Chọn thức ăn theo thể trạng mát hay nóng
Ăn quá nhiều thức ăn chứa chất xơ, nước, muối khoáng và sinh tố mà bữa ăn lại ít năng lượng sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể thường ớn lạnh, tiêu chảy, dễ phiền muộn…
Có một số thức ăn có thể làm cho cơ thể ấm áp hơn hoặc mát mẻ, dễ chịu. Chúng ta gọi là thức ăn có tính nóng hoặc tính mát. Thức ăn chứa nhiều năng lượng được cho là có tính nóng, làm cho cơ thể ấm lên; thức ăn ít năng lượng, nhiều nước, nhiều chất xơ, nhiều muối khoáng và sinh tố được cho là có tính mát. Điều này đúng nhưng chưa đủ.
Thừa chất béo, dễ cáu gắt
Lý do là vì khẩu phần ăn uống hợp lý phải có đầy đủ và cân đối thành phần dinh dưỡng với các chất như: bột đường, đạm, béo, xơ và các muối khoáng, sinh tố cần thiết cho cơ thể.
Ăn quá nhiều béo, bột đường, đạm hơn các loại khác sẽ dẫn tới tình trạng nóng bứt rứt trong người do hấp thu nhiều năng lượng hơn mức cần thiết; cơ thể sẽ táo bón, mất ngủ, dễ cáu gắt, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn nhọt phát sinh… Ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều chất xơ, nước, muối khoáng và sinh tố mà bữa ăn lại ít năng lượng nữa sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể thường ớn lạnh, tiêu chảy, dễ phiền muộn…
Thức ăn có vị chua, đắng, mặn thuộc âm (tính mát); cay, ngọt thuộc dương (tính nóng)
Video đang HOT
Theo đông y, các loại thức ăn được phân biệt tùy khí và vị. Mát và lạnh thuộc âm, ấm và nóng thuộc dương. Không âm không dương quá là khí bình. Xét về vị thì chua, đắng, mặn thuộc âm; cay, ngọt thuộc dương. Vị nhạt thuộc khí bình. Như vậy, thức ăn chứa tinh dầu hoặc các hoạt chất có vị cay, thơm, tạo ra cảm giác ấm nóng cho cơ thể thì có tính nóng, được dùng làm gia vị để tạo mùi thơm và giảm bớt tính mát hoặc lạnh của thức ăn chính.
Tuy nhiên, tính nóng hay mát của thức ăn có thể thay đổi tùy thuộc vào trạng thái của chúng hoặc cách chế biến. Chẳng hạn nước mía có tính mát nhưng khi nấu nóng hoặc chế biến thành đường thì lại có tính nóng. Chuối tươi có tính mát nhưng chuối khô lại có tính nóng. Thức ăn có vị đắng, chua, mặn thường có tính mát hoặc lạnh còn thức ăn có vị cay, ngọt, chát thì có tính nóng; thức ăn có vị nhạt sẽ có tính bình.
Về mặt ẩm thực, khi cơ thể cần mát thì phải bổ sung thức ăn tính mát. Cơ thể cần ấm thì phải bổ sung thức ăn tính nóng. Thức ăn có tính bình sẽ được dùng chung cho các trường hợp. Như vậy, việc chọn thức ăn phù hợp với thể tạng hoặc tình trạng bệnh lý là rất quan trọng. Không thể cứ nhiều chất dinh dưỡng là tốt.
Lưu ý thể tạng
Để điều hòa cơ thể, bạn nên biết thể tạng của mình để chọn thức ăn phù hợp. Người có thể tạng nóng (dương) sẽ có những biểu hiện như gầy khô, đổ mồ hôi trộm, đau lưng, mỏi gối, chân run, hoa mắt, ù tai, người nóng bứt rứt, đại tiện táo, tiểu tiện nóng, nước tiểu vàng, khó ngủ, dễ cáu gắt, mộng tinh, tình dục suy yếu.
Để điều hòa cơ thể, bạn nên biết thể tạng của mình để chọn thức ăn phù hợp (ảnh minh họa)
Người có thể tạng mát (âm) thì lưng gối lạnh đau, đại tiện lỏng, có khi tiêu chảy vào lúc sáng sớm, ù tai, hoa mắt, sợ lạnh, thích uống nước ấm, tự ra mồ hôi, có khi tiểu đêm nhiều lần, mất ngủ, di hoạt tinh, liệt dương, tinh thần suy sụp.
Thể tạng nóng mà ăn uống thức ăn có tính nóng nhiều quá (gồm: thức ăn nhiều béo, nhiều ngọt; cay thơm như quế, gừng, sả, ớt, hành, tỏi, tiêu, đinh hương, đại hồi, thảo quả…; các loại trái ngọt như mít, nhãn, vải khô, nho khô, sầu riêng, xoài chín…; các chất đạm đậm như thịt dê, chó, bò, ngựa, cừu…) thì sẽ làm cho âm kiệt tạo ra vong âm.
Thể tạng mát mà ăn uống các thứ có tính mát quá (gồm: trái cây nhiều chất chua, nhạt, ít ngọt; rau quả có tính lạnh như dưa leo, bí đao, bầu, khổ qua, cà chua, dưa hấu, nước dừa…; rau quả có tính mát, nhất là rau thủy sinh; hải sản như nghêu, sò ốc, hến, cua; sữa bò; thức ăn chưa nấu chín, ít sử dụng các loại gia vị cay thơm)… sẽ làm cho dương kiệt dẫn tới vong dương.
Cả hai cách đều không có lợi cho sức khỏe.
