Chọn và thả cá chép đúng cách khi cúng ông Công ông Táo
Đối với nhiều người, cúng và thả cá chép trong ngày ông Công ông Táo về trời là nghi lễ không thể thiếu, vậy thực hiện thế nào cho đúng?
Hàng năm, các gia đình thường làm lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp để tiễn Táo quân về trời báo cáo với Ngọc hoàng chuyện của năm qua.
Lễ vật cúng ngày ông Công ông Táo thường được các gia đình chuẩn bị rất chu toàn, từ đồ hương hoa, vàng mã, hoa tươi đến mâm cơm mặn đủ món.
Ngoài ra có một thứ lễ vật không thể thiếu, đó là cá chép đỏ. Chọn và thả cá chép đúng cách khi cúng ông Công ông Táo là điều cần được lưu tâm để an tâm về phần nghi lễ và đảm bảo cá chép sống khỏe mạnh sau khi được phóng sinh.
Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo
Cá chép được chọn để thắp hương thường là cá chép đỏ. Những con cá để dâng lên Táo quân không nhất thiết phải to, miễn sao cá khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất vảy là được.
Để thử độ khỏe của cá, bạn có thể chạm nhẹ vào mặt nước của chậu đựng cá, nếu thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh thì đó là con cá còn sung sức.
Những người kỹ tính còn quan sát mang cá, nếu mang đỏ tươi nghĩa là cá khỏe mạnh; mang cá màu đỏ thẫm chứng tỏ cá yếu, chỉ để một thời gian ngắn có thể chết. Tuy nhiên, nên nhớ rằng việc chạm vào cá để kiểm tra sẽ làm chúng yếu thêm.
Advertisement: 0:11
Close Player
Sau khi mua cá chép đỏ về nhà, bạn nên thả vào một bát nước sạch, thả thêm một cọng rêu nhỏ nếu cần để lâu. Khi cúng ông Công ông Táo, bát/chậu cá chép được để cạnh mâm cỗ.
Bạn cần chọn và thả cá chép đúng cách khi cúng ông Công ông Táo. (Ảnh: Dung Thu)
Cần bao nhiêu con cá chép?
Số lượng cá chép cần mua cũng là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Táo quân có 2 ông 1 bà, nên mua dâng mỗi người một con cá chép hay là mua một cặp, hay một con cũng đủ?
Thật ra, việc cúng là tùy tâm, con số bao nhiêu không phải là bắt buộc mà tùy vào quan niệm, niềm tin của mỗi gia đình.
Có người cho rằng việc cúng cá chép cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, một con cũng được, không có cá chép sống thì đĩa xôi mang hình cá chép, hay dùng cá chép bằng vàng mã cũng được. Có gia đình thường cúng một đôi vì thích sự cân đối, cân bằng.
Cúng ông Công ông Táo, phần lớn các gia đình thường mua 3 con cá chép. Nếu bạn muốn làm “chuẩn” theo sự tích Táo quân thì mua 3 con cá chép là phù hợp nhất, vì cá chép là vật cưỡi để các thần Bếp về trời, mà Táo quân có 3 vị.
Thả cá chép đúng cách
Việc phóng sinh cá chép mang ý nghĩa nhân văn. Tuy nhiên, thả cá chép thế nào cho đúng ý nghĩa tâm linh và mục đích bảo vệ môi trường thì không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ.
Video đang HOT
Khi thả cá, nên dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nylon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra. Hoặc bạn đặt cá vào lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Cần thao tác nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn.
Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống làm cá có thể không sống được.
Đặc biệt, tuyệt đối không nên mua cá chép về rồi thả cá bừa bãi ra những nguồn nước ô nhiễm làm cá bị chết. Nếu phóng sinh cá chép, phải chọn môi trường sạch để cá dễ dàng sống được.
Việc cúng bái, nghi lễ phóng sinh cần nhanh gọn để sớm đưa cá đi thả, tránh để cá chen chúc ngột ngạt, sợ hãi sẽ nhanh chết. Gia chủ cũng cần chọn mua những con cá chép khỏe mạnh để cá có thể sống được lâu ở nơi nước lạ.
Sau khi thả cá, nên quan sát xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt, hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị sóng xô dạt lại vào bờ.
15 mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đẹp hút mắt, mang may mắn cho gia chủ không nên bỏ qua
Nếu bạn vẫn chưa biết chuẩn bị những gì cho mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thì hãy tham khảo 15 mâm cỗ ngay trong bài viết dưới đây.
Cúng ông Công ông Táo cần những lễ vật gì?
