Chồng bắt vợ mua quà cho em gái ngày 8/3, cô chỉ hỏi ngược 1 câu khiến anh bối rối không nói nên lời
Trước ngày 8/3, Hiếu đã nhắc khéo Hương mua quà cho mẹ thì mua cho cả cô em gái anh nữa. Đã thế, anh còn bảo: “Em nó chỉ cần 1 đôi giày hiệu hoặc thỏi son auth màu đỏ cam thôi, em xem thế nào…”
Hiếu và Hương mới lấy nhau hơn 1 năm nhưng cô đã cảm thấy chẳng còn chút tình yêu nào. Hiện giờ, cô sống với anh, với gia đình anh bằng trách nhiệm nhiều hơn. Nhiều lúc, cô mệt mỏi chỉ muốn bỏ chồng, nhưng rồi lại sợ định kiến xã hội, sợ bố mẹ mình buồn,… rồi lại cố gắng chung sống.
Thực ra, khách quan mà nói thì Hiếu không phải 1 người đàn ông tồi. Thậm chí, anh còn khá chăm lo cho gia đình. Chỉ có điều, đó là gia đình lớn có bố, có mẹ, có em gái anh chứ không phải gia đình nhỏ có vợ và sắp tới là có con anh.
Mỗi tháng, sau khi nhận lương Hiếu sẽ trích 1/3 cho bố mẹ tiêu vặt, còn đâu đưa cô 1/3 chi tiêu trong gia đình, số còn lại anh giữ. Nhiều lúc, Hương trách:
- Vợ chồng mình có sống chung với bố mẹ đâu mà phải đóng góp hàng tháng? Anh đưa em có ngần này thì tiền đâu mà để dành, tích lũy cho tương lai?
- Sao em lại tính toán như thế? Con cái thì phải có trách nhiệm phụng dưỡng, báo hiếu với bố mẹ chứ. Tiền anh cũng đưa em rồi, em còn muốn gì nữa.
- 7 triệu anh đưa anh có nghĩ chỉ đủ tiền nhà, tiền ăn mỗi tháng không? Sao anh nghĩ cho bố mẹ mà không nghĩ cho tương lai hai đứa 1 chút.
(Ảnh minh họa)
Rồi những cuộc nói chuyện của cả hai lại rơi vào cãi vã cũng vì thế. Nhưng chưa hết, Hương cầm được ít tiền của chồng thì cô lại còn phải lo đủ thứ. Mỗi lần sắp tới ngày lễ gì, cô đều chủ động mua quà cho bố mẹ chồng. Thậm chí sinh nhật em gái hay ngày 20/10, cô cũng chọn cho em nó những món quà không rẻ. Ấy thế mà, sinh nhật cô thì cả gia đình chồng chẳng có lấy 1 lời chúc. Đến chính cả Hiếu, nhiều khi anh còn quên. Hương buồn nhiều vì sự vô tâm của Hiếu.
Video đang HOT
Mới đây, sắp tới ngày 8/3, Hiếu đã thủ thỉ với vợ:
- Em ơi, sắp tới 8/3 rồi, em mua gì cho mẹ thế?
- Em mua cho mẹ máy massage lưng. Cái này giá cũng vừa tiền mà hợp với mẹ, lần trước về thăm thấy mẹ kêu đau suốt.
- Hay quá, vợ anh tâm lý thật. Thế còn cái Diệu (em gái của Hiếu)?
- Em không mua.
- Ơ, Diệu nó cũng là con gái mà…
Hương nghe tới đây vừa tủi thân, vừa bực mình, vừa có chút tức giận. Cô cố hít 1 hơi rồi bình tĩnh hỏi lại:
- Anh là anh trai, đáng lẽ anh mới là người cần mua quà tặng cho mẹ, cho em gái chứ.
- Thì anh đưa em tiền rồi, em hay anh mua cũng vậy mà. Hơn nữa, anh chỉ tin vào vợ anh thôi. Diệu nó bảo anh rồi, nó thích 1 đôi giày hiệu hoặc 1 thỏi son auth màu đỏ cam ấy. Đấy, vợ khỏi phải nghĩ quà nhé, hi hi.
