Chọn thẩm phán mới cho vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” Trung Quốc
Tòa án quốc tế về Luật biển đã chỉ định một thẩm phán mới từ Ghana thay thế cho thành viên mới từ chức người Sri Lanka trong tòa án trọng tài 5 người của Liên hợp quốc, được thành lập cho vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, thẩm phán người Ghana Thomas Mensah, nguyên là thẩm phán của Toà án Quốc tế về Luật Biển từ năm 1996 đến năm -2005, đã được chỉ định thay thé cho thẩm phán Chris Pinto, người Sri Lanka.
Ông Pinto đã tự rút khỏi bồi thẩm đoàn vào ngày 6/5 vừa qua nhằm tránh cáo buộc có xung đột lợi ích trong vụ việc, do vợ ông là người Philippines.
5 thành viên tòa án trọng tài theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển đã được chỉ định hồi tháng 4, với ông Pinto làm chủ tịch.
Như vậy ông Mensah sẽ làm chủ tịch tòa án trọng tài, xem xét vụ kiện củaManila đối với tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc.
4 thẩm phán khác gồm Rudiger Wolfrum, người Đức, Stanislaw Pawlak, người Ba Lan, Jean-Pierre Cot, người Pháp và Alfred Soons, người Hà Lan.
Video đang HOT
Theo Dantri
Trung Quốc e ngại sức mạnh của Ấn Độ
E ngại sức mạnh của hải quân Ấn Độ và chính sách của nước này ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc đang muốn thiết lập các căn cứ ở những nước như Sri Lanka và Seychelles. Đây là nhận định vừa được một chuyên gia về kiểm soát vũ khí của Mỹ đưa ra.
Tàu chiến Ấn Độ
Tiến sĩ Lora Saalman là một nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Chính sách Hạt nhân của Tổ chức Carnegie Endowment và đang làm việc tại Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở thủ đô Bắc Kinh. Nghiên cứu của bà Saalman tập trung vào các chính sách kiểm soát vũ khí của Trung Quốc và mối quan hệ chiến lược Trung-Nga.
Trong một cuộc tiếp xúc với báo chí hồi đầu tuần này, Tiến sĩ Saalman cho biết, một số chuyên gia ở Trung Quốc cảm thấy rằng, Ấn Độ không chỉ ngang bằng Trung Quốc mà thậm chí còn vượt Trung Quốc về sức mạnh hải quân. Đề cập đến việc Hải quân Ấn Độ trong những năm gần đây tăng cường củng cố sức mạnh, bà Saalman cho biết, người Trung Quốc đang cảm thấy rằng, Ấn Độ có thể sử dụng chính sách của mình để kiểm soát Ấn Độ Dương. "Đó là điều xuất hiện trước hết và đầu tiên trong tâm trí họ".
Cũng theo nữ tiến sĩ người Mỹ, Trung Quốc ngày càng chú ý hơn đến Ấn Độ và đang dõi theo xem Ấn Độ hướng đến đâu sau chương trình hiện đại hóa quân đội mạnh mẽ của nước này.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn xem mối quan hệ đối tác Mỹ-Ấn Độ là một chiến lược nhằm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực. Ấn Độ có thể trở thành một phần trong liên minh của Mỹ bao gồm cả Nhật Bản và Vùng lãnh thổ Đài Loan, bà Saalman nhận định.
Với những lo ngại như vậy, Trung Quốc rõ ràng đang tìm cách bao vây Ấn Độ từ mọi phía để kiềm chế sự phát triển của nước này. Điều đó được thể hiện qua việc Trung Quốc gần đây liên tục tìm cách ve vãn, tăng cường quan hệ với những nước ở khu vực sân sau của Ấn Độ như Maldives, Sri Lanka, Seychelles, Mauritius...
Trung Quốc lần đầu đưa ra chiến lược ở Ấn Độ Dương
Ấn Độ từ lâu cũng đã có sẵn mối quan ngại về việc Trung Quốc không chỉ muốn độc chiếm Biển Đông mà còn có ý định nhòm ngó cả sang Ấn Độ Dương. Niềm tin của New Delhi càng tăng lên sau khi Trung Quốc hôm qua (8/6) lần đầu tiên công bố chiến lược và kế hoạch nhằm bảo vệ lợi ích của họ ở Ấn Độ Dương trong cuốn "sách xanh" đầu tiên về khu vực.
Cuốn sách xanh của Trung Quốc kêu gọi nước này tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia ven biển ở khu vực Ấn Độ Dương nhưng nhấn mạnh lợi ích của Bắc Kinh được thúc đẩy bởi các mục tiêu thương mại chứ không phải là quân sự.
Tuy nhiên, sách xanh của Trung Quốc cảnh báo, Ấn Độ Dương sẽ trở thành "vùng biển của rắc rối và xung đột" nếu các nước như Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc không hợp tác với nhau theo một cách có tính xây dựng bởi lợi ích của các nước ở đây bắt đầu chồng lấp lên nhau.
