Chồng 32 tuổi muốn sinh con thứ 2, vợ đáp: “Một đứa còn nuôi không tốt nữa là đòi thêm”
Vì Hạnh không có thu nhập nên toàn bộ tiền nong dựa vào mức 8 triệu của Hùng. Lương của anh càng trở nên chật vật với cuộc sống của cả 3 người.
Nhiều người trẻ hiện nay có quan điểm riêng về chuyện kết hôn và sinh con. Không thể phủ nhận rằng việc điều kiện vật chất còn thiếu thốn thì sinh con sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của chính họ.
Sự khác biệt giữa kết hôn và sinh con lớn vô cùng. Bởi vậy, khi lựa chọn bạn đời phụ nữ đừng vì vài điều trước mắt mà bỏ qua điều cốt lõi nhất là năng lực đàn ông.
01
Hạnh và Hùng gặp nhau trong một buổi hẹn hò mà bạn bè mai mối. Trước đó, Hạnh đã có tình yêu suốt 3 năm nhưng không thể đi đến được hôn nhân. Hạnh cảm thấy rằng mình đã hoài phí thật nhiều vào tình yêu tuổi thanh xuân nhưng chẳng dám lên xe hoa cùng người yêu vì họ không có sự nghiệp, gia đình lại nặng gánh.
Hạnh muốn tìm một người vừa đủ để có thể tiến đến hôn nhân. Bởi vậy, bạn bè đã giới thiệu Hùng cho cô.
Vì dự định kết hôn, Hạnh đã xem xét điều kiện gia đình của đối phương rất kỹ. Cô nhìn thẳng vào điều tiên quyết là nhà, xe và tiền tiết kiệm của anh ta.
Hùng không phải là một ứng cử viên tệ. Anh làm trong một công ty với công việc nhàn hạ, mức lương 8 triệu đồng. Bố mẹ Hùng buôn bán nhỏ, có nhà riêng cho con trai lấy vợ. Hạnh nhìn thấy như thế nên rất coi trọng Hùng. Lấy chồng mà có sẵn cái nhà đã là một sự thắng lợi.
Cả hai quen nhau và tìm hiểu được 1 năm thì kết hôn. Ai cũng cho rằng Hạnh sung sướng khi lấy được người đàn ông có sẵn nhà cửa.
Sau khi cưới nhau, Hạnh mang thai và sinh em bé. Cô rất mong chờ sự ra đời của con đầu lòng.
Có một bài học thế này, khi phụ nữ kết hôn, họ không nên chỉ nhìn vào điều kiện của gia đình người đàn ông. Nhìn vào là đúng nhưng nhìn vào rồi coi đó là điều tiên quyết cho chuyện cưới xin là sai.
Video đang HOT
Bố mẹ có của giúp đỡ con cái là cái tốt nhưng đến lúc bố mẹ cũng già đi chứ chẳng thể ở bên con cái mãi mãi.
02
Khi Hạnh mang thai, cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn bởi cô phải nghỉ làm dưỡng thai. Sau đó con nhỏ, Hạnh cũng không thể đi làm luôn được. Bố mẹ chồng quá bận rộn với công việc để mà có thể nghỉ ngơi hoàn toàn một người lên phụ giúp chăm em bé.
Vì Hạnh không có thu nhập nên toàn bộ tiền chi tiêu dựa vào mức 8 triệu của Hùng. Lương của anh càng trở nên chật vật với cuộc sống của cả 3 người. Hạnh đã phải dùng tiết tiết kiệm, tiền có được sau đám cưới để chi tiêu.
Hùng thì vẫn thế, hài lòng với 8 triệu của mình. Đến lúc con cái ốm, cần tiền, Hùng trực tiếp về xin bố mẹ. Nhưng bản thân Hùng lại chẳng biết cách tiết kiệm. Bởi vì đam mê giày nên hễ có đôi giày nào vừa ý là Hùng lại tìm cách để mua.
Hạnh sốt ruột với chuyện gia đình nên tìm cách thúc giục chồng. Công ty Hùng điều động công tác, Hùng có cơ hội được đến vị trí khác, công việc bận rộn hơn, đi làm xa hơn nhưng lương tăng gấp đôi. Hạnh biết chuyện, khuyên chồng nắm bắt nhưng anh ta từ bỏ.
Hùng bảo rằng tại sao phải khổ đến vậy trong khi cuộc sống của cả gia đình đều tốt. Bố mẹ Hùng thì thương con, rất hay dấm dúi cho tiền nhưng Hạnh vẫn thấy bất an trong lòng.
Con cái dù kết hôn rồi nhưng bố mẹ vẫn giúp đỡ tiền nong là điều bình thường. Đừng thấy xấu hổ khi bố mẹ giúp đỡ nhưng phải biết sống tự lập, tự chủ bằng chính bản thân.
Con người lười biếng một khi có được lợi ích mà không cần nỗ lực thì họ sẽ càng lười biếng hơn. Lúc đó, tiếp tục cho tiền không phải là giúp mà là hại đối phương rồi.
03
Tình trạng này kéo dài suốt 2 năm, bố mẹ chồng giục hai vợ chồng sinh tiếp một đứa bé nữa. Hùng cũng muốn có thêm con nên rất hứng thú với đề nghị này. Lúc đó, anh ta đề nghị với Hạnh chuyện sinh con thứ 2. Thế nhưng Hạnh từ chối ngay lập tức.
“Một đứa nuôi không tốt nữa là đòi đẻ thêm. Em không đủ khả năng nuôi đến hai đứa trẻ đâu”.
Thế nhưng Hùng không nghe, liên tục bảo rằng nhà mình có bố mẹ hỗ trợ tiền bạc hàng tháng, chẳng tội gì mà không sinh con hết cả. Đến nước này, Hạnh mới bức xúc:
“Hàng tháng số tiền anh kiếm được chỉ miễn cưỡng duy trì cuộc sống của chúng ta mà thôi. Bố mẹ cũng không thể tháng nào cũng cho con cái tiền. Con thì nhỏ, em chẳng đi làm được. Nếu em đi làm thì tiền tìm người trông con ít cũng 5-6 triệu rồi, tiền đâu ra nữa hả anh. Anh có nghĩ cho tương lai không, chỉ cần con ốm hay anh hoặc em ốm là cả tháng đó nhịn luôn. Anh nghĩ gì mà dám đề nghị sinh thêm khi chỉ kiếm được 8 triệu”.
Những lời này khiến Hùng chẳng dám lên tiếng vì thật sự nó không sai. Hạnh lại vô cùng đau khổ, ban đầu cô kết hôn chỉ nhìn thẳng vào gia đình Hùng, nhìn vào nhà cửa và sự ổn định mà quên mất đi chính bản thân Hùng cũng cần được xem xét về khả năng. Nhiều lúc Hạnh hối hận vì sự thiếu sót của bản thân ngay từ đầu như đã muộn mất rồi.
Đàn ông và phụ nữ một khi kết hôn thì cần phải trưởng thành. Đối với phụ nữ, điều kiện gia đình của chồng tất nhiên là quan trọng. Điều kiện tốt có thể giảm bớt gánh nặng cho họ. Tuy nhiên, đừng bỏ qua khả năng cá nhân của anh ta.
Người tích cực, chăm chỉ, có tham vọng và siêng năng thì về lâu về dài sẽ khiến cuộc sống tốt lên. Trái lại, người không có tham vọng và mục tiêu sẽ khiến cuộc sống rối ren vô cùng.
Thấy chị hàng xóm phải xa chồng quanh năm nên tôi rất thương cảm, song một lần nhìn rõ mặt chồng chị ấy mà tôi bủn rủn kinh hoàng
Cho đến hôm vừa rồi, tôi đã được diện kiến chồng chị hàng xóm. Để rồi khi nhìn rõ mặt người đàn ông đó thì tôi không khỏi run rẩy kinh hoàng.
Tôi mới lấy chồng được 2 năm và vẫn chưa sinh con. Vợ chồng tôi hiện đang ở trọ, dự định khoảng một, hai năm nữa mua được nhà thì mới lên kế hoạch sinh em bé.
Cách đây 5 tháng, tôi và chồng chuyển đến một khu trọ mới. Cạnh phòng trọ tôi là chị hàng xóm tên Nga. Chồng chị ấy vắng nhà gần như quanh năm nên lúc nào cũng chỉ có hai mẹ con lủi thủi với nhau. Nhìn chị chẳng khác gì mẹ đơn thân một mình nuôi con nhỏ mà tôi thấy thương cảm.