(Ảnh minh họa)
Những lời nịnh bợ này của Hiếu không còn chút giá trị gì với Hương, cô nghe mà chẳng thấy chút ngọt ngào nào, chỉ thấy giả tạo. Tức tối, Hương liền hỏi ngược lại:
- Thế anh đã mua gì cho mẹ em và em gái em chưa?
- Ơ, thì em cầm tiền, em cứ mua đi…
- Anh cũng giữ lại số tiền bằng số đưa em mà, anh có tiền, sao anh không mua? Vợ anh, anh đã mua cho quà gì chưa? Sao anh không nghĩ cho gia đình em 1 chút, chỉ cần bằng 1/10 như nghĩ cho gia đình anh thôi?
Đến đây thì Hiếu bối rồi không biết nói gì thêm.
- Để em nói anh hay, 7 triệu anh đưa tiền phòng 3 triệu, tiền ăn 2 đứa 3 triệu, điện nước mạng 1 triệu nữa. Anh thử nghĩ đi, cầm chút tiền của anh rồi tôi phải lo toan mọi thứ, tôi khác gì osin không công cho anh đâu? Tiền nhiều hay ít không quan trọng, nhưng tôi buồn vì thái độ coi thường vợ và nhà vợ của anh.
Hương tức quá, bật khóc và nói trong nước mắt. Hiếu nhìn cô bối rối không nói nên lời. Đây cũng là lần đầu tiên Hương thẳng thắn nói ra những suy nghĩ trong lòng mình. Thực ra thì cũng do tức nước vỡ bờ, nhưng Hương cũng mong Hiếu hiểu được và cứu vãn cuộc hôn nhân này.
Theo afamily.vn
Đàn ông ở rể
Xưa nay, chuyện phụ nữ theo chồng về làm dâu là chuyện đương nhiên. Trong khi đó, đàn ông ở rể vẫn còn vướng phải rất nhiều định kiến xã hội...
Thúy và Toàn yêu nhau từ khi cùng bước vào năm đầu tiên đại học. Sau khi ra trường đi làm khoảng 3 năm cả hai tiến tới hôn nhân. Toàn quê ở Miền Tây nên từ khi đặt chân lên thành phố để học hành cho tới lúc đi làm việc đều phải ở trọ trong lúc từ nhỏ Thúy đã sướng như tiên vì là con một, gia đình lại ở thành phố. Cho nên với Toàn chuyện ở rể bên nhà vợ là đương nhiên bởi anh chẳng thể nào có sự lựa chọn khác khi chưa đủ tiền mua nhà trong lúc bố mẹ Thúy cũng không thể đồng ý cho hai vợ chồng thuê nhà để ở.
Lúc đầu mọi thứ đều suôn sẻ nhưng theo thời gian tình hình có vẻ căng thẳng hơn khi không ai chịu nhường ai do những khác biệt về lối sống, văn hóa, sở thích lẫn cách giáo dục con cái. Toàn dạy con luôn phải tự lập, ngoài giờ học biết phụ bố mẹ trong lúc ông bà thì chiều chuộng thái quá, không muốn các cháu động tay đến việc nhà. Cả hai vợ chồng anh đều làm những công việc ít nhiều liên quan đến nghành nghệ thuật giờ giấc đi về thường không cố định, ăn mặc xuề xòa. Trong khi bố mẹ Thúy vốn là nhà giáo nên lúc nào cũng đề cao sự chỉnh chu trong trang phục, đi thưa về trình, ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc...
Mặc dù bố mẹ vợ luôn tế nhị nhưng tâm trạng anh vẫn không mấy thoải mái khi sống chung như vậy, lúc nào cũng phải e dè.
Trong lúc đó Lâm, nhân viên một công ty cho thuê tài chính làm việc ở Tân Bình cũng chịu cảnh ở rể cho dù gia đình cách đó không xa nhưng vì diện tích căn hộ chung cư của ba mẹ anh hơi khiêm tốn. Lúc rảnh rỗi, xong việc sớm Lâm thường la cà nơi này, nơi nọ đợi lúc nào vợ về nhà, anh mới về theo. Theo Lâm thì mặc dù bố mẹ vợ luôn tế nhị nhưng tâm trạng anh vẫn không mấy thoải mái khi sống chung như vậy, lúc nào cũng phải giữ kẻ từng lời ăn, tiếng nói. Anh còn cho biết hai vợ chồng đang cố sức cày ngày, cày đêm để mua trả góp một căn hộ ở tận Bình Dương, xa xôi mấy mà là của riêng mình thì vẫn hơn.
Xem ra có vẻ ngược đời khi Sinh tình nguyện đi ở rể mặc dù vợ chồng anh đã có nhà riêng ở Q. Bình Thạnh. Hỏi ra mới biết sau khi gia đình người anh vợ định cư ở nước ngoài, Sinh quyết định về ở chung để tiện việc chăm sóc bố mẹ Mai, cũng để nhà cửa bớt trống trải. Anh nói, bố mẹ bên nào thì cũng vậy thôi, mình cứ yêu thương hết lòng chứ nghĩ ngợi, xét nét làm chi. Các cụ còn sống bao lâu thì mình vui bấy nhiêu. Nhìn cảnh mỗi sáng Sinh tất tả đi mua thức ăn sáng cho hai ông bà, đến chiều lại về sớm khi thì chơi cờ với ông, lúc thì đẩy xe lăn đi dạo cùng bà, không ai nghĩ anh là con rể trong nhà.
Khi người đàn ông thực sự trải lòng mình để đối đãi tử tế, xem bố mẹ vợ như bố mẹ mình chính là lúc họ vun vén để hạnh phúc gia đình càng thêm trọn vẹn, an vui.
Phụ nữ làm dâu, đi về nhà chồng là chuyện thường tình bởi bao đời thuyền theo lái, gái theo chồng là lẽ đương nhiên, không cần phải bàn cãi. Thế nhưng khi nghe đến việc đàn ông đi ở rể thì có hàng chục lý do để thắc mắc, hàng trăm lý do để soi mói mong tìm cho ra sự thật. Có khi bị cho đó là những người đàn ông thiếu bản lĩnh chẳng khác gì chó chui gầm chạn hoặc đang là đang những tính toán, mưu mô nào đó...
Phụ nữ làm dâu đã khó trăm đường thì huống chi chuyện đàn ông đi ở rể. Một khi người đàn ông không đủ bản lĩnh trước những lời đàm tiếu xung quanh thì cho dù nhà vợ có dễ dàng, đơn giản cách mấy thì cũng khó có thể sống thuận hòa, yên ấm. Và mỗi khi xảy ra những bất đồng mâu thuẫn thì vợ luôn là người chịu đau khổ nhiều hơn hết khi đứng giữa bên tình, bên hiếu. Nói cách khác, chính cái tôi của người đàn ông là yếu tố quyết định bầu không khí gia đình.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, có lẽ khó có lời giải đáp hoàn hảo cho những ai chấp nhận ở rể. Tuy nhiên cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, khi người đàn ông thực sự trải lòng mình để đối đãi tử tế, xem bố mẹ vợ như bố mẹ mình thì cũng là chính lúc họ vun vén để hạnh phúc gia đình càng thêm trọn vẹn, an vui.
Theo thegioitiepthi.vn
Mẹ dạy con gái: Hạnh phúc của ai người nấy hưởng, đàn ông của ai người đó nhờ Con gái ơi! Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra cũng đừng bao giờ trở thành kẻ thứ ba. Đừng trở thành kẻ đạp đổ hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc của ai người nấy hưởng, đàn ông của ai người nấy nhờ, đừng dại mà lao vào nơi đã có bến đỗ. Nghe không con gái? Con ạ, phụ nữ...