Chọn nghề cũ hay nhảy nghề mới để sinh tồn khi mất việc?
COVID-19 chính là một tình huống của VUCA – chữ viết tắt của 4 tính từ: biến động, bất định, phức tạp và mơ hồ. Trạng thái VUCA của thế giới hiện tại đặt bạn vào rất nhiều tình cảnh tương tự COVID-19.
Các nhân viên, kỹ sư công nghệ làm việc tại Công ty phần mềm VNG – Ảnh: T.T.D.
“Sắp tới có thể còn nhiều thứ như COVID-19, có thể là khủng hoảng kinh tế, một sự thay đổi chiến lược của doanh nghiệp. Bạn cần làm gì để khi xảy ra những điều tương tự, bạn sẽ là người đầu tiên được giữ lại, ở lại trong đội ngũ tiên phong chứ không phải là người bị chọn để cắt giảm?”.
Đó là câu hỏi mà ông Trần Gia Hải Lam – giám đốc điều hành Buzzmetrics – đặt ra cho người đi làm khi đề cập đến trạng thái VUCA của nền kinh tế.
Ông giải thích, chúng ta tốt nghiệp, có kiến thức, có nghề, đi làm, có kinh nghiệm và có thể đã là cây đa cây đề trong công ty. Nhưng kiến thức không thay đổi, kỹ năng không có sự bổ sung và mãi sử dụng những công cụ quen thuộc.
Ở trong môi trường quen thuộc, chúng ta bị sự quen thuộc ôm ấp, cảm thấy sự quen thuộc làm hài lòng, thoải mái. Nhưng chúng ta không biết ngoài kia có những kho pho-mát khác, và cũng có thể là vì lo sợ nên không dám đi tìm.
VUCA là chữ viết tắt của bốn tính từ: biến động, bất định, phức tạp và mơ hồ (volatility, uncertainty, complexity and ambiguity)
Tình huống kho pho-mát bị cạn kiệt như trong truyện Ai đã lấy pho-mát của tôi cũng tương tự như khi COVID-19 diễn ra, hay khi kỹ thuật số, công nghệ đang thay đổi chóng mặt, doanh nghiệp không thích ứng với sự thay đổi đó sẽ bị lung lay.
Video đang HOT
Họ phải tìm cách để thích ứng, làm chắc lại nền móng và người không có kiến thức về digital, về công nghệ sẽ bị đào thải.
Ông Lam cho rằng dù không có những sự cố như COVID-19, ngày nay, doanh nghiệp cũng luôn phải vận động và phải vận động ngày càng nhanh, phải thiết lập trạng thái “bình thường mới” qua mỗi giai đoạn. Nếu không họ cũng sẽ bị đào thải. Họ cũng yêu cầu người lao động có kiến thức “bình thường mới”.
“Lúc trước biết digital là lợi thế, giờ không biết digital là khỏi tìm việc. Lúc này trạng thái “bình thường mới” là phải có kiến thức về digital. Để không là người bị gọi tên, hãy luôn học hỏi, cập nhật kiến thức.
Mỗi ngày đi làm về, công việc rồi gia đình khiến chúng ta quay cuồng, mệt mỏi. Nhưng hãy cho mình 15 phút để đọc một cuốn sách, theo một khóa học, hoặc nói với công ty cho tôi làm thử thách nào đó vì tôi không muốn sống mòn”, ông Lam chia sẻ.
Ông cho rằng nhiều người có thể mất việc vì COVID-19, và có thể không có việc sau một thời gian dài, vì doanh nghiệp cần thời gian để phục hồi, mất cân bằng giữa nhu cầu tuyển dụng.
“Giữa tình trạng khan hiếm việc làm, nếu lỡ bạn luôn là ứng viên tốt thứ nhì và vẫn thất nghiệp sau nhiều tháng, hãy thành thật, đồng thời phải tạo ra sự thật để nói: trong thời gian đó bạn lên Internet không phải để chơi game.