Trong một đánh giá thành thật về vai trò của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, cuốn sách xanh cho rằng, Bắc Kinh đang tụt lùi sau New Delhi và Washington trong việc bảo đảm lợi ích ở đây. Cuốn sách dài 350 trang thừa nhận, Trung Quốc "không có chiến lược Ấn Độ Dương" trong khi Ấn Độ đã đưa ra chính sách "Hướng Đông" và Mỹ công bố chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á.
Cuốn sách xanh kêu gọi Trung Quốc tích cực hơn, chủ động hơn trong việc bảo đảm lợi ích kinh tế trong khu vực. "Nếu Trung Quốc không thể có ảnh hưởng tích cực đối với các cường quốc trong khu vực và đối với các nước ven biển Ấn Độ Dương thì tình hình tương lai sẽ nghiêm trọng hơn và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hòa bình của Trung Quốc theo hướng tiêu cực", cuốn sách viết.
Trung Quốc cho rằng họ phải đối mặt với thách thức lớn ở Ấn Độ Dương bởi khái niệm nước này là mối đe dọa đối với khu vực.
Theo cuốn sách xanh, Ấn Độ Dương sẽ ngày càng thu hút nhiều sự chú ý bởi vị trí chiến lược và giá trị kinh tế cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc phải đối diện với thách thức lớn trong chiến lược Ấn Độ Dương bởi thuyết "mối đe dọa Trung Quốc" và cái gọi là "chiến lược chuỗi ngọc trai".
"Chuỗi Ngọc trai" (String of Pearls) là tên gọi sách lược triển khai về hàng hải - quân sự của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo mật mang tên "Tương lai của năng lượng ở Châu Á" được Mỹ đưa ra 2005. "Chuỗi ngọc trai" chỉ các căn cứ quân sự, cảng biển của Trung Quốc nằm rải rác như những hạt ngọc trai, chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ Đảo Hải Nam (có người cho rằng từ Hồng Kông) xuyên Biển Đông, qua eo biển Malacca, ngang Ấn Độ Dương...đến tận Châu Phi (Somali) và vùng vịnh Persian, đặc biệt là dọc vùng biển Ấn Độ Dương như Pakistan, Sri Lanka, Sudan....
Qua chiến lược "Chuỗi Ngọc trai", người ta thấy rõ được tham vọng của Trung Quốc trong việc tìm kiếm mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của nước này. Nhiều người Ấn Độ tin rằng, chiến lược "Chuỗi Ngọc trai" của Trung Quốc đặt Ấn Độ vào thế bất lợi quân sự bởi chiến lược này chẳng khác gì việc tạo một vòng vây xung quanh Ấn Độ. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận điều này.
Theo cuốn sách xanh, để giải quyết những nghi ngờ và quan ngại về Trung Quốc, các nước nên đối thoại "thẳng thắn".
"Chúng ta đang đi qua một giai đoạn rất quan trọng trong quan hệ quốc tế và sự thay đổi mà chúng ta đang chứng kiến là chưa từng có. Sự thay đổi đó tạo ra sự e ngại, nghi ngờ và thậm chí là lo sợ. Với những người nói rằng việc Ấn Độ &'hướng đông' và Trung Quốc &'hướng tây' sẽ dẫn đến sự đối đầu, chúng tôi có một quan điểm khác. Chúng ta nhìn vào điểm hội tụ. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào sự khác biệt thì kết quả cuối cùng sẽ là sự nghi ngờ, cạnh tranh và đối đầu tăng lên. Ở Ấn Độ, các bạn cần hòa bình và sự phát triển thì ở Trung Quốc và khu vực cũng vậy. Theo tôi hiểu, khu vực chúng ta đang đứng trước một cơ hội chưa từng có để phát triển. Lời khuyên của tôi là nếu ở Ấn Độ, các bạn có hoài nghi gì về Trung Quốc, chúng ta cần phải đối thoại thẳng thắn với nhau", Đại sứ Wu Jianmin - một cố vấn của dự án cuốn sách xanh và từng là đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, đã nói như vậy.
Bắc Kinh gần đây được cho là đang tìm cách "ve vãn" Ấn Độ để tránh tình trạng phải đối đầu với quá nhiều nước trong khu vực vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.
Theo vietbao
Myanmar: Chìm tàu tránh bão, hơn 50 người chết, mất tích Nhiều chiếc thuyền chở những người Hồi giáo thiểu số tại Mymanmar đi tránh bão đã bị chìm tại phía Tây nước này, khiến ít nhất 50 người chết và mất tích, một cơ quan của Liên hợp quốc cho biết. Nhiều người nghèo tại Myanmar đang chờ được di tản tránh bão Khi tai nạn xảy ra các tàu trên đang chở...