Chồng bất ngờ khi biết sự thật đằng sau con gọi ô sin là mẹ
Tôi ngồi đợi vợ về trong khi hai cô cháu đã đi ngủ. Đồng hồ chỉ đến con số 1h sáng vợ tôi mới loạng choạng bước vào trong nhà, có một người đàn ông dìu cô ấy.
Công việc của tôi phải thường xuyên đi công tác liên miên nên chẳng mấy khi có thời gian ở nhà chăm sóc cho vợ con. Mà vợ chồng tôi cũng chênh lệch tuổi, cô ấy kém tôi tận 10 tuổi nên nhiều lúc hai vợ chồng cũng bất đồng quan điểm. Cô ấy xin làm kế toán ở công ty nhỏ nên công việc cũng không vất vả lắm.
Với thu nhập của tôi thì tôi thừa khả năng lo cho gia đình nhưng cô ấy không chịu ở nhà muốn đi làm cho đỡ buồn. Sau khi con được 1 năm tuổi thì cô ấy trở lại làm việc, không ai chăm sóc gia đình nên vợ chồng tôi quyết định thuê người giúp việc kiêm luôn chăm con.
Có một lần tôi đi công tác ở Miền Tây cả tháng mới về nhà, định bụng dành cho vợ và con một bất ngờ lớn nên tôi không báo trước. Cứ ngỡ rằng vợ sẽ khóc mừng rơi nước mắt mà ôm lấy chồng nhưng về đến nhà khiến tôi bất ngờ. Đẩy cổng bước vào nhà, tôi chỉ nhìn thấy chị giúp việc đang chơi với con của mình, còn con tôi thì liên tục gọi chị ấy là mẹ. Một câu mẹ, hai câu cũng mẹ, tôi có cảm giác như đó là hai mẹ con ruột thực sự.
Nhìn cách chị ô sin chơi với con mà tôi cứ nghĩ đó mới là hai mẹ con ruột.
Tôi cứ đứng nhìn như vậy, vô tình chị ô sin quay ra mới nhìn thấy tôi rồi trách tôi không lên tiếng làm chị giật mình. Tôi bước vào chìa tay ra đón con nhưng con không chịu, nhìn con sà vào lòng chị mà tôi thấy nghẹn trong cổ họng. Cũng đúng tôi suốt ngày đi chẳng bao giờ con nhìn thấy mặt nên con không nhận tôi là phải.
Lúc này tôi mới hỏi đến vợ của mình, chị giúp việc bảo cô ấy đi sinh nhật bạn gì đó nên chưa về. Tôi rút máy gọi cho vợ thì cô ấy cũng không nghe máy, muốn đi tìm vợ mà cũng không biết vợ ở chỗ nào nên thôi. Nhìn đồng hồ đã 11h giờ mà vợ vẫn chưa về, con thì đã ngủ ngon trong vòng tay của chị giúp việc, tôi thấy chạnh lòng.
Tôi ngồi đợi vợ về trong khi hai cô cháu đã đi ngủ. Đồng hồ chỉ đến con số 1h sáng tôi mới nghe tiếng mở cổng, chạy ra có một người đàn ông dìu cô ấy loạng choạng bước vào nhà. Hỏi ra thì anh ta bảo là đồng nghiệp cùng cơ quan. Tôi đỡ cô ấy vào phòng, người nồng nặc toàn mùi rượu, không biết cô ấy đã uống bao nhiêu để đến mức say mềm như thế này.
Sáng hôm sau tỉnh dậy đã thấy vợ vội vã đi làm vì sợ muộn, con cô ấy cũng không thèm nhìn qua hay thế nào. Thấy chồng đi công tác đã về thì cô bảo tối về nhà sẽ nói chuyện sau. Tôi dành cả một ngày để ở nhà chơi với con. Nói chuyện với cô giúp việc thì tôi mới vỡ lẽ ra mọi thứ.
Video đang HOT
Vợ tôi ở nhà suốt ngày thì cũng chỉ chăm chú làm đẹp chăm sóc cho bản thân. Con khóc mà dỗ không nín thì cô bắt đầu quát tháo, làm ầm ĩ cả lên. Con ăn uống rơi vãi lung tung cô ấy cũng thây kệ. Đã vậy, vợ tôi lại ỷ vào cô giúp việc nên vợ tôi hầu như không phải động chân tay vào việc gì, nhưng đến việc chăm con mà cô ấy cũng không làm thì không thể chấp nhận được.
Vợ tôi còn hứa trả thêm một khoản hậu hĩnh để cô giúp việc chăm con hộ buổi tối. Thời gian rảnh cô ấy sẽ đi mua sắm và tụ tập cùng bạn bè có khi đi thâu đêm, chẳng thèm ngó đến con mình có ốm hay kén ăn không. Không chỉ vậy, có chồng con rồi mà cô ấy vẫn còn đến những quán bar cùng hội bạn để vui chơi.