Theo đó, trước khi làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thì gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật sau:
- Đầu tiên 3 mũ Táo quân: 2 mũ của hai Táo ông và 1 mũ của Táo bà. Trong đó, mũ dành cho các Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ của Táo bà thì không có cánh chuồn. Có nhiều nơi, người ta chỉ cúng tượng trưng 1 chiếc mũ ông Công có cánh chuồn và kèm theo 1 chiếc áo, 1 đôi hia giấy.
- Tiếp theo là cá chép: Tượng trưng cho phương tiện để Táo quân cưỡi về chầu trời.
Đối với miền Bắc, các gia đình thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, sau đó sẽ phóng sinh ra ao, hồ. Với miền Trung thì người ta cúng 1 con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật để cúng ông Công ông Táo.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần những gì?
Tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo sao cho phù hợp.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.
Bên cạnh đó, với các gia đình cúng chay thuần khiết, mâm cỗ cúng có thể gồm các món canh thập cẩm rau củ hoặc canh măng chay, nem rau củ, đậu phụ sốt nấm, giò chay, chả chay, chạo nấm, xôi, chè, nộm, xào thập cẩm rau củ...
Gia chủ có thể chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo chay.
Đơn giản hơn nữa, gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng chay chỉ gồm: 1 mâm ngũ quả, 3 bát chè, 1 đĩa xôi, hoa tươi, nước, nến đỏ và 3 "ông" cá chép sống.
Ngoài ra, với các gia đình muốn cúng mặn, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo bao gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, gà luộc hoặc 1 khổ thịt vai gáy luộc, 1 bát canh, 1 đĩa xào, 1 đĩa giò, 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống), 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Một cách chuẩn bị lễ vật cúng ông Công ông Táo khác, gồm có: Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa; một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn; một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.
Cá chép là một trong những lễ vật không thể thiếu trong ngày cúng ông Công ông Táo.
Một mâm lễ gồm: Gà trống; xôi đỏ; 3 chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng (màu đỏ mang lại vận khí tốt, màu trắng mang lại tài lộc, màu vàng mang lại sự bình an); 3 chén trà ba loại mùi vị khác nhau; ngũ quả đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ; bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần; vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá. Trong mâm lễ phải có 3 con cá chép; 9 cây cây nến đỏ.
Ngoài ra, lễ vật cúng ông Công ông Táo công truyền thống còn gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Màu sắc mũ, áo của ông Công, ông Táo sẽ thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Gợi ý 15 mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đẹp như tranh
Dưới đây là gợi ý một số mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của mẹ đảm Vũ Thu Hương (Đống Đa, Hà Nội.)
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 1
Tùy theo điều kiện của từng gia đình sẽ có một lựa chọn làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2
Mâm cỗ cúng đầy đủ món mặn, thịt gà, nem, rau xào, canh,...
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3
Mỗi gia đình sẽ có một cách chuẩn bị mâm cỗ cúng khác nhau, miễn là đủ thành ý.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 4
TÀI TRỢ
Bảo Việt An Gia
Tạm biệt nỗi lo viện phí với Bảo Việt An Gia, chỉ từ 7k/ngày
Nếu gia chủ không có nhiều thời gian có thể chọn những món đơn giản để làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 5
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo miền Bắc với các món ăn truyền thống như: Xôi gấc, gà, bánh chưng, nem...
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 6
Một mâm cỗ cúng đơn giản bạn có thể tham khảo.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 7
Mâm cỗ cúng ông công ông táo 8
Theo phong tục truyền thống, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt sẽ làm mâm cỗ tiễn Táo Quân về chầu trời để báo cáo mọi việc trong năm của gia chủ.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 9
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không nhất thiết phải quá sang trọng, mâm cao cỗ đầy hay cúng bái những món vàng mã đắt tiền mà quan trọng nhất là sự thành tâm kính cẩn khi hành lễ.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 10
Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình và văn hóa mỗi địa phương, các gia đình có thể làm mâm lễ mặn hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 11
Ngày nay, nhiều gia đình đã chủ động thay đổi các món trong mâm cỗ sao cho phù hợp với thời tiết hoặc khả năng chuẩn bị.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 12
Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Công ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Công ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng (tức trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp). Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng gia đình có thể cúng Táo Quân vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 13
Người dân miền Bắc thường chuẩn bị các món đặc trưng để cúng ông Công ông Táo.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 14
Mặc dù bận rộn nhưng nhiều gia đình vẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo tươm tất.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 15
Không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, miễn sao gia chủ thành tâm, bày tỏ lòng thành.
Năm 2024, cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào đẹp? Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Tết ông Công ông Táo 2024 vào ngày nào Dương lịch? Tết ông Công ông Táo là một trong những dịp lễ quan trọng trước Tết Nguyên...