Chồng bị liệt vì tai nạn vay tiền để lấy thuốc, vợ thẳng tay ném vào mặt rồi đay nghiến: ‘Ăn tàn phá hại, đã tàn phế lại còn tiêu lắm’
Đúng là trong gian khó, con người mới biết ai thật lòng với mình!
Người ta thường nói, vợ chồng đầu ấp tay gối, đồng cam cộng khổ, sống chết có nhau. Thế nhưng, đôi khi hoàn cảnh đưa đẩy lại khiến cho người ta quên đi hai chữ nghĩa tình.
Một câu chuyện vợ chồng mới được chia sẻ gần đây từ tài khoản facebook H.T khiến cho không ít người phải suy nghĩ về cuộc sống gia đình, cuộc sống vợ chồng của chính mình.
Nhân vật chính chia sẻ, anh bị liệt hai chân do di chứng trong một vụ tai nạn nghề nghiệp. Trước đó, thu nhập của anh cũng khá dư dả, cuộc sống vợ chồng vui vẻ hạnh phúc. Điều đáng nói, từ khi anh bị liệt thì người vợ bắt đầu thay đổi thái độ.
‘Mình bị liệt 2 chân do di chứng của vụ tai nạn sập giàn giáo gần 2 năm nay. Mình thì vốn là làm giám sát ở công trình xây dựng nên lương lậu cũng khá ổn.
Ngày còn làm ra tiền thì cuộc sống vợ chồng cũng vui vẻ hạnh phúc. Nhưng từ khi mình bị liệt vợ bắt đầu thay đổi, nói chuyện rất lạnh lùng, trống không, đặc biệt là hay kiếm cớ gây chuyện.
Có nhiều hôm vợ đi biền biệt cả ngày quần áo xúng xính đi tới đêm muộn mới về, khi về chồng hỏi thì bực tức .
Từ ngày bị tai nạn nên mình không còn tiền đưa vợ, tiền để mua thuốc và chữa cái chân. Một năm gần đây chân của mình hồi phục khá ok, và có dấu hiệu đi lại được, nhưng mình giấu vợ, muốn cho vợ bất ngờ…
Sáng nay, mình cần tiền gấp để lấy thuốc nên mới bảo vợ cho vay 3 triệu khi nào có lương sẽ trả lại (mình bị tai nạn nhưng sếp thương tình vẫn trả lương cơ bản hơn 6 triệu 1 tháng) thì nó khó chịu, lẩm bẩm đồ ăn tàn phá hại, đã tàn phế lại còn tiêu lắm tiền, sau đó nó ném 3 triệu vào mặt chồng rồi bỏ đi.
Tủi nhục và uất lắm, chưa bao giờ mình nghĩ người đàn bà mình yêu lại đối xử và hành động như vậy.
Video đang HOT
Đúng là cuộc đời, khi không có tiền thì chẳng là cái gì, đến người đàn bà chăn kề tay gối còn khinh hơn con chó’.
Câu chuyện trên khi được chia sẻ đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm và bàn luận từ cộng đồng mạng:
‘Nhờ anh bị vậy mới biết được con người thật của vợ anh đó, trời còn thương còn cho anh hồi phục để làm lại từ đầu. Chắc anh cũng biết là nên làm gì rồi, chúc anh mau khỏi’.
‘Vậy mới nói xã hội giờ nó như vậy, không có tiền thì mình sẽ biết được bộ mặt thật của một số con người’.
‘Sông có khúc, người có lúc, cớ gì mà phải sống nhẫn tâm với nhau như vậy’…
Đinh Vui
Fashionista Châu Bùi: 'Chống dịch Covid-19 tại nhà' chính là thay đổi thái độ sống và học thói quen mới như tập thể dục, sống chậm lại, đọc sách...
Dịch Covid-19 đối với nhiều người trong chúng ta có thể nỗi sợ bệnh tật hay rời bỏ "vùng an toàn" là ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, nếu biết cách thay đổi thái độ thì đây cũng là một trải nghiệm đặc biệt giúp chúng ta "sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn".
Trong một bài phỏng vấn gần đây với truyền thông, Fashionista triệu follow Châu Bùi đã chia sẻ: "Đi cách ly, tưởng không may thành may không tưởng!". Dịch Covid-19 đối với nhiều người trong chúng ta có thể nỗi sợ bệnh tật hay rời bỏ "vùng an toàn" là ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, nếu biết cách thay đổi thái độ thì đây cũng là một trải nghiệm đặc biệt giúp chúng ta "sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn".
Châu Bùi là nghệ sĩ Việt đầu tiên bị cách ly 14 ngày sau khi tham dự Tuần lễ Thời trang Milan (Ý)
Dưới đây là những điều nhỏ nhưng hữu ích mà chúng ta có thể học được từ "nhật ký cách ly" của Châu Bùi.
