Chọn smartphone từ chơi game tới thi đấu eSports chuyên nghiệp: iPhone không kèn không trống vẫn cho Xiaomi, Oppo rồi Samsung… “hít khói” mệt nghỉ!
Mặt dù đã đón đầu ngành công nghiệp game mobile bằng hàng loạt sản phẩm gaming phone, các hãng điện thoại Asus, Oppo, Samsung đều không phải đối thủ của ông lớn iPhone. Đặc biệt là mẫu iPhone 8 Plus.
Thời gian qua, hàng loạt chiếc điện thoại cấu hình khủng, hiệu năng cao được tung ra thị trường để đón đầu xu thế eSports mobile. Các hãng liên tục cạnh tranh với những mẫu bắt mắt như Xiaomi Black Shark, Razer Phone, Asus ROG Phone, Samsung S10 , Vivo V17 Pro… So với các model phổ thông, những chiếc di động này sở hữu cấu hình mạnh mẽ, pin khủng kèm tần số quét cao.
Hơn nữa, một số mẫu còn được hãng trang bị nhiều tính năng riêng biệt, hỗ trợ tối đa cho trải nghiệm chơi game của người dùng. Ví dụ như tản nhiệt chất lỏng, chế độ gaming kích hoạt bằng một phím bấm, hệ thống rung phản hồi xúc giác hay nhiều phụ kiện đi kèm.
Những tưởng với sự đầu tư hầm hố như vậy, các mẫu điện thoại trên sẽ chiếm được lòng tin game thủ và sử dụng rộng rãi trong nhiều bộ môn mobile ở nhiều giải đấu eSports. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược.
“Ông hoàng” của eSports trên điện thoại.
iPhone mới là mẫu điện thoại phổ biến nhất được sử dụng trong thi đấu chuyên nghiệp. Cụ thể, chiếc iPhone 8 Plus luôn được game thủ tin dùng.
Ra đời cách đây 3 năm, iPhone 8 Plus vẫn được đánh giá là một trong những chiếc điện thoại có hiệu năng top đầu thế giới. Tại các giải Đấu trường Danh Vọng hay chung kết AWC 2019, AIC 2019, model này vẫn được sử dụng để thi đấu.
Ngoài ra, trong kỳ SEA Games 30 tại Philippines, iPhone 8 Plus vẫn được tin dùng ở các bộ môn Liên Quân Mobile, Mobile Legends: Bang Bang.
Cao thủ dùng iPhone 8 Plus để thi đấu tại SEA Games 30.
Tại sao iPhone 8 Plus lại được ưa chuộng trong eSports Mobile như vậy?
Đầu tiên, có thể kể đến hệ điều hành. iOS luôn được đánh giá nhanh và ổn định hơn Android. Trong những giải đấu chuyên nghiệp vốn yêu cầu tính ổn định cao thì iOS là lựa chọn tất yếu. Lag, tụt fps, mất kết nối hay văng khỏi game là những tình huống không được phép xảy ra.
Video đang HOT
Màn hình 16:9 của iPhone 8 Plus được coi là “tỉ lệ vàng” dành cho game.
Màn hình tràn viền, vô cực đang là xu thế của các dòng điện thoại hiện nay. Với thiết kế này, các mẫu điện thoại đó tuy đẹp nhưng sẽ gây khó khăn trong việc thi đấu. Bởi nó không có điểm tựa cũng như dễ bị chạm nhầm khi chơi game.
Thiết kế của iPhone 8 Plus trên dưới cân đối. Máy có khối lượng nhẹ (200 g), cạnh bo cong mềm mại, viền đủ dày để làm thành chiếu nghỉ cho các vận động viên phải thi đấu trong thời gian dài.
Thiết bị cũng không nóng lên nhanh hay có hiện tượng quá nhiệt khi sử dụng lâu. Hơn nữa, máy sở hữu màn hình 16:9 (tỉ lệ vàng hiển thị nội dung số), đặc biệt là video hay game mobile trên smartphone.
Lý do cuối cùng chính vi xử lý Apple A11 Bionic trên iPhone 8 Plus. Mặc dù con chip này không phải mạnh nhất nhưng nó lại ổn định và tương thích tốt với hệ điều hành iOS. Qua đó, nó tối ưu cho game mobile hơn. Thậm chí, A11 Bionic giúp iPhone 8 Plus trở nên mượt mà và nhanh hơn những mẫu điện thoại Android có cấu hình khủng.
