Chồng “ăn đói mặc rách” để dành tiền nuôi bồ nhí
Ban đầu tôi còn thấy kỳ lạ, lương anh hơn 17 triệu, hiếm khi thấy anh mua sắm gì mà trong ví anh vẫn không có tiền.
ảnh minh họa
Tôi và chồng tôi kết hôn đã 8 năm. Khi đó, tôi vừa chia tay với mối tình 5 năm của mình, cả trái tim và thể xác đã quá mệt mỏi với chuyện yêu đương. Tới lúc đến tuổi lấy chồng, phải chịu sức ép từ nhiều phía, tôi gặp được anh. Anh khi đó đã có nhà, có xe riêng, bố mẹ tôi lại quý mến anh, khen anh hiền lành, tốt tính nên tôi cũng “nhắm mắt đưa chân”.
Đám cưới của chúng tôi cũng được tổ chức chóng vánh, sau khi kết hôn hai vợ chồng vẫn luôn tôn trọng và có trách nhiệm với nhau. Tôi thấy cuộc sống vợ chồng dù không có tình yêu tha thiết của trai gái làm tiền đề, nhưng trôi qua những tháng ngày nhẹ nhàng bình yên như vậy cũng tốt. Chỉ là, hôn nhân của chúng tôi cũng không qua được “cái dớp 10 năm” mà mọi người vẫn nói…
Tiền lương mỗi tháng của chồng tôi khoảng hơn 17 triệu, tính ra cũng được gọi là thu nhập cao, nhưng từ ngày lấy nhau, tôi chưa bao giờ quản chuyện tiền nong của anh, cũng không bắt anh đóng góp gì về tài chính. Tôi làm trưởng phòng kinh doanh ở một công ty khá lớn, thu nhập của tôi gấp 3 lần lương chồng, chưa kể thưởng doanh số, thưởng quý, thưởng năm,… nên mọi chi tiêu trong nhà tôi vẫn tự mình gánh vác, anh cũng không bao giờ hỏi han đến tài chính của tôi. Do đó, vợ chồng chúng tôi chẳng bao giờ hục hặc nhau vì chuyện tiền nong như nhiều cặp vợ chồng khác.
Chỉ có một điều khiến tôi thấy lạ là, lương anh cao như thế, anh lại không có thói quen xấu nào: không rượu chè cờ bạc, không hút thuốc, rất ít khi mua sắm,… vậy mà anh cũng chẳng có tiền. Thời gian đầu, tôi cũng không nghĩ ngợi nhiều, chỉ cho rằng đàn ông thi thoảng đi ăn uống với bạn bè, rồi mời khách hàng, đối tác cũng tốn kém nên anh mới không dư dả. Thương chồng mặc đi mặc lại mấy bộ quần áo cũ, đôi giày đi mấy năm cũng không đổi, lại sợ chồng tự ái, tôi luôn nhân những dịp đặc biệt trong năm để sắm sửa đồ mới cho anh. Nào ngờ đâu, chồng tôi “ăn đói mặc rách” để lấy tiền đi bao gái…
Video đang HOT
Từ sau khi sinh con, chồng tôi đã tỏ ra khá thờ ơ chuyện vợ chồng. Ban đầu thì lấy lý do con ngủ chung không tiện, sau anh lại nói tôi làm việc khuya khiến anh khó ngủ để lấy cớ ngủ riêng. Có lần tôi chủ động còn bị anh gạt ra, nói đi làm mệt mỏi không có tâm trạng. Tôi hỏi đùa có phải anh “chán cơm thèm phở” không, thì anh sống chết phủ nhận Chính điều này khiến tôi sinh nghi.
Sau ngày hôm đó, tôi để ý thấy anh lúc nào cũng nhăm nhăm cái điện thoại trên tay, kể cả khi vào toa lét cũng không rời. Mấy lần vào trộm máy tính của chồng đọc tin nhắn, kiểm tra mail thì không thấy có gì khả nghi, xem trộm điện thoại, tôi lại không thấy có gì bất thường.
Cho đến một hôm, anh nói là tăng ca về muộn, về nhà thì quá mệt mỏi nên lăn ra ngủ luôn. Đúng lúc đó có tin nhắn đến, tôi mở ra, sững người khi đọc được tin nhắn tình cảm của một cô gái, được anh lưu là “vợ yêu”. Tra lại lịch sử tin nhắn của hai người, tôi mới phát hiện ra họ đã qua lại với nhau được một thời gian dài, nhưng điện thoại anh có hai chế độ đăng nhập nên lần trước tôi mới không phát hiện ra.
Tôi lồng lộn lên, tra khảo anh mới biết cô gái kia vốn là một sinh viên đại học, mới 19 tuổi, được anh “bao nuôi” một thời gian. Cô ta không biết anh đã có vợ, chỉ nghĩ anh là một chàng người yêu dịu dàng, chu đáo, biết quan tâm và hào phóng. Ngoài việc thuê cho cô ta một cái nhà riêng, hàng tháng anh còn chu cấp cho cô ta 5 triệu, danh nghĩa là người yêu giúp đỡ, rồi còn đưa cô ta đi ăn uống, mua sắm. Vì thế, hầu hết tiền lương hàng tháng của anh đều dốc cho “tình yêu” này, mà cô ta cũng không nghĩ rằng mình “được” bao nuôi.
Tôi cho anh hai lựa chọn: một là chia tay cô ta, về sau tiền lương hàng tháng cũng phải nộp hết cho vợ; hai là ly hôn. Thế mà anh ta còn dám cầu xin tôi, nói sẽ cắt đứt với cô gái kia, nhưng hàng tháng vẫn chu cấp cho cô ta cho đến khi ra trường, coi như phí bồi thường vì cô ấy cũng là bị chồng tôi lừa gạt.
Đến nước này thì tôi cũng chẳng còn gì để nói nữa. Tôi không đủ rộng lượng đến mức tha thứ cho chồng ngoại tình, còn phải bỏ tiền chu cấp cho “tình cũ” của chồng. Tôi chỉ muốn ly hôn, cắt đứt hoàn toàn với người đàn ông này, nhưng lại thương con gái không có gia đình trọn vẹn…
Theo Dân Việt
Người Việt tiết kiệm nhất thế giới?
Theo nghiên cứu của Nielsen, người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á tiếp tục là những người "khao khát" để dành tiền tiết kiệm nhất thế giới, với gần hai phần ba (61%) người Việt để dành tiền "nhàn rỗi" của mình vào tiết kiệm, so với mức chỉ 48% trên toàn cầu.
Theo báo cáo mới công bố của ngày 20/5 của Nielsen, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục thấy sự cải thiện đáng kể trong quý I/2015, đã giúp Việt Nam trở thành quốc gia thứ sáu có mức độ lạc quan nhất trên toàn cầu, với chỉ số 112 điểm, tăng 6 điểm so với quý trước đó. Đây cũng là số điểm cao nhất kể từ quý II/2010, tiếp tục với xu hướng diễn biến tích cực của 2 quý trước.
Ông Vaughan Ryan - Tổng Giám đốc công ty Nielsen Việt Nam, cho biết: "Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam tiếp tục tăng dù thị trường đang diễn biến chậm chạp. Những gì chúng ta đang thấy ở đây không phản ánh đúng thực trạng của thị trường, mà đúng hơn là phản ánh hy vọng và tâm trạng của người tiêu dùng Việt trong tương lai".
Theo ông Vaughan Ryan, Việt Nam vẫn là một quốc gia rất trẻ và lạc quan, với 57% dân số dưới 35 tuổi và số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học tăng 60% trong thập niên cuối cùng. Hơn nữa, sự lạc quan này còn phản ánh từ một thực tế là người tiêu dùng Việt trung bình có nhiều tiền hơn để chi tiêu cho bản thân, cải thiện đời sống và có nhiều khát vọng để được tốt hơn mỗi ngày.
Báo cáo cũng cho hay, ý định thay đổi chi tiêu để tiết kiệm chi phí gia đình của người tiêu dùng Việt vẫn ổn định ở mức cao kể từ quý II/2014. Tương tự như quý trước, hơn 8 trong 10 người tiêu dùng Việt Nam (86%) đã điều chỉnh thói quen chi tiêu của họ trong vòng 12 tháng qua để tiết kiệm chi phí gia đình bởi vì có hơn 50% người tiêu dùng nghĩ rằng đất nước đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế tại thời điểm này.
Hơn 3 trong 5 người tiêu dùng Việt Nam đã cắt giảm chi tiêu của họ vào việc mua quần áo mới (62%) và đã cố gắng tiết kiệm chi phí điện và ga (61%). Hơn một nửa số người tiêu dùng đã cắt giảm các chi phí giải trí gia đình (57%). Bên cạnh đó, hai trong số năm người tiêu dùng đã trì hoãn việc nâng cấp các thiết bị công nghệ (46%) và việc thay thế các mặt hàng gia dụng lớn (44%).
Nhìn chung, người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á tiếp tục là những người "khao khát" để dành tiền tiết kiệm nhất thế giới, với gần hai phần ba (61%) người Việt để dành tiền "nhàn rỗi" của mình vào tiết kiệm, so với mức chỉ 48% trên toàn cầu. Khi nói đến mức độ tiết kiệm, Việt Nam giữ mức cao nhất trên toàn cầu (78%), tiếp theo là Indonesia (74%), Philippines (68%), Singapore (66%), Malaysia (65%) và Thái Lan (64%).
"Mặc dù hầu hết người tiêu dùng Việt đang ưu tiên cho để dành tiền tiết kiệm, nhưng khảo sát này cũng cho thấy rằng, sau khi trang trải hết các chi phí sinh hoạt, gần một nửa số người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi cho các mục lớn như du lịch dịp lễ và nghỉ hè (44%) và mua các sản phẩm công nghệ mới (40%, tăng 6% so với quý trước)", Nielsen cho hay.
Cũng theo Nielsen, tương tự như quý trước, hiện trạng của nền kinh tế vẫn là một mối quan tâm chính cho người tiêu dùng trong sáu tháng tiếp theo trong khu vực Đông Nam Á (15%), đặc biệt nhiều hơn ở Malaysia (31%) và Thái Lan (26%). Lo ngại lớn khác trong khu vực bao gồm sự cân bằng giữa công việc & cuộc sống, sự đảm bảo công việc và sức khỏe. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại xu hướng chung của toàn khu vực, trong sáu tháng tới, một trong năm người tiêu dùng Việt lo ngại về sức khỏe của họ (19%) thay vì hiện trạng nền kinh tế (15%) và sự bảo đảm công việc (16%).
Báo cáo cũng cho thấy rằng người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á tiếp tục là một trong những người tiêu dùng có niềm tin cao nhất toàn cầu. Với chỉ số 123 điểm (tăng 3 điểm so với quý trước), người Indonesia vẫn là người tiêu dùng lạc quan đứng thứ hai toàn cầu, sau Ấn Độ với 129 điểm. Philippines đứng thứ ba với số điểm là 115 điểm (giảm 5 điểm), trong khi Thái Lan vẫn đứng ở vị trí thứ năm với điểm số 114 (tăng 3 điểm). Người tiêu dùng tại Singapore vẫn lạc quan với 100 điểm. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Malaysia tăng lên 94 điểm (tăng 5 điểm so với quý trước).
Phương Dung
Theo Dantri