Giờ tôi mới hiểu vì sao con lại quý và quấn cô giúp việc như vậy, chẳng chịu theo ai ngoài cô ấy cả. Vợ tôi đến bế con cũng lắc đầu nguây nguẩy.
Cô ấy trách tôi chẳng thèm để tâm đến cảm giác của vợ.
Tôi không biết phải làm thế nào để vợ lấy lại tâm tính như ngày xưa. Có khuyên nhủ vợ thì cô ấy cáu gắt bảo ở nhà mãi đâm ra chán nên cô ấy phải ra ngoài lấy lại tinh thần. Tối đó, hai vợ chồng tôi cãi nhau vì tôi bắt cô ấy nghỉ việc để chăm con nhưng cô ấy không chịu. Tôi lớn tiếng: “Đã không có chồng ở nhà chăm con được rồi thì em cũng phải chăm lo cho nó chứ, trách nhiệm của người mẹ đâu hả”.
Cô ấy khóc toáng lên rồi bảo chồng không chịu hiểu cho vợ, suốt ngày bỏ mặc vợ ở nhà. Tôi cũng không muốn nói thêm gì nữa, cãi nhau chỉ khiến cho không khí gia đình thêm nặng nề. Tôi thực sự buồn vì cô ấy chẳng làm tròn trách nhiệm của một người vợ. Trách cô ấy chẳng hiểu cho công việc của chồng. Tôi phải nói thế nào để cô ấy từ bỏ những thói vui này, con tôi cũng cần mẹ lắm chứ. Thậm chí nó đã chẳng thèm nhận mẹ nó rồi kia. Tình trạng cứ kéo dài mãi thế này mất con lúc nào cũng chẳng hay.
Theo Afamily
Mẹ làm thuê nuôi giấc mơ đại học cho con trai tật nguyền
Không được bên nhà chồng thừa nhận, chị Soa thui thủi nuôi con một mình. Sau một trận sốt hồi bé, con trai chị đã bị liệt đôi chân, cứng cột sống không tự phục vụ được mình. Khi con vào đại học, chị Soa không quản ngại khó khăn, làm đủ thứ việc để nuôi con ăn học...
Mẹ làm thuê nuôi giấc mơ đại học cho con tật nguyền.
Cuộc đời chị Nguyễn Thị Soa (SN 1957, đăng kí tạm trú tại phường Trung Đô, TP Vinh, Nghệ An) là nhưng chuỗi ngày buồn thảm. Chị Soa quê ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), hơn 1 tuổi thì mồ côi mẹ, được bố và các anh chị chăm sóc, nuôi nấng. Muộn duyên nên mãi hơn 30 tuổi tình yêu mới đến với chị.
Khi cái thai trong bụng tượng hình cũng là khi phía nhà người yêu tuyên bố không chấp nhận tình cảm của hai người. Chị sinh con trong tủi nhục và sự dèm pha của người đời.
Năm 1989, chị Soa hạ sinh một đứa con trai, đặt tên là Vọng như một lời mong ước đối với cuộc đời vốn nhiều bi kịch của mình. Vọng mang họ mẹ, côi cút lớn lên trong cảnh không cha, hai mẹ con nương tựa vào nhau để sống. Nhưng cái ước mơ có cuộc sống bình lặng chẳng dễ dàng đối với người phụ nữ "khổ từ trong trứng" này.
Năm lên 8 tuổi, Nguyễn Văn Vọng bị sốt cao. Do không có điều kiện chữa trị và một phần chủ quan nên biến chứng dẫn đến liệt hai chân. Đến năm 12 tuổi thì cột sống của Vọng không thể đỡ nổi nửa thân hình phía trên. Cuộc sống của Vọng gắn chặt với chiếc xe lăn trong tư thế nửa nằm nửa ngồi trên xe. "Như thế này là em luôn ngẩng mặt lên với trời", Vọng tự trào về tư thế ngồi không giống ai của mình.
Vượt qua nghịch cảnh bản thân, Nguyễn Văn Vọng hiện là sinh viên năm thứ 3 (lớp 54K2 - CNTT) Trường ĐH Vinh.
Chị Soa làm đủ nghề để nuôi con khôn lớn. Vượt qua mặc cảm bản thân, cậu bé Vọng học hết lớp 12. Năm 2013, mẹ con Vọng khăn gói sang Tp Vinh dự thi đại học. Chiếu theo quy định của ngành, Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh đã đặc cách tiếp nhận Nguyễn Văn Vọng vào học tại khoa Công nghệ thông tin theo đúng nguyện vọng của em.
Từ Hà Tĩnh, chị Nguyễn Thị Soa theo con sang Nghệ An thuê phòng để tiện chăm sóc và đưa đón con đi học.
Ước mơ học đại học của Vọng đã thành hiện thực nhưng cũng từ đây, cuộc sống vốn đã khó khăn của hai mẹ con càng chồng chất thêm khó khăn. Ruộng vườn đành để cho người quen thuê, cuối mùa lấy lúa, chị Soa khóa cửa nhà theo con sang Tp Vinh, vừa tiện chăm sóc con, vừa có cơ hội kiếm thêm chi phí trang trải cho cuộc sống.
Hai mẹ con Vọng ở trong một gian nhà trọ bé xíu, tầm hơn 6m2 ở gần Trường ĐH Vinh với giá 600 nghìn đồng/tháng với điều kiện chị Soa phải dọn dẹp sạch sẽ xóm trọ, bao gồm cả việc chùi rửa công trình vệ sinh chung cho cả xóm. Lúc nào rảnh rỗi chị nhận thêm các công việc thời vụ như dọn dẹp nhà cửa, trông trẻ theo giờ, chùi rửa công trình vệ sinh, lấy cơm thừa cho chủ nhà trọ chăn nuôi...
"Em Vọng lịch học thất thường nên dì không dám nhận công việc dài hạn để có thể sắp xếp được thời gian đưa đón con. Với lại sức khỏe của dì cũng không thể làm được công việc nặng. Dì theo con sang thành phố, mấy sào ruộng ở nhà khoán lại cho người ta, cuối mùa lấy gạo ăn dè cho cả năm", chị Soa tâm sự.
Công việc thời vụ chỉ giúp chị kiếm được 500-600 nghìn/tháng, cộng với số tiền trợ cấp dành cho người tàn tật nặng của Vọng là 360 nghìn và 180 nghìn hỗ trợ người chăm sóc, tất cả mọi chi phí sinh hoạt, ăn, ở của hai mẹ con gói gọn vào chừng đó tiền.
Dẫu khó khăn chồng chất nhưng chị cũng cố gắng tằn tiện để bữa cơm của con có chất tươi. "Thằng Vọng thích ăn mướp đắng xào thịt lắm", chị bảo. Một chút thịt xào mướp đắng - thứ quả chị tự trồng trong mấy chiếc thùng bỏ hoang của chủ nhà - để dành cho con, còn thức ăn của chị chỉ có bắp cải luộc chấm nước mắm. Gần 60 tuổi nhưng hàm răng chị Soa chỉ còn 2 chiếc. Cũng chẳng có tiền mà thăm khám để biết mình bị bệnh gì. Chị ngồi trệu trạo nhai cơm nhão, luôn miệng giục con cố gắng ăn nhiều hơn.
Không có sức khỏe, chị Soa đi nhặt phế liệu, chùi rửa nhà vệ sinh thuê hay trông trẻ để kiếm tiền lo cho hai mẹ con.
Thời gian gần đây Vọng bị đau khớp vai, cánh tay phải khó cử động. Vừa rồi đi khám các bác sỹ yêu cầu vật lý trị liệu 6 tháng để phục hồi. Trung tâm vật lý trị liệu thì xa, một phần không có tiền, một phần tiếc thời gian học nên Vọng chần chừ không đi. Chị Soa phải thường xuyên xoa bóp cho con. Sức khỏe kém cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức học của Vọng, một số môn điểm thi không được như em mong muốn. Chiếc máy tính cũ được một nhà hảo tâm tặng lúc em nhập học đã rệu rã lắm rồi, suốt ngày hỏng. Mỗi lần như thế mang đi sửa cũng tốn một vài trăm nghìn nhưng nếu không sửa thì lại không có gì để học.
"Em chỉ ước hai mẹ con có đủ sức khỏe thôi chị ạ. Em sẽ cố gắng học xong đại học, kiếm được một công việc gì đấy phù hợp với khả năng của mình để có thể tự nuôi bản thân và phụng dưỡng mẹ. Mẹ em khổ cả đời rồi, chưa có một ngày được thảnh thơi", Vọng tâm sự.
Quay sang tôi, chị Soa bật khóc: "Chị không sợ khổ, không sợ vất vả, thiếu thốn, chỉ mong con có thể học hết đại học. Chị sợ mai mốt mình chết đi thì hối hận với con lắm. Thằng Vọng chịu nhiều thiệt thòi quá, cứ nghĩ mà thương con...".
Hoàng Lam
Theo Dantri
Bé gái 8 tháng tuổi chết thảm vì bồn nước rơi trúng phòng trọ Trong cơn giông lốc mạnh, khi hai mẹ con chị Ly đang ở trong phòng trọ thì bất ngờ bồn nước có dung tích 1.500 lít từ trên tầng thượng căn nhà lầu phía trước rơi thẳng xuống... Theo thông tin ban đầu, khoảng 15h ngày 4/9, người phụ nữ tên Ly (khoảng 30 tuổi) ở cùng đứa con gái là bé Phạm...