Thật vậy, đương kim vô địch Liên Quân mobile – Team Flash cũng chia sẻ với Kenh14.vn rằng họ đã thử luyện tập bằng các hệ máy khác Oppo, Samsung, Vivo hay Asus… nhưng kết quả đều không tốt.
Đội thống trị Liên Quân Mobile Việt Nam – Team Flash tại AWC 2019. Ảnh: VED.
Bởi vì đa phần các model trên đều có màn hình to, khó để sử dụng combo skill 4 ngón tay và thường bị tụt fps khi máy nóng… Tất cả vấn đề trên đều không tồn tại ở iPhone 8 Plus.
Hơn nữa, mẫu smartphone này hỗ trợ AirServer và nó không gây ảnh hưởng đến chất lượng game lẫn máy. Đội tuyển Sai Gon Phantom cũng có lần chia sẻ với báo chí rằng họ thích sử dụng iPhone 8 Plus để luyện tập và thi đấu vì những lý do trên.
Tóm lại, tính ổn định cao, không bị giật, tụt khung hình và thời lượng pin khủng là những gì tạo nên sự khác biệt của iPhone 8 Plus cho tuyển thủ mobile.
Cho dù Xiaomi, Samsung, Oppo hay Vivo đã đầu tư nhiều tiền bạc và chất xám vào các mẫu smartphone gaming nhưng “ông hoàng” iPhone vẫn tỏ ra vô đối. Những ông lớn ngành điện thoại nên có các điều chỉnh phù hợp về thiết kế, hiệu năng và cả phần mềm hệ thống nếu muốn bắt kịp Apple.
Theo Tri Trức Trẻ
Smartphone 2020 sẽ tiếp tục cuộc chiến độ phân giải
Smartphone năm sau được dự đoán sẽ tiếp tục xu hướng nhiếp ảnh di động, như nâng độ phân giải camera, quay video 8K, thuật toán AI thông minh hơn.
'Cuộc chiến' độ phân giải
Một trong những xu hướng trên smartphone 2019 là sử dụng cảm biến camera độ phân giải cao. Chẳng hạn, Huawei P20 Pro có cảm biến độ phân giải 40 megapixel, sau đó loạt điện thoại của Xiaomi, Oppo hay Samsung cũng có cảm biến 48 - 64 megapixel, thậm chí Mi Note 10 còn lập kỷ lục với camera 108 megapixel do Samsung sản xuất.
"Chuyên gia tin đồn" Ice Universe cho rằng Galaxy S11 có camera 144 megapixel.
Tuy nhiên, các thông số trên vẫn sẽ nhỏ bé nếu tin đồn về smartphone năm 2020 trở thành hiện thực. Galaxy S11 được cho là sẽ trang bị máy ảnh 108 megapixel "cây nhà lá vườn". Thậm chí, công ty Hàn Quốc đang làm việc trên một cảm biến khác có độ phân giải lên đến 144 megapixel, kích thước điểm ảnh 0,7 micromet.
Một số chuyên gia cũng dự đoán, camera độ phân giải trên 100 megapixel sẽ trở nên bình thường trên smartphone ra mắt năm tới, nhất là khi Qualcomm vừa ra chip Snapdragon 865 hỗ trợ camera lên đến 200 megapixel.
Thực tế, độ phân giải chỉ là một phần trong việc quyết định chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, Android Authority cho rằng khi kết hợp với cảm biến kích thước lớn hơn, nó sẽ thu sáng tốt hơn, ảnh chụp được trở nên sắc nét và độ chi tiết cao hơn so với hiện nay.
Lấy nét tự động nhanh hơn, chính xác hơn
Công nghệ lấy nét trên điện thoại đã phát triển trong nhiều năm qua và nó cũng thường không phải là "mánh lới" để các nhà sản xuất điện thoại quảng cáo. Tuy nhiên, tính năng này lại cực kỳ quan trọng khi chụp ảnh, đặc biệt là khi chụp các chủ thể đang chuyển động, quay video, cũng như đảm bảo cảnh phong cảnh rõ ràng và sắc nét.
Tính năng lấy nét tự động rất cần thiết khi chụp ảnh.
