Chồng bị gia đình ‘lột sạch’ trước ngày cưới
Nói thật là từ khi quen và yêu nhau tôi rất tự hào mỗi khi đi ăn, đi cà phê, đi siêu thị… được anh vui vẻ chi rất “mạnh tay”. Anh chi tiền mà không một cái nhíu mày, cũng không phân vân khi tôi “mua chi mà mua dữ”.
Công việc của anh thu nhập trung bình khá nhưng cũng hơn tôi một ít. Trai chưa vợ, chỉ chi tiêu bản thân chưa nhiều, mỗi tháng cũng dư được vài triệu. Cưới nhau xong, khéo chi tiêu một chút, dư phần anh, dư phần tôi mỗi năm gửi tiết kiệm cũng được vài chục triệu.
Tư tưởng thoải mái vì không phải vơ nhằm một ông “đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành”, thêm phần người trẻ năng động vì cả hai đã đi làm, đã có thu nhập nên chúng tôi quyết định cưới.
Sau đám hỏi, cứ hai tuần là chúng tôi cùng nhau vượt 200km về quê anh, tiếng là thăm cha mẹ nhưng là để được tận hưởng không khí đồng quê và thưởng thức những bữa cơm tinh sạch. Mấy lần như thế, tôi đều mua sắm không ít những vật dụng nhà bếp, quà cáp biếu cha mẹ chồng và những người họ hàng bên chồng. Được khen nứt mũi vì cô dâu chưa cưới “biết chuyện, biết sống” khiến tôi rất hạnh phúc vì không những có chồng mà được “khuyến mãi” luôn cả nhà chồng.
Tuy nhiên, nhà chồng tôi không giàu, một hai công ruộng, thêm mấy bầy gà vịt xoay vòng cũng đủ ăn đủ mặc. Cô em gái của anh không học đại học mà làm thợ may tại nhà, mẹ chồng cũng không đặt vấn đề mai này tôi phải làm dâu chỉ là “Cưới xong, tụi con ráng tranh thủ mươi ngày về nhà cho làng xóm quen mặt cô dâu, mà cha mẹ cũng vui mừng khoe có dâu thành phố. Nhà ta không giàu có chi, bao nhiêu tiền của đã chắt bóp cho thằng Thành (chồng tôi) ăn học nên tụi con ráng mỗi tháng cho cha mẹ năm ba triệu coi như là để dưỡng già…”. Tôi chưa ý kiến gì, chồng đã mạnh miệng “Cha mẹ yên tâm, ba cái chuyện lẻ tẻ đó vợ con lo cái một”.
Tưởng anh nói cho suông chuyện lúc ấy ai dè còn gần tháng nữa cưới tự dưng thấy anh gầy rạc cả người. Số đo của áo vét, sơ mi hôm trước nay tự dưng rộng thùng thình. Anh không phải là người trăng hoa hay ham nhậu nhẹt thì tại sao tự dưng sức khỏe xuống dốc thê thảm vậy?
Video đang HOT
Tôi quyết định “đột kích” nhà trọ của anh vào lúc sáng sớm. Trước mắt tôi là một hình ảnh vô cùng “đau thương”. Anh đang xì xụp húp tô mì nở bung. Khắp phòng, mì chất cả chục thùng. Bếp sạch trơn, các món thau, rổ, chén… đã biến mất đi đâu, chiếc tủ lạnh lạnh mini cũng không có một món gì. Sau một hồi tôi “gầm gừ” anh mới thú thật, nhà anh gia cảnh thế nào tôi cũng biết, anh và tôi thu nhập hơn 15 triệu mỗi tháng, vậy chỉ cần một nửa thôi, (tức đầu lương của một người) cũng đủ vợ chồng sống rồi. Đầu lương còn lại (của anh) anh phải biếu mẹ cha xem như là trả hiếu!!!
Tôi không đồng ý lập luận này, “săn đuổi” riết xem còn lý do nào nữa không thì anh mới thú nhận “thảm cảnh” ngày nay của anh là do mẹ anh bắt buộc. Bà nói con gái thành phố “Trời ơi” lắm, nó dữ dằn và quản lý túi tiền của chồng “không sót một cắc” sẽ khiến gia đình chồng không còn “trông cậy” gì vào con trai. Thêm nữa, “lỡ mai này có chuyện gì” thì con trai bà sẽ thành “khố rách áo ôm” nên để ngừa cho mai sau, bây giờ bà phải bắt con trai “nộp” hết để… bà giữ giùm hòng thủ thân (?).