1.Tập thể dục tại nhà
Châu Bùi không quên nhiệm vụ và thường xuyên cập nhật những bài tập "tút dáng" của mình
Dù bị cách ly và không có máy tập, Châu Bùi vẫn mang theo cho mình những dụng cụ tập luyện bằng tay. Đây là một cách để cô nàng dùng thời gian của mình một cách hợp lý, "đốt cháy" năng lượng thừa và cũng là một cách để tăng sức đề kháng, giữ cho tinh thần luôn tích cực trong thời gian dịch bệnh.
Trong mùa dịch Covid-19 này, nếu bạn không thể đến phòng tập vào thời điểm này bạn vẫn có thể tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng, tận dụng những dụng cụ tập thể dục nhỏ gọn như tạ tay, dây nhảy, đai tập chân... để lập "phòng gym" tại gia.
2. Đọc sách, làm giàu kiến thức và tâm hồn
Dù bị cách ly, Châu Bùi vẫn giữ thói quen đọc sách mỗi ngày
Không phải ngẫu nhiên mà Châu Bùi là một trong những người nổi tiếng được công chúng yêu mến bởi một "tâm hồn đẹp". Nguyên nhân là vì cô nàng là một người rất chăm chỉ đọc sách để bồi dưỡng kiến thức. Trong phòng cách ly, Châu Bùi vẫn mang theo cuốn sách "Trở thành người ảnh hưởng" của John C.Maxwell. Trong một vlog ở Mỹ, cô nàng cũng tiết lộ mình rất thích cuốn hồi ký Becoming của cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ - Michelle Obama và là một fan hâm một cuồng nhiệt của bà.
Ngoài các cuốn sách kể trên, dưới đây là những cuốn sách về phong cách sống thú vị và ý nghĩa mà bạn có thể đọc trong lúc thời gian rảnh rỗi tại nhà: Bộ sách phong cách sống Lagom, Sisu, Hygge; Tử tế đáng giá bao nhiêu?, Đi tìm lẽ sống, Hạt giống tâm hồn...
3. Sống chậm lại, tận hưởng những điều nhỏ bé
Góc cửa sổ tại khu cách ly được Châu Bùi trang trí lại
Điều kiện cách ly tập trung có thể không bằng ở nhà riêng nhưng Châu Bùi luôn giữ tinh thần đón nhận rất tích cực. Trong một bài phỏng vấn cô nàng chia sẻ việc giặt đồ bằng tay khiến cô có cảm giác trở về tuổi thơ. Ngoài ra, nàng Fashionista còn dành thời gian cho những việc nhỏ như trang trí cửa sổ, tự làm nail và chăm sóc ngoại hình.
Những điều nhỏ bé chúng ta có thể làm trong thời gian hạn chế ra đường: Trồng cây xanh, làm quà handmade tặng bạn bè, đọc truyện cười, xem phim hài...
4. Cơ hội vàng để rèn luyện những thói quen mới
Cách ly là khoảng thời gian để Châu Bùi luyện tập thói quen mới: Dậy sớm và ăn uống đủ bữa
Khi chúng ta không còn khả năng thay đổi hoàn cảnh- nghĩa là chúng ta đang được thử thách để thay đổi chính mình. Thời gian cách ly cũng là cơ hội để chúng ta thay đổi những thói quen sinh hoạt cũ như dậy sớm, ăn uống đủ bữa...
Những thói quen tốt chúng ta có thể học tập: Uống nước mỗi khi thức dậy, dọn dẹp những đồ ăn không tốt cho sức khỏe trong tủ lạnh, ngồi thiền mỗi buổi tối...
Kết
Dịch Covid-19 đang diễn ra và lan nhanh trên toàn cầu. Tại Việt Nam số người bị lây nhiễm và cách ly cũng đang tăng lên, học sinh chưa thể đi học và rất nhiều người phải ở nhà và hạn chế ra đường. Vì vậy, chúng ta sẽ phải bỏ bớt việc shopping, vui chơi, giải trí và các thói quen cũ. Tuy vậy, đây cũng là thời điểm tốt nhất để chúng ta dành thời gian kết nối với bản thân và chính mình - học cách hài lòng với một cái váy giản đơn, tìm lại những sở thích cũ, đọc một cuốn sách ta bỏ quên trên kệ lãng hoặc nấu một bữa thịnh soạn cho người thân. "Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn" có lẽ là thông điệp khác phù hợp với mọi người trong thời buổi dịch bệnh.
1001 thắc mắc: Ai là người tìm ra kháng sinh Penicillin? Penicillin được xem là một trong những phát minh nhờ vào "tai nạn nghề nghiệp" nổi tiếng nhất của thế kỉ XX. Ai là người tìm ra kháng sinh đầu tiên cho nhân loại Loại kháng sinh này được nhà khoa học Alexander Fleming (Anh) tìm ra năm 1928 khi tình cờ quan sát một chiếc đĩa bẩn dùng trong thí nghiệm. Ông...