Hầu hết điện thoại đang có mặt trên thị trường sử dụng công nghệ lấy nét theo pha (PDAF), sử dụng một số đi-ốt lấy nét nằm xung quanh cảm biến. Tuy nhiên, smartphone cao cấp ra mắt 2020 hứa hẹn sẽ lấy nét nhanh và chính xác nhờ công nghệ cảm biến 2x2 On-chip Lens (OCL) mới từ Sony.
2x2 OCL là thế hệ cảm biến mới cho độ nhạy sáng rất cao, cũng như hỗ trợ chụp HDR đẹp hơn bằng cách phơi sáng nhiều lớp ảnh đồng thời. Quan trọng hơn, tất cả các pixel trên cảm biến đều tham gia vào quá trình lấy nét. Từ đó, máy sẽ bắt nét nhanh và chính xác hơn, kể cả trong điều kiện ánh sáng yếu.
Chuyển động siêu chậm và video 8K
Trong 2018 và 2019, một số hãng như Sony hay Samsung đưa vào tính năng quay video siêu chậm 960 khung hình mỗi giây, cũng như quay video 8K. Tuy vậy, chúng không phổ biến và cũng chưa được chú trọng.
Tuy nhiên, hai tính năng này được dự đoán sẽ phổ biến hơn nhiều nhờ sự có mặt của Qualcomm Snapdragon 865 - chip tích hợp bộ xử lý tín hiệu hình ảnh (ISP) mạnh mẽ, phục vụ cho video độ phân giải cao và quay siêu chậm. Thậm chí, những smartphone chạy sản phẩm của Qualcomm sẽ đón đầu xu hướng tạo nội dung bằng video 8K siêu nét.
Nhiếp ảnh dùng thuật toán AI
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là yếu tố chính tạo ra sự hấp dẫn cho thị trường smartphone. Từ thiết bị cao cấp của Samsung, Huawei, Google đến những sản phẩm giá rẻ từ Oppo, Xiaomi đều được quảng bá chụp đẹp nhờ AI. Thực tế, các thuật toán mới đã góp phần giúp khả năng chụp ảnh trên điện thoại di động đẹp hơn trước.
AI giúp xử lý hình ảnh đẹp hơn sau khi chụp.
Lấy Pixel 4 của Google làm ví dụ. Chiếc máy có thông số camera không thật sự ấn tượng, nhưng thuật toán đi kèm nó cho phép xử lý hình ảnh không thua kém các smartphone dùng ống kính chuyên dụng hơn. Chẳng hạn khi chụp bầu trời, máy sẽ ghi lại nhiều phân cảnh đêm, sau đó áp dụng thuật toán xử lý phơi sáng để làm nổi bật các ngôi sao mà không làm nền trời sáng lên.
Bên cạnh đó, thuật toán AI cũng có nhiều công dụng khác, chẳng hạn hỗ trợ chụp các bức ảnh thiếu sáng trở nên ít nhiễu (noise) hơn mà không làm mất hoặc biến dạng chi tiết khác; giữ chi tiết tốt cũng như tái tạo chi tiết khi phóng to (zoom); tối ưu khi chụp HDR...
Ống kính zoom đa dạng
Nửa cuối 2019 chứng kiến một số nhà sản xuất smartphone tích hợp tới hai ống kính zoom cho thiết bị của mình, chẳng hạn Xiaomi Mi Note 10 dùng hai camera tele để zoom tầm gần và tầm xa, hay Vivo X30 Pro 5G có camera với hai ống kính zoom quang 2x và 5x.
Ý tưởng khá đơn giản: các ống kính sẽ bổ sung khoảng cách phóng to, từ đó chất lượng hình ảnh chụp được trở nên đẹp hơn thay vì cần có sự can thiệp của phần mềm. Tuy vậy, việc trang bị nhiều ống kính có tiêu cự zoom khác nhau trên camera có thể sẽ khiến giá bán sản phẩm cao hơn.
Theo vnexpress
Đây là lý do ngày càng nhiều người mua smartphone phân khúc tầm trung hơn Ngày nay những smartphone tầm trung ngày một hoàn thiện hơn cả về tính năng lẫn thiết kế. Đó là lý do người dùng ngày càng mua nhiều hơn, quan tâm hơn đến phân khúc này. Định nghĩa smartphone tầm trung có thể hiểu được là dựa trên mức giá trên sản phẩm được những nhà sản xuất bán ra. Theo mặc định,...