Vừa lo cho sức khỏe của anh, vừa tức giận vì bị “đánh đồng” với những người vợ “Trời ơi” khác, tôi lấy điện thoại định tranh luận với mẹ chồng thì anh đã vòng tay ôm chặt và… đút một muỗng mì vào miệng tôi. Nước mắt tức tưởi của tôi trào ra hòa trong vị mì không rau không giá của buổi tinh sương, sao tự dưng muỗng mì ngon kỳ lạ.
Tôi bảo anh, ăn mì không phải là cách để giải quyết. Chẳng lẽ rồi mai này về với nhau, anh cũng bắt em ăn mì theo? Huống chi gia đình em không phải là không biết chuyện, đã cho em tự quyết định cưới xong thì theo anh ở nhà trọ hoặc anh về sống chung nhà vợ đều không là vấn đề gì. Sao anh lại chấp nhận quyết định lạ lùng của mẹ mà “hành xác” mình như thế? Anh bảo, anh không biết làm gì khác hơn, vì thật sự bao nhiêu của cải gia đình đã đổ vào những tháng năm đại học của anh. Giờ chỉ việc mỗi tháng mỗi đưa lương cho mẹ “cất giùm” mà không lẽ không làm được? Huống chi anh muốn cha mẹ vui lòng cho quyết định cưới vợ thành phố của anh, cho cha mẹ tin rằng không phải con gái thành phố nào cũng “Trời ơi” cả.
Cuối tuần này tôi sẽ về quê chồng nhưng không phải với lùng nhùng quà cáp của một con dâu “biết chuyện, biết sống” mà là để nói rõ “trắng đen’ chuyện tiền nong của vợ của chồng sau cưới. Nhưng phải bắt đầu cách nào để cha mẹ chồng hiểu cho mà không mất lòng nhau khi ngày cưới đã gần kề thì tôi cũng chưa biết nữa…
Theo PNO
Khổ vì tính đua đòi của con cái
Anh Mạnh (quê Đồng Tháp) cho biết, gia đình có 3 người con. Cô con gái lớn đang học đại học ở TP HCM, con trai thứ học lớp 12, còn bé út lớp 4. Anh làm nghề buôn...
Anh Mạnh (quê Đồng Tháp) cho biết, gia đình có 3 người con. Cô con gái lớn đang học đại học ở TP HCM, con trai thứ học lớp 12, còn bé út lớp 4. Anh làm nghề buôn bán cây kiểng, vợ ở nhà lo bếp núc và làm vườn, cấy lúa. Kinh tế gia đình không khá giả nhưng cũng đủ ăn và lo cho con học hành.
"Ngày nào tôi cũng đánh ghe đi mua cây kiểng, có khi cả tháng mới trở về nhà với vợ con. Nhiều lúc bứng cây mệt lắm, nhưng nghĩ tới mấy đứa con nên chịu khó làm. Lo cái ăn cho con vất vả mấy cũng không sao, nhưng lo chuyện học hành, giáo dục con nên người thì khó quá", ông bố trẻ bộc bạch.
Làm được bao nhiêu tiền, anh chị không dám tiêu xài cho riêng mình mà dành dụm để lo cho con. Cô con gái lớn tên Trang đang học năm 3 tại một trường dân lập ở TP HCM, cứ vài hôm lại gọi điện về nhà xin tiền bố hết đóng học phí, học thêm, học Anh văn, rồi mua điện thoại xịn, xe tay ga... Tính trung bình mỗi tháng vợ chồng anh Mạnh phải gửi 5 triệu đồng cho con, có tháng cao điểm lên đến hơn chục triệu đồng.
Ảnh minh họa: Alarm.
Vừa qua khi hỏi thăm bạn bè của con về quê nghỉ hè, anh Mạnh mới biết con mình ở thành phố không lo học hành mà tối ngày giao du với đám bạn nhà giàu lại ham chơi. Nhóm này thường rủ nhau bỏ học để đi vũ trường, karaoke, xem phim, cafe...Bản thân Trang đang yêu say đắm một chàng trai trong nhóm cũng thuộc diện đua đòi, mê chơi hơn mê học.
