“Chồng ấy à, phải dạy chứ…”
Còn chị nào có quan niệm: “Chồng ấy à, phải dạy chứ…” thì tôi xin can.
Cái chuyện “Ai dạy ai?” mấy hôm nay xem chừng đốt nóng diễn đàn. Hình như đa số chẳng thích từ “dạy”. Tôi cũng vậy. Thế nhưng bà xã của… anh hàng xóm thì la toáng lên: “Chồng ấy à? Phải dạy chứ! Đàn ông chẳng qua chỉ là một thằng bé lớn đầu”. Vừa dứt câu, chị bị anh chồng là tiến sĩ đạp cho một đạp ngã dúi dụi…
Thôi thì chuyện dạy dỗ hãy để cho cha mẹ, thầy cô; còn vợ chồng thì theo tôi nên dùng từ “bảo ban nhau” mà sống là phù hợp nhất.
Có một thực tế như vầy: Người ta hay dùng từ “phái mạnh” để chỉ các anh và “phái yếu” để chỉ các chị. Những người ủng hộ “phái mạnh” thì bảo mạnh luôn thắng yếu; còn người ủng hộ phe tóc dài thì cho rằng “mạnh dùng sức, yếu dùng thế” nên chưa chắc ai thắng ai! Đem lý lẽ ấy vào cuộc sống vợ chồng thì gia đình sẽ biến thành bãi chiến trường. Mà các bạn biết rồi, trong mọi cuộc chiến tranh, cả hai bên đều là những người chiến bại!
Có câu rằng “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Nói như vậy không phải đổ lỗi cho… ông trời khi vớ phải anh chồng vũ phu. Theo tôi, trời sinh ở đây là sự sắp đặt ngẫu nhiên của các yếu tố cấu thành một cơ thể người người. Còn cha mẹ sinh là yếu tố di truyền mà thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau để cho ra một người đẹp xấu, cao thấp, hoàn chỉnh hay không!
Lại nói đến chuyện hôn nhân, người xưa đúc kết: “Mua heo chọn nái, cưới gái chọn dòng”. Theo tôi, dòng ở đây là nề nếp gia phong, là sự giáo dục mà con cái được hưởng. Vì sao nói đến nông dân hay những người ít học người ta hay cho rằng đó là những người cục súc, lỗ mãng? Là vì những tầng lớp ấy thường là nghèo khó, không có điều kiện học hành, giao tiếp với xã hội, lại thêm họ quá vất vả mưu sinh nên không thể kềm chế những ứng xử không phù hợp khi quá mệt nhọc. Bạn cứ thử đặt mình vô trường hợp ấy mà coi. Đang mệt, đang khổ, đang đói, đang lo lắng mà có anh chồng hay chị vợ lải nhải một bên tai, không nổi điên mới là lạ!
Video đang HOT
Vợ chồng sống chung nhà, ngủ chung giường, ăn chung mâm mà hơn thua nhau làm gì? (Ảnh minh họa)
Trở lại chuyện “Ai dạy ai?”, rõ ràng đa số anh chị em không thích từ “dạy”. Vợ chồng sống chung nhà, ngủ chung giường, ăn chung mâm mà hơn thua nhau làm gì? Chồng hơn vợ hay vợ hơn chồng một chút có sao đâu? Vấn đề ở đây là lễ nghĩa, nhường nhịn, yêu thương.
Người xưa đã dạy: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, “lời nói không mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”, kinh nghiệm ông bà truyền lại là điều đáng học hỏi. Có cô vợ nấu canh hơi mặn, anh chồng húp một miếng nhổ toẹt rồi mắng: “Nấu như vầy cho chó nó ăn”. Chị vợ đốp lại: “Hóa ra trong nhà này không phải có một con chó mà có tới hai con vì từ trước tới giờ tôi vẫn nấu cho ăn mà”. Thế là “bốp”, “xoảng”… Chị vợ bầm một con mắt, mâm cơm bay xuống đất. Con chó ngồi chực sẵn hưởng trọn.
Thế nhưng cũng trong trường hợp này, anh chồng vui vẻ: “Không biết hôm nay miệng mồm anh thế nào mà thấy món này hơi mặn đó em”. Chị vợ nếm một miếng, lập tức gật gù: “Em cũng thấy vậy. Tại hồi nãy em lỡ tay cho hơi nhiều muối. Thôi, anh ăn món khác đi, lần sau em sẽ nấu lạt hơn”. Tôi đã sống cạnh cặp vợ chồng thứ hai này 28 năm. Tới giờ họ vẫn “anh anh, em em” ngọt ngào dù đã có sui gia. Đáng nói là thông gia vô cùng quý nể, thân thiết như ruột thịt. Do vậy con cái cũng được nhờ.
Tóm lại, hoàn toàn ủng hộ chuyện nam nữ bình đẳng, bình quyền. Tuy nhiên bình đẳng, bình quyền nghĩa là chuyện ai nấy làm, vai ai nấy sắm chớ các chị đừng bắt các anh phải chửa đẻ, cho con bú; còn các anh cũng đừng bắt các chị vác bao lúa nặng 1 tạ như mình.