Qua đó, chúng ta thấy ăn uống để điều hòa âm – dương trong cơ thể, bảo vệ sức khỏe, là cả một khoa học, nghệ thuật, đòi hỏi nhiều cảm nhận, công phu và tinh tế.
Mùa hè: Tránh thức ăn tính nóng Một ví dụ sinh động là cách ăn uống của người Nam Bộ: Do thiên nhiên nóng nực quanh năm, thuộc nhiệt (dương) nên truyền thống của người Nam Bộ là ăn nhiều thức ăn có vị mặn, chua, đắng. Đó chính là những thức ăn thuộc âm. Môi trường nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh mùa hè phát sinh, như: mụn nhọt, viêm lở, kiết lỵ, thương hàn, ngộ độc thức ăn, viêm não, say nắng, nhiễm độc thần kinh… Do đó, trong mùa nắng nóng, cần tránh hoặc hạn chế một số thức ăn có thể làm cơ thể bị nóng, như: các món cay nóng hoặc dùng nhiều gia vị (cà ri, quế, gừng, riềng, sả, tiêu, tỏi); thịt, cá; thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Nếu muốn ăn các món như nem rán, chả giò, bánh xèo, bánh khoái thì nên dùng kèm rau xanh, rau gia vị (cải non, cải cay, xà lách, diếp cá, húng quế, giá đậu, dưa leo…).
VGT(Theo Người lao động)
Cá - nguồn dinh dưỡng tuyệt vời
Cá là thức ăn được yêu thích từ lâu đời của con người. Khi ty lệ người mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì... tăng lên, thì lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe là mọi người nên sử dụng cá là nguồn thức ăn chính để cung cấp chất đạm.
Cá cung cấp nhiều protein và có đủ các axid amin, muối khoáng với các vi lượng quan trọng. Mỡ cá có nhiều vitamin A và D, rất tốt cho sức khỏe. Lượng protein trong cá khá ổn định 16% đến 17%, số lượng protein và lipid gần như ổn định cho mỗi loại cá. Cá càng béo thì lượng nước càng ít và ngược lại. Lượng glucid trong cá không đáng kể, dưới 1%, chủ yếu dưới dạng glucozen.
Các phân tích dinh dưỡng cho thấy:
- Trong 100g cá chép có 16g protein; 3,6g lipid; 17mg canxi; 184mg phosphor; 0.9 mg sắt và các vitamin A, B1, B2, vitamin PP.
- Trong 100g cá thu có 18,2g protein; 10,3g lipid; 50mg canxi; 90mg phosphor; 1,3mg sắt và các vitamin A, B1, B2...
Cá cung cấp nhiều protein và có đủ các axid amin, muối khoáng với các vi lượng quan trọng. (nguôn anh: internet)
- Các protein trong cá quan trọng nhất là Albumin, Globulin, Nucleoprotein. So với các loại thịt khác, lượng Lysine, Tyrosin, Tryptophan, Cystine và Methionin trong cá cao hơn nhưng lượng Histidin, Arginin lại kém hơn.
Trong các loại cá, đặc biệt ở đầu cá chứa nhiều acid béo chưa no omega 3 có hoạt tính sinh học cao. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các acid béo omega 3 không những có tác dụng hạ thấp Cholesterol mà còn làm giảm Triglyceride cao, từ đó có tác dụng ngăn ngừa mỡ máu và làm hạ huyết áp. Hầu hết các loại cá đều có chứa acid béo omega 3, nhiều nhất phải kê đến cá hồi, cá thu, cá trích... Do có nhiều acid béo chưa no nên mỡ cá không bền vững, dễ bị oxy hóa và biến đổi tính chất cảm quan.
Cá là nguồn cung cấp vitamin quan trọng. Mỡ cá, nhất là mỡ gan cá có nhiều vitamin A và D. Lượng vitamin nhóm B có trong cá tương tự như ở thịt nhưng lượng vitamin B1 ở cá thấp hơn thịt.
Trong cá cũng có acid folic, vitamin B12, Tocopherol, Biotin và Cholin.
Mỡ cá, nhất là mỡ gan cá có nhiều vitamin A và D (nguôn anh: internet)
Ngoài ra, cá còn cung cấp chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Cá sống ở biển chứa nhiều khoáng chất hơn cá sống ở nước ngọt. Chất khoáng trong cá chứa nhiều yếu tố vi lượng quan trọng như Cu, Co, Zn, Iod trong đó lượng iod của những loài cá biển khá cao.
Cá thuộc loại thức ăn chóng hỏng do hàm lượng nước tương đối cao ở trong thịt cá. Cấu trúc mô của cá không chặt chẽ bằng thịt, vì vậy cá dễ bị ô nhiễm vi sinh vật, dễ bị ươn và thối hỏng.
Cá còn sống hoặc mới chết thì trong thịt cá chưa có vi khuẩn. Nếu không ướp lạnh ngay, cá dễ bị ươn. Cá ướp lạnh khi còn tươi vẫn giữ được thành phần các chất dinh dưỡng. Cần lưu y, cá có thể bị nhiễm các vi khuẩn, kí sinh trùng và một số virus. Bởi vậy cần rửa tay, dụng cụ dao thớt, bát đĩa thìa, đũa cẩn thận khi chế biến cá.
(Theo Thế giới Phụ nữ)
Tránh hiểm họa trúng gió Trúng gió hay trúng phong là thuật ngữ dân gian và y học cổ truyền chỉ trường hợp bệnh lý xảy ra thình lình do thời tiết, môi trường... tác động cơ thể qua đường thở hoặc lỗ chân lông. Trong những thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, lúc có áp thấp, mưa bão hoặc nhiều khí lạnh,...