn của chuyên gia tâm lý.
Những ngày gần đây, trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội không ít người tỏ ra bất ngờ trước thông tin có trường hợp bị trầm cảm sau khi kết hôn. Để tìm hiểu rõ thực hư, PV báo Người Đưa Tin đã tìm đến một số bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn tâm lý để lắng nghe các chuyên gia giải thích.
Chia sẻ với PV, chuyên gia tâm lý Hoài Anh (Hà Nội) cho biết trong quá trình làm nghề của mình, chị đã tư vấn cho không ít trường hợp khách hàng bị trầm cảm dạng nhẹ. Còn hiện tượng trầm cảm sau kết hôn chị Hoài Anh cho rằng có nhưng chưa có số thống kê cụ thể, bởi đây là một vấn đề tế nhị, không phải ai sau khi cưới cũng sẵn sàng nói ra mình bị stress, trầm cảm.
Mới đây nhất, chị Hoài Anh vừa tư vấn cho một trường hợp trầm cảm sau hôn nhân.
Người đàn ông lo lắng vì vợ có những biểu hiện khác với ngày thường. (Ảnh minh họa).
"Cách đây 2 tuần, một người đàn ông tầm khoảng 30 tuổi tìm đến tôi với vẻ mặt rất lo lắng. Người đàn ông này bắt đầu kể về hoàn cảnh mà mình đang gặp phải và xin tư vấn", chị Hoài Anh kể.
Theo đó, người đàn ông này kể cách đây 3 năm anh kết hôn với người vợ kém mình 2 tuổi. Cô ấy xinh đẹp, nhanh nhẹn và tháo vát.
"Vợ của người đàn ông này hay nói, hay cười và thường hay làm nũng mỗi khi chồng quên quan tâm đến vợ. Thế nhưng, sau 3 năm kết hôn, vì công việc bận rộn nên người chồng thường xuyên đi công tác vắng nhà. Cũng trong thời điểm này người đàn ông phát hiện vợ mình có những biểu hiện lạ", chị Hoài Anh kể.
Người đàn ông này kể có hôm anh đi công tác xa, bay chuyến bay đêm và đến gần sáng mới về đến nhà. Mở cửa ra thì anh giật mình thấy vợ ngồi yên trong một góc nhà. Anh có bật điện lên, hỏi vợ có chuyện gì thì chị gạt vội những giọt nước mắt và không nói gì thêm.
Người vợ thường xuyên khóc, không ăn, không ngủ khiến chồng lo lắng (Ảnh minh họa).
"Khi đó, người chồng có vỗ về an ủi và nghĩ chắc do vợ nhớ mình quá. Nhưng, biểu hiện này cứ lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều. Người đàn ông này tỏ vẻ lo lắng nói với tôi: "Vợ tôi tiều tụy đi trông thấy, cô ấy ít nói, ít cười không ăn cũng chẳng ngủ, cả ngày ủ rũ khiến tôi đi làm rất mệt mỏi. Mấy ngày qua tôi đã phải đưa đi khám nhưng bác sĩ nói có thể do cô ấy lo lắng quá, nhưng tôi có làm gì để cô ấy phải lo lắng?"", chuyên gia tâm lý Hoài Anh chia sẻ.
Từ câu chuyện của người đàn ông này, chuyên gia tâm lý Hoài Anh đã có buổi gặp riêng với người vợ thì cô vợ này nói chị lo lắng vì chồng thường xuyên đi công tác xa, cứ mỗi đêm chồng báo không về là chị lại nghĩ chồng đi với người khác. Rồi chị nghĩ ra đủ tình huống có thể xảy ra, từ đó dẫn đến mất ngủ và rơi vào trạng thái trầm cảm dạng nhẹ.
Sau khi nói chuyện với người vợ, vị chuyên gia tâm lý này cũng đã nói chuyện với người chồng. "Tôi đã trao đổi giải pháp chữa bệnh cho người đàn ông này là phải hạn chế hết mức có thể việc đi công tác, thường xuyên ở bên, quan tâm, nói chuyện đến vợ nhiều hơn. Đồng thời, nếu biểu hiện của cô ấy không thuyên giảm thì nên đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị", chị Hoài Anh cho biết.
Theo Afamily
Cuộc sống địa ngục của người đàn bà phải làm 'nô lệ tình dục' cho chính chồng mình Thời trẻ, lúc đang sung sức, chị Oanh vẫn có thể chiều chồng một ngày 2-3 'hiệp', nhưng giờ đây, khi con cái đã lớn, chị đã ở tuổi mãn kinh thì không thể đáp ứng thú vui tình dục quái đản của ông chồng. Ảnh minh họa Lúc lấy anh Trường, chị Oanh đã biết anh là người có nhu cầu cao....