Còn chị nào có quan niệm: “Chồng ấy à, phải dạy chứ…” thì tôi xin can…
Theo VNE
Bố mẹ em không thích gia đình anh ấy
Anh ấy là lái xe, gia đình anh ấy hay cãi vã, xung đột.
Em có một chuyện muốn chia sẻ và rất mong nhận được sự hồi âm sớm.
Em và người yêu em yêu nhau cũng đã được gần một năm. Chúng em bằng tuổi nhau, hai đứa rất yêu nhau và đã nghĩ đến chuyện lập gia đình sau này.Bố mẹ em biết chúng em yêu nhau, mới đầu bố mẹ chỉ nhắc nhở chúng em phải biết giữ gìn cho nhau chứ cũng không nói gì đến anh. Nhưng một thời gian sau đó, bố mẹ em có nghe những người ở cùng làng với gia đình anh nói những chuyện không hay về nhà anh như bố nghiện rượu, con cái thì cãi nhau với bố mẹ (Vì mỗi lần bố uống rượu say là lại nói vợ con, anh ấy không chịu được nên có to tiếng với bố).Rồi bố mẹ ít học thức, họ hàng không yêu thương nhau, nhà thì nợ nần nhiều, dưới anh còn hai em nhỏ đang đi học. Rồi những chuyện không hay về anh trước kia.
Em cũng đã chứng kiến những chuyện đó, người yêu em hỏi có sợ không, nhưng không những em không thấy sợ mà còn thấy thương và yêu người yêu em hơn. Tuy nhà em cũng không khá giả nhưng nề nếp. Bố mẹ em bảo không phải bố mẹ ham gì nhưng bố mẹ đã vất vả nuôi em ăn học, thì khi lấy chồng cũng phải lấy người cho mình chỗ dựa vững chắc, sau này đỡ khổ. Bố mẹ làm vậy cũng chỉ muốn tốt cho con. Mà hoàn cảnh gia đình người yêu em thì như vậy, anh ấy thì lại chưa có việc làm ổn định (hiện đang lái xe tạm thời).
Em rất hoang mang không biết nên làm thế nào mặc dù đã giải thích cho bố mẹ hiểu. Em kể chuyện này thì anh ấy buồn lắm và có lần đã nói hai đứa nên dừng lại tại đây để em không phải khó xử nhưng rồi lại không làm được vì em và anh ấy đã quá yêu nhau. Anh ấy cũng bảo sẽ cố gắng chứng tỏ cho bố mẹ thấy anh ấy có thể đem lại hạnh phúc cho em. Mỗi lần nghĩ đến chuyện này thì chúng em lại càng yêu nhau nhiều hơn và hứa cùng nhau cố gắng. Nhưng thực sự em lo lắm vì bố mẹ em nói rất nghiêm khắc. Em rất mong nhận được lời khuyên từ chị (Em gái)
Gia đình em nền nếp nên không chấp nhận anh ấy (Ảnh minh họa)
Trả lời:
Chào em, cảm ơn em đã gửi băn khoăn về chuyên mục. Qua câu chuyện của em, chị hiểu em là một cô gái còn trẻ, đã có người yêu, tuy nhiên, hiện nay hai người đang gặp khó khăn do gia đình em không thích anh ấy.
Quả thật, đẻ con ra, cho ăn học thành người, cha mẹ nào cũng mong con cái gặp người tốt, yêu thương mình thật lòng, do đó, việc bố mẹ em thấy gia đình anh ấy như vậy nên ngăn cản cũng là điều dễ hiểu.
Về phía em, em và anh ấy yêu thương nhau thật lòng nên mong bố mẹ hiểu và thông cảm, tán thành cho hai người. Tuy nhiên, giữa hai người quả thật có khá nhiều điểm không hòa hợp, nhất lại là khi, anh ấy kém cỏi em, gia đình anh ấy không có nền tảng, do đó, sẽ dẫn đến chuyện không hạnh phúc sau này.
Trước mắt, em và anh ấy hãy cố gắng thuyết phục bố mẹ, tuy nhiên, cách thuyết phục tốt nhất là hãy làm cho gia đình em thấy anh ấy là người tốt, có tương lai, nên khuyến khích anh ấy đi học thêm một lớp tại chức buổi tối để sau này tìm việc tốt hơn. Nếu như anh ấy không cố gắng vươn lên thì sẽ rất khó hòa hợp với em sau này, khi đó chuyện ngăn cản của bố mẹ là đúng. Là con cái, mình cũng nên nghe lời bố mẹ bởi đó là những người yêu thương và lo cho tương lai của mình nhất em ạ.
Chúc em may mắn, hạnh phúc
Theo Bưu Điện Việt Nam
Anh yêu em nhiều lắm Dù ngày mai thế giới có đổi thay thì tình yêu anh dành cho em vẫn không bao giờ thay đổi. Anh không biết phải làm sao bây giờ nữa, cứ nghĩ rằng mình có thể sống khác, có thể lạnh lùng và vô cảm. Cứ nghĩ rằng khi trả lại em tất cả mọi thứ sẽ làm anh thấy thoải mái hơn,...