Rất nhiều trường đại học tổ chức những khóa học online trong thời gian giãn cách xã hội. Bạn dành thời gian học các khóa này, bổ sung kiến thức này, có thêm kỹ năng này để sẵn sàng cho công việc mới. Nếu bạn có điều đó để nói với nhà tuyển dụng, họ sẽ dành cơ hội cho bạn”, ông chia sẻ.
Đồng thời ông cho rằng nếu mọi người thực sự có đam mê với nghề, COVID-19 là cơ hội tìm hiểu ngóc ngách của nghề, tìm ra trạng thái “bình thường mới” và sáng tạo với nghề.
Ngành cũ khó tìm việc, có nên “nhảy” ngành khác?
Đó là vấn đề mà nhiều người đã mất việc trong dịch bệnh COVID-19 quan tâm khi tham gia sự kiện trực tuyến có tên Drama công sở do Vietnamworks tổ chức.
Ông Nguyễn Thành Hưng – giám đốc nhân sự của Acecook Việt Nam – cho rằng làm trái ngành tất nhiên sẽ có khó khăn nhưng không có nghĩa đó là cản trở. Theo ông, hiện nay nhiều công ty có cơ chế luân chuyển giữa các phòng ban và nhiều người phải luân chuyển giữa những công việc hoàn toàn khác biệt nhau. Đồng thời các công ty cũng có chương trình tuyển vào đào tạo dự phòng, sau đó luân chuyển qua nhiều phòng ban khác nhau để rồi đánh giá và sắp xếp vào phòng ban phù hợp nhất.
“Nếu bạn muốn chuyển ngành, hãy học hỏi và chuẩn bị sẵn sàng để cho thấy bạn phù hợp với ngành mới đó”, ông nói.
Ông Tăng Gia Hải Lam cũng cho rằng từ thực tế của một người làm quản lý nhiều năm trong ngành và ngay chính tại công ty ông, có nhiều người đã chuyển ngành và nhờ có sự đam mê, sự đầu tư, chuẩn bị nghiêm túc nên họ vẫn rất thành công trong công việc mới.
Mất việc mùa COVID có làm bạn giảm giá trị khi tìm việc mới?
Với một lượng lớn người lao động tự do gia nhập vào thị trường trong khi nhu cầu tuyển dụng giảm mạnh vì COVID-19, thị trường việc làm đang cạnh tranh hơn bao giờ hết.
Thị trường lao động đang mất cân bằng lớn sau giãn cách xã hội, nhu cầu tìm việc rất lớn nhưng các doanh nghiệp cần thời gian để tái cơ cấu, phục hồi sau dịch nên việc làm không nhiều - Ảnh: Vietnamworks
Hàng triệu người đã mất việc do COVID-19. Theo một khảo sát mới đây của mạng việc làm Vietnamworks, đã có 40% người lao động bị mất việc làm sau dịch bệnh. Là một trong số những người bị cắt giảm, liệu họ có bị "giảm giá trị" khi đi tìm việc?
Hơn nữa, để các doanh nghiệp có thể phục hồi kinh doanh, sản xuất, có thể mất đến nhiều tháng. Trong khoảng thời gian 4-6 tháng nếu bạn vẫn thất nghiệp, điều đó có khiến các nhà tuyển dụng đánh giá thấp hay không?
Đó là một trong những vô vàn băn khoăn của người đi làm khi đi tìm việc hậu COVID-19 được các giám đốc nhân sự - cũng chính là các nhà tuyển dụng chia sẻ với các bạn trẻ tại diễn đàn trực tuyến Drama công sở do mạng việc làm Vietnamworks tổ chức.
Các nhà tuyển dụng đều chung quan điểm rằng việc mất việc làm trong dịch COVID-19 "tất nhiên tạo ra một vết gợn" ở họ đối với ứng viên.
"Mặc dù dