Chọn vợ chọn chồng đừng quên hợp nhau về ‘chuyện ấy’
Sex giữa hai vợ chồng không phải chỉ là chuyện sinh con đẻ cái, nó là sợi dây níu giữ hai người. Sex là chất xúc tác bền bỉ của tình yêu, và sex giữa hai vợ chồng còn đóng nhiều vai trò hơn thế.
Cô bạn tôi cả mấy tuần nay cứ băn khoăn chuyện cưới hay không cưới anh người yêu đã gắn bó hai năm trời. Lời cầu hôn đến không quá sớm, cô cũng chẳng còn là cô bé trẻ trung ham chơi nữa, nhưng băn khoăn thì vẫn cứ băn khoăn. Sau khi tư vấn đủ điều, anh bạn tôi nửa đùa nửa thật chốt một câu: “Nếu hợp nhau về sex thì cưới, không hợp thì thôi”. Cả lũ bật cười.
Câu nói đùa của anh bạn tôi, hóa ra lại là một “chân lý” đối với các cặp vợ chồng. Ngày xưa sex là chuyện kiêng kị chẳng ai dám nhắc, nhưng nó quan trọng thế nào, người trong cuộc chẳng ai phủ nhận. Cô tôi làm trong tổ hòa giải của tổ dân phố từng kể suốt gần chục năm, phần lớn các vụ ly hôn cô gặp đều có chung một lý do tế nhị: Không hợp nhau về sex.
Cô bảo những lý do khác thì còn có khả năng hòa giải, nhưng gặp phải lý do này thì hầu như cuộc hôn nhân đã chẳng thê cứu vãn, đành phải để đường ai nấy đi. Sex quan trọng như cơm ăn, nước uống, làm sao có thể bảo người ta nhịn ăn, nhịn uống suốt phần đời còn lại.
Sex giữa hai vợ chồng không phải chỉ là chuyện sinh con đẻ cái, nó là mối dây níu giữ hai người. Đừng nghĩ rằng sự ràng buộc chắc chắn nhất giữa hai vợ chồng là con cái, con cái chỉ là sợi dây tình nghĩa mà thôi. Nhiều cặp vợ chồng ly hôn trong sự hòa bình, đôi bên vẫn tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau dạy dỗ con cái, thì trách nhiệm cố gắng giữ lại vỏ bọc gia đình vì con dường như không đúng nữa.
Sex thì khác, nó là điều riêng tư nhất trong mối quan hệ vợ chồng, là sự đam mê, gắn kết tự bản thân hai người tạo ra cho nhau, chẳng thể nhờ vào bất cứ yếu tố bên ngoài nào khác. Còn đam mê nhau, sẽ còn tình yêu, còn tinh nghĩa. Hết đam mê, chăn gối nguội lạnh, một trong hai người hoặc cả hai người biết đâu sẽ kiếm tìm đam mê ở một nơi nào khác, và dễ dàng mang theo cả tình yêu, trách nhiệm san sẻ cho ai đó bên ngoài.
Nếu sex với bạn chẳng quan trọng, cũng đừng chê bai, dè bỉu nhu cầu của người khác, bởi “không ăn nhạt thì đâu biết thương đến mèo”. Đối với một người trưởng thành, sex là quyền con người, là món quà tuyệt vời của tạo hóa. Bạn cứ thử truy cập vào bất kỳ một trang báo, website nào đó mà xem, chẳng thể thiếu các chuyên mục chuyện phòng the, giữ lửa gối chăn. Sex là chất xúc tác bền bỉ của tình yêu, và sex giữa hai vợ chồng còn đóng nhiều vai trò hơn thế.
Trong cuộc sống vợ chồng, thể nào chẳng có những lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Khi ấy, chẳng ai phủ nhận được rằng sex là cách làm hòa nhanh nhất, ngọt ngào nhất. Người ta thường nói vợ chồng giận nhau đầu giường, làm lành cuối giường.
Video đang HOT
Một cái ôm thật chặt, một vài lời thủ thỉ, lửa yêu ngọt ngào bùng lên giữa hai người sẽ xóa tan đi tất cả mọi giận hờn. Sau cuộc yêu nóng bỏng, người ta dễ ngọt ngào với nhau hơn, dễ thấu hiểu cho nhau hơn. Hòa hợp về sex, người bạn đời sẽ luôn luôn hấp dẫn trong mắt một nửa còn lại. Mà đã luôn thấy vợ/ chồng mình hấp dẫn, tội gì phải đi ngoại tình cho mệt.
Theo như thống kê, hầu hết nguyên nhân các vụ ngoại tình của đàn ông đều bắt nguồn từ sex. Lòng chung thủy đôi khi không chiến thắng được bản năng. Từ “bóc bánh trả tiền”, từ ham vui đến nảy sinh tình cảm thực sự không xa. Tâm ý không tương thông, cộng thêm gối chăn nguội lạnh, chẳng mấy dẫn đến cảnh “đồng sàng dị mộng”.
Mà đừng tưởng chỉ đàn ông mới có khao khát. Khao khát của đàn bà cũng luôn rất đầy, chỉ có điều ít ai dám nói ra. Một khi khao khát ấy khiến họ phải kiếm tìm người đồng điệu ở bên ngoài gia đình thì nguy cơ đổ vỡ luôn cao hơn so với đàn ông. Bởi với phụ nữ, sex là tình cảm, là cảm xúc, chẳng phải đơn thuần để thỏa mãn nhu cầu.
Nếu coi thường vai trò của sex trong đời sống vợ chồng, bạn đã mắc phải sai lầm quá lớn rồi. Nhiều người thường xuề xòa cho rằng việc hấp dẫn nhau, quyến rũ nhau là chuyện khi yêu, lấy nhau về rồi bao nhiêu thứ phải lo, ai mà còn hơi sức để tâm chuyện đó.
Bạn nhầm. Khi còn yêu nhau, mật ngọt tình yêu dễ tô hồng mọi thứ. Mọi điều khi ấy với ta còn đầy mới lạ, dù vụng về, dù lệch pha chút ít cũng dễ dàng cho qua. Nhưng cuộc sống vợ chồng với quá nhiều trách nhiệm, áp lực sẽ khiến người ta dễ nảy sinh mâu thuẫn, dễ xa nhau. Khi ấy, nếu chút hấp dẫn trong mắt nhau cũng chẳng được chăm chút thì cuộc sống vợ chồng bỗng chốc trở nên nhạt nhẽo và trở thành gánh nặng.
Vợ hay chồng là người đầu ấp tay gối, ngoài chuyện chăm sóc, dạy dỗ con cái, hiếu thảo với hai bên nội ngoại, việc gìn giữ ngọn lửa đam mê giữa hai vợ chồng là điều vô cùng quan trọng. Bởi chẳng phải con cái, chẳng phải tờ giấy đăng ký kết hôn, chẳng phải trách nhiệm với hai bên dòng tộc, chính tình yêu mới là điều ràng buộc hai người. Mà tình yêu chẳng bao giờ có thể tách khỏi đời sống gối chăn.
Chọn vợ, chọn chồng.
Người ta thường nói, tình yêu là tình bạn cộng thêm tình dục. Bởi vậy, nếu thiếu sex, mối quan hệ giữa hai vợ chồng đã chẳng còn là tình yêu đúng nghĩa. Ta sẽ thấy người chồng đơn thuần chỉ là người đóng góp tiền nhà, tiền điện nước mỗi tháng, người vợ chỉ là người cho mình bữa cơm nóng, chiếc áo phẳng mỗi ngày.
Đam mê nhau không còn, nỗi nhớ nhung không còn, ta sẽ quên béng ngày xưa mình đã từng loạn nhịp trước ánh mắt của anh ấy thế nào, đã từng run rẩy khi lần đầu tiên chạm môi cô ấy ra sao. Nguy hiểm hơn, nếu bỗng một ngày ta lại tìm thấy đam mê đó ở một người thứ ba. Khi ấy cuộc sống vợ chồng còn lại điều gì, còn lại chỉ là nghĩa vụ chưa thể chối bỏ mà thôi.
Sex trong đời sống vợ chồng, bạn hãy nghĩ rộng hơn. Không chỉ “lên đỉnh” là xong, nó còn là sự hấp dẫn, khao khát, nhớ nhung làm nên sự hòa hợp trọn vẹn. Không chỉ cuộc sống hàng ngày mới cần thấu hiểu, ngay cả trên giường cũng cần chia sẻ và thấu hiểu, để sex mãi là chất keo dính nồng nàn, bền chặt giữ lửa cho cuộc sống lứa đôi.
Theo Emdep
Em ơi! Lấy chồng nghèo, chớ nên lấy chồng hèn
Mấy hôm nay thấy cộng đồng mạng nóng ran về hình ảnh một ông bố đứng giữa xôn xao đường phố, trưng biển xin việc để mua sữa cho con, tâm anh bỗng nhiên rung lên những hồi thương cảm.
Anh chẳng thương cho chàng trai đã phải phơi khuôn mặt có vẻ tri thức của mình ra giữa đường, biến mình thành một cái cột để móc vào một cái biển hòng cầu vớt sự quan tâm của cộng đồng, cái anh thương là thương người vợ của chàng ta, anh thương đứa con của chàng ta. Chao ôi, xấu chàng thì hổ ai. Sang chàng thì đẹp ai.
Khi một người phụ nữ quyết định "khi hai ta về chung một nhà" tức là họ đã quyết định trao gửi cuộc đời mình cho một người đàn ông đủ sức che chở, bọc bao, đủ sức cáng đáng những chuyện mà người đàn ông trong gia đìnhphải gánh vác. Xã hội phân chia lao động, hôn nhân phân chia vị trí. Đó là một thực tế chưa có nhiều biến đổi. Gánh nặng kinh tế phải được đặt lên người chồng, người vợ được tạo hóa giao phó cho một thiên chức khác.
Người vợ được giao phó cho thiên chức khác.
Ngày nay, người vợ đã có chỗ đứng tốt hơn trong gia đình và xã hội. Có những gia đình người vợ vừa là người làm ra của cải vật chất chủ yếu vừa là người nắm vai trò chỉ huy tuyệt đối.
Tuy nhiên, cô vợ của chàng trai cầm biển chắc hẳn vẫn là người phụ nữ, người mẹ theo hình thức truyền thống, đó là ở nhà chăm lo việc nhà, dạy dỗ chăm sóc con cái để cho người chồng bươn chải đường đời kiếm tiền về gồng gánh căn nhà nho nhỏ ấy.
Chuyện cầm biển xin việc trước nay chẳng phải là sự lạ lắm. Khi cung vượt quá cầu, khi đòi hỏi về năng lực của người lao động ngày càng gia tăng, ắt sẽ sản sinh ra những dư thừa tất yếu. Trên các trang mạng xã hội, có hẳn những sàn giao dịch việc làm, ở đó người tìm việc nói về mình, năng lực, bằng cấp, yêu cầu mức lương...của mình, người tuyển dụng đưa ra yêu cầu đối với công việc mà họ cần tìm người tương ứng.
Còn đời thực, chuyện ở xứ Tây ghi nhận trường hợp thiếu nữ 19 tuổi Hanna ở Wilts (Anh), cũng giống như "chàng trai của chúng ta", cô gái này đứng giữa thành phố trên tay ôm tấm biển "cần tìm một công việc, có thể giúp tôi không?". Hanna cũng tâm sự đã đi xin việc ở hơn 200 địa chỉ, thậm chỉ tìm cả trên internet nhưng đều không tìm được việc như ý, vì vậy mới quyết định lựa chọn phương án này. Kết quả, sau những cuộc gọi quấy nhiễu của các đấng nam nhi thì cô cũng tìm được một công việc ưng ý đó là làm một điện thoại viên với mức thu nhập 14.000 bảng Anh/năm.
Con cái không chịu trách nhiệm cho việc bố thất nghiệp.
Em à, trong bối cảnh khi công việc đang ngày càng khan hiếm, giữa cơn bải hoải của kinh tế, anh không dè bỉu mọi cơ hội để thông điệp của người lao động đến được tai nhà tuyển dụng. Với bản tính khiêm tốn, chúng ta đã có thời kỳ không để cái tôi của mình được trồi lên, còn bây giờ tự quảng bá thương hiệu cá nhân đang là một công việc khôn ngoan và đáng khuyến khích.
Vậy em thử đem so sánh trường hợp của Hanna với trường hợp của anh chàng cử nhân Phùng Đức Ninh trong câu chuyện ở trên xem có sự khác biệt gì. Khác biệt đó chính là cái người ta bấu víu vào để xin việc. Một con người tự tôn, có ý thức về cái tôi bản thân, một người xin việc chân chính, có năng lực phải phô ra bên ngoài cái mình có, cũng là cái nhà tuyển dụng cần, vậy mà ở đây ông bố trẻ đã đưa con mình ra và cụ thể hóa nó bằng hộp sữa để mong cầu xin việc.
Con cái không chịu trách nhiệm cho việc bố thất nghiệp, con cái không tự nhiên mà sinh ra, nó là kết quả của một quá trình, trong hôn nhân nó có thiên hướng của sự đồng thuận nhiều hơn. Ông bố có quyền và buộc phải có quyền chăm lo cho con mình, nhưng một ông bố hèn là ông bố lôi con ra làm cái cớ nhằm kiếm việc.
Trong một cuộc thi mà anh chứng kiến, có hai đội đều có số điểm ngang nhau, thành viên của một đội đã đứng lên và giới thiệu rằng đội của anh ta có một thành viên tật nguyền, và coi đó như là một điểm mạnh để ưu ái. Kết quả một thành viên cũng tật nguyền của một đội khác để lên án mạnh mẽ hành động này. Họ, những người tật nguyền không muốn lấy đó làm thế mạnh, họ còn coi đó là động lực nữa kia.
Vậy nên em ạ, thế gian không ai được chọn mẹ chọn cha, nhưng thế gian cho chúng ta được phép chọn vợ chọn chồng. Em có thể chọn một người chồng nghèo, nhưng đừng chọn chồng hèn em nhé. Bởi người đó sẽ là cha của con em đấy, nhớ chưa.
Theo Afamily
Một tay kéo áo lên cho con bú, tay kia tôi vẫn không quên nhắn tin dạy cho nhân tình của chồng cách "phục vụ" anh Tới tối, anh mò về nhà trong tình trạng bầm dập. Nhìn tôi bằng ánh mắt lấm lét. Cũng như bao cô gái khác, tôi kết hôn năm 27 tuổi. Nhiều người nói đó là tuổi muộn, còn với riêng tôi, tôi lại thấy đó là cái tuổi mà tôi thấy mình đã đủ chín chắn thật sự để bắt đầu cuộc sống...