"Khi biết chuyện, vợ chồng tôi đã lên Sài Gòn gặp con để khuyên cháu tập trung học hành. Thấy cậu người yêu của con bé tính tình không tốt nên tôi bảo con chấm dứt tình cảm ngay, nhưng nó không chịu nghe rồi trốn đi biệt tăm", anh kể tiếp.
Cũng chung cảnh ngộ, vợ chồng chị Hòa nhiều phen "lên bờ xuống ruộng" với đứa con trai thứ đua đòi, ham chơi, trốn học. Mới học lớp 12, cậu chàng tên Tùng đã hết đòi tiền mua iPhone, iPad rồi laptop, xe xịn... Em thường xuyên trốn học để bù khú cùng bạn bè ở quán cafe, các tụ điểm vui chơi, la cà nhậu nhẹt đến tối mịt mới về.
Chị Hòa cho biết, thấy con bảo đi học thêm ở nhà cô giáo nên vợ chồng chị cũng yên tâm. Vậy mà tuần vừa rồi họp phụ huynh, cô chủ nhiệm nhắc nhở gia đình cần quan tâm đến Tùng nhiều hơn bởi em thường xuyên bê trễ việc học, điểm số ngày càng tụt dốc. "Tôi nói thì nó bảo học để làm gì. Nó nói là thích học đánh đàn tôi rất lo vì nghề này đâu dễ kiếm tiền. Giờ tôi rất bối rối không biết phải dạy con thế nào", người mẹ thở dài.
Chuyên viên tham vấn Trần Dương Tuyển Công ty Tư vấn và Phát triển Kỹ năng Thành Nhân nhìn nhận, tình cảnh gia đình anh Mạnh và chị Hòa đang gặp cũng là vấn nạn chung của nhiều gia đình hiện nay. "Thực tế nguyên nhân đa phần xuất phát từ việc phụ huynh chỉ biết thương con qua việc chu cấp tiền bạc cho con, con muốn gì đều cho nấy, nhưng thật ra không hiểu được con mình đang cần gì", ông Tuyển nói.
Muốn ngăn chặn thói đua đòi của con cái, ông Tuyển khuyên, trước tiên cha mẹ cần phải thay đổi suy nghĩ và điều chỉnh cách ứng xử, chỉ cho con những gì con cần chứ đừng cho những gì con muốn. Bên cạnh đó phụ huynh có thể trao đổi với thầy cô để nhờ họ quan tâm đến con cái mình hơn về việc học hành cũng như lối sống. Nếu có điều kiện, hãy tìm hiểu mối quan hệ bạn bè của con, tìm cách cho con kết thân đối với những người bạn tốt, chăm chỉ học hành. "Gần mực thì đen gần đèn thì sáng", ảnh hưởng của bạn bè tốt sẽ giúp các em học hỏi và thay đổi bản thân.
Mặt khác, chuyên viên tâm lý Đăng Thảo cho rằng tâm lý của nhiều phụ huynh Việt Nam luôn xem chuyện yêu đương là không tốt nên thường cấm cản hoặc chỉ cho yêu khi đã tốt nghiệp đại học. Có thể lối suy nghĩ áp đặt đó khiến các bạn trẻ cảm thấy bí bách nên muốn "nổi loạn". Do đó, cha mẹ nên hiểu rằng, tuổi mười chín đôi mươi có rung động với bạn khác giới là diễn tiến bình thường của bản năng. Thay vì cấm cản con không được yêu, phụ huynh nên tế nhị, khéo léo, trò chuyện cùng con trên cơ sở tôn trọng và lắng nghe ý kiến như một người bạn. Có như thế con trẻ mới yên tâm và tin tưởng chia sẻ nỗi lòng mình với cha mẹ.
Theo VNE
Khổ vì chồng nghiện tình một đêm Câu chuyện chồng nghiện tình một đêm bây giờ mới được hé lộ. Không phải từ khi về làm chồng, chồng mới có tính lăng nhăng. Ngay từ ngày yêu nhau, chồng đã là một gã đàn ông chơi bời, nhưng chồng chưa từng nói qua về chuyện đã yêu bao nhiêu người và cũng tỏ ra mình là người rất nghiêm chỉnh...