“Chôn sống” bộ phim kỳ lạ gây ám ảnh của tài tử Canada
Suốt 95 phút của bộ phim chỉ xuất hiện một diễn viên và một bối cảnh duy nhất.
Thế giới điện ảnh có nhiều bộ phim hay nhưng không có cơ hội lan tỏa rộng rãi đến khán giả. Ai đã xem những bộ phim này đều muốn chia sẻ đến mọi người bởi sự cảm động, sâu sắc, nhân văn, lãng mạn… Những bộ phim như thế sẽ được giới thiệu tới độc giả vào lúc 11h, thứ 5 hàng tuần, mời các bạn đón đọc!
Buried (Chôn sống) có lẽ là bộ phim kỳ lạ nhất trong suốt sự nghiệp của nam diễn viên Ryan Reynolds và cũng là một bộ phim kỳ lạ của điện ảnh Mỹ. Trong suốt hơn 95 phút, bộ phim chỉ xuất hiện duy nhất một diễn viên và một bối cảnh.
“Buried” là bộ phim kỳ lạ và ám ảnh của Ryan Reynolds
Nam diễn viên Ryan Reynolds vào vai Paul – một tài xế lái xe người Mỹ hiện đang làm việc tại Iraq. Sau một cuộc tấn công của nhóm phiến quân Iraq nhằm vào đoàn xe, Paul tỉnh lại và phát hiện ra mình đang bị nhốt trong một cái quan tài và đang bị chôn sống. Bên trong quan tài có một chiếc zippo cùng chiếc điện thoại để anh cầu cứu ra bên ngoài.
Suốt 10 phút đầu của bộ phim, màn hình chỉ có có duy nhất một màu đen ngòm cũng những âm thanh sột soạt. Không ai hiểu chuyện gì đang xảy ra cho đến khi một ánh lửa le lói hiện lên. Cuối cùng, cả Paul và khán giả mới bàng hoàng nhận ra, anh ta đang bị nhốt trong một cái hộp chật hẹp.
Bộ phim đưa khán giả đi từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác, hòa vào với nhân vật một cách tự nhiên, tài tình. Vì chính cả Paul – nam chính của bộ phim cũng không hiểu anh ta đang gặp phải chuyện gì, đang ở đâu.
Niềm hy vọng duy nhất của Paul là chiếc điện thoại, với những số điện thoại quen thuộc mà Paul hy vọng có thể cứu được anh ta. 911, số điện thoại của FBI Mỹ, số của công ty vận tải mà anh ta đang làm việc, số của những người quen. Nhưng không một ai nghe máy. 911 không thể giúp được Paul sau những câu hỏi mang đầy tính máy móc. FBI không coi Paul là một nhân vật quan trọng.
Paul cứ vật lộn, giữa sự tuyệt vọng và hy vọng một ai đó có thể cứu mình, thoát ra khỏi một cái quan tài nằm ở đâu đó tại Iraq.
Video đang HOT
Chiếc điện thoại là hy vọng duy nhất của Paul
Paul không phải là một người hùng, không phải là một người lính đang làm những nhiệm vụ vĩ đại ở Iraq. Anh đến đến đất nước quái quỷ này chỉ để kiếm tiền. Chính vì vậy, suy nghĩ duy nhất của Paul là thoát ra khỏi đây. Một nạn nhân bắt cóc đích thực của chiến tranh, của thù hằn, của khủng bố chứ không phải vì bất cứ lý tưởng cao đẹp nào.
Diễn biến của phim cũng như tâm trạng của khán giả đi lên xuống theo một đồ thị hình sin, với những tia hy vọng mong manh đến từ đội giải cứu. Những âm thanh như thể họ đã sắp tìm thấy anh. Những câu chuyện về những nạn nhân khác đã được giải cứu thành công và trở về nhà.
Chỉ một diễn viên và một bối cảnh nhưng Buried lôi cuốn khán giả từ đầu tới cuối. Sự hồi hộp của khán giả không biết có một cái kết nào có thể dành cho Paul. Từng diễn biến của phim thay đổi qua các cuộc điện thoại – thứ duy nhất có thể đưa anh ra ngoài và cũng là niềm hy vọng duy nhất.
Đạo diễn Rodrigo Cortés đã tạo ra một không gian ngạt thở, không chỉ với riêng Paul mà với cả khán giả. Tràn ngập trong bộ phim là sự hy vọng của Paul – một người dân thường, một người đàn ông bình thường đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Một cái chết tầm thường như bao cái chết khác của công dân Mỹ ở đất nước này. Không ai nhớ đến, thậm chí là biết đến.
Gương mặt tuyệt vọng của Ryan Reynolds
Với Buried, khán giả đã quên đi những bộ phim chiến tranh khác với những nhân vật chính là những người hùng, những người lính mặc quân trang, những cái chết vĩ đại. Ở Buried, nhân vật chính là những người bình thường nhất. Nhưng thực sự những cái chết có khác nhau không? Hay khi đến tận cùng của tuyệt vọng, mọi người đều như nhau?
Đến phút cuối cùng, mọi chuyện đều hạ màn. Cái kết để lại cho khán giả vô cùng nhiều những cảm xúc khác nhau. Phẫn nộ, ám ảnh, buồn rầu. Nhưng đó cũng chính là điều mà đạo diễn Rodrigo Cortés muốn tạo ra.
Một bộ phim không rời bối cảnh đi đâu ra khỏi chiếc quan tài và nam chính Paul. Nhưng sự khốc liệt đến mất nhân tính vì chiến tranh tại Iraq vẫn hiện rõ. Những người dân bị dồn đến đường cùng. Họ đối đầu với bất cứ ai không cùng sắc tộc. Khi bắt cóc trở thành nghề dễ kiếm tiền nhất ở nơi đây.
Paul và vô vàn những người Mỹ khác, không phải là lính, nhưng họ vẫn là nạn nhân của cuộc chiến này. Họ đến Iraq với những suy nghĩ, dự định khác nhau. Chỉ có điều không ai có thể tượng tưởng được mình sẽ trở về bằng cách như vậy.
Cả bộ phim được quay chỉ với bối cảnh như vậy
Với Buried, Ryan Reynolds đã chứng minh rằng anh không chỉ có vẻ ngoài điển trai. Dù sự nghiệp của nam diễn viên này gặp vô vàn những bộ phim dở tệ thì Buried vẫn chứng tỏ cho khán giả thấy, Ryan Reynolds là một diễn viên tài năng. Suốt 95 phút không di chuyển, thậm chí là không có một tư thế nào khác ngoài nằm nhưng Ryan Reynolds vẫn lèo lái cho khán giả đi đủ mọi giây phút hồi hộp với đủ mọi cung bậc cảm xúc.
Sự tuyệt vọng của Paul khi gạch ngang chữ Help phía trên quan tài. Những giây phút cuối cùng dành để nói chuyện với người mẹ đang nằm ở viện dưỡng lão. Sự hồi hộp chờ đợi đội giải cứu đến. Tất cả đều chỉ thể hiện qua gương mặt nhập nhòe thiếu sáng và giọng nói của Paul qua điện thoại.
Với Buried, khán giả sẽ hiểu, cảm giác chạm gần tới cái chết ám ảnh đến như thế nào.
Trailer phim
Theo Danviet
Sau chuyến công tác, chồng mang theo đủ thứ 'đồ chơi tình ái' quái dị khiến tôi bị ám ảnh
Trước đây chuyện vợ chồng tôi khá bình thường, chỉ từ sau chuyến công tác anh mới có biểu hiện lạ khiến tôi nghi ngờ.
Ảnh minh họa
Vợ chồng tôi lấy nhau 7 năm, có 2 con trai. Chồng tôi là người hiền lành, chu đáo, chúng tôi yêu nhau hơn 2 năm mới cưới nên tình cảm rất tốt đẹp.
Anh là người biết quan tâm, yêu thương vợ con. Chuyện công ty mệt mỏi, vất vả, nhưng về đến nhà thấy vợ cơm nước bận bịu cũng xắn vào giúp tôi việc nọ việc kia. Cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Dù có đôi khi vợ chồng cãi nhau nhưng đó là chuyện thường tình của các cặp đôi nên tôi cũng không mấy khi nghĩ ngợi, bởi cứ cãi vã một lúc là hai đứa lại chủ động làm lành.
Hai đứa cũng đều còn trẻ nên chuyện ấy rất đều đặn, hòa hợp.
Cách đây 1 tháng, chồng phải đi công tác 1 tuần trong Đà Nẵng. Thỉnh thoảng anh vẫn phải đi nên tôi cũng chỉ chuẩn bị đồ rồi dặn dò anh một số thứ. 1, 2 ngày đầu, hôm nào anh cũng gọi điện cho vợ, nhưng sau đó chính tôi bảo anh cứ vừa làm vừa chơi, tranh thủ đi thăm thú coi như đi du lịch luôn cũng được. Thế là từ hôm đấy chồng chỉ thỉnh thoảng nhắn tin chứ không gọi điện nhiều.
Hôm anh về, thấy tay sách nách mang rất nhiều đồ. Tôi hỏi thì anh cứ cười cười bảo chờ rồi sẽ biết. Tối hôm ấy đi ngủ, tôi lạnh người khi biết đấy toàn là thứ đồ chơi "người lớn". Chồng có vẻ rất hào hứng, anh bảo phải thay đổi để hâm nóng tình cảm vợ chồng.
Thật sự thì tôi toàn phải cố gắng để chiều chồng, dù bản thân cảm thấy không thoải mái chút nào.
Tôi nghi ngờ không biết có phải do chuyến công tác vừa rồi anh chơi bời gì không mà biết mấy trò này. Bởi trước giờ trong chuyện này chồng "lành" lắm...
Theo Phunutoday
Lần đi công tác cùng sếp, tôi đã ngã lòng 'cho chị một đứa con' và nỗi ăn năn mãi về sau Tôi không biết phải làm sao nữa, tôi ân hận và tự nguyền rủa mình, nếu được làm lại, có chết tôi cũng không phạm sai lầm này nữa... Ảnh minh họa Vợ chồng tôi kết hôn 5 năm, có một cô con gái lên 3 tuổi. Vợ là mối tình đầu của tôi, chúng tôi yêu nhau từ thưở sinh viên. Tôi...