Chị Nga tính tình hiền lành, chỉ làm một công việc nhàn tản, còn lại dành thời gian chăm sóc cho cậu con trai nhỏ. Thế nhưng đời sống của mẹ con chị ấy không đến nỗi nào do có chồng lo toan. Chồng chị ấy cứ một, hai tháng mới về thăm vợ con, mỗi lần cũng chẳng ở lại lâu, có lúc còn đi ngay trong ngày.
Tôi chưa lần nào gặp mặt chồng chị Nga vì anh ta ít về thăm vợ, có lần anh về thì hôm đấy tôi lại đi vắng. Cho đến hôm vừa rồi, tôi đã được diện kiến chồng chị hàng xóm. Để rồi khi nhìn rõ mặt người đàn ông đó thì tôi không khỏi run rẩy kinh hoàng.
Người đàn ông đó không ai khác chính là anh rể của tôi. Anh ấy nhìn thấy tôi cũng rất bất ngờ. Trước khi tôi lao vào chất vấn thì anh ấy ngăn tôi lại rồi đề nghị tôi ra quán cafe đầu ngõ nói chuyện.
Tôi giận sự trơ trẽn của anh rể nhưng cũng phải công nhận những điều anh ta nói là đúng. (Ảnh minh họa)
Trước nay có ai không thầm ngưỡng mộ chị gái tôi vì lấy được anh rể. Hai người yêu nhau từ khi còn là những cô cậu sinh viên, sau 8 năm bên nhau mới đi đến hôn nhân. Suốt thời gian chung sống, anh luôn đối xử tốt với chị chẳng có chỗ nào chê trách.
Nhưng chị gái tôi bị bệnh tim từ nhỏ, chị ấy không thể sinh con. Anh rể bất chấp sự phản đối của gia đình, quyết tâm cưới chị. Sáu năm qua, anh rể chưa bao giờ có ý định ruồng rẫy chị, tình cảm vợ chồng vẫn rất mặn nồng. Bố mẹ anh rể cũng chẳng hề ghét bỏ cô con dâu không thể sinh cháu cho họ. Bây giờ thì tôi đã hiểu, không phải vì họ quá tốt mà bởi vì anh rể đã có phòng nhì với đứa con khác rồi.
Anh rể nói vì cả thanh xuân chị tôi đã dành cho anh nên anh không đành lòng chia tay chị. Cưới về rồi, chị thành vợ anh thì tất nhiên anh phải đối xử tốt với chị. Thế nhưng khao khát được làm bố và trách nhiệm sinh con nối dõi cho bố mẹ thì vẫn phải thực hiện. Do đó cách duy nhất là anh lén lút có con bên ngoài, vậy là vẹn cả đôi đường.
Anh rể thản nhiên bảo tôi tốt nhất hãy coi như không biết gì, làm ầm ĩ lên thì người phải chịu tổn thương chỉ là chị gái tôi mà thôi. Cùng lắm là ly hôn, rồi ai sẽ cưới chị khi mà chị ấy không thể sinh con? Ly hôn rồi ở vậy một mình hay sao?
Tôi giận sự trơ trẽn của anh rể nhưng cũng phải công nhận những điều anh ta nói là đúng. Mong ước có con có cháu của gia đình anh rể là hoàn toàn chính đáng. Song nghĩ đến chị gái mà tôi thấy thương chị quá. Tôi nên làm thế nào? Làm ngơ bí mật của anh rể, để mặc chị gái sống trong thứ hạnh phúc giả tạo ấy ư?
7 câu nói THẲNG nhưng THẬT giúp phụ nữ khôn hơn mỗi ngày Muốn hạnh phúc hơn mỗi ngày, không bị ai bắt nạt nữa, phụ nữ khôn ngoan nên nhớ những câu này, khắc ghi, học thuộc lòng luôn càng tốt. Dưới đây là những câu nói giúp phụ nữ khôn ngoan , không sợ bất cứ ai ức hiếp hoặc sống trong bất hạnh, không có khả năng tự bảo vệ bản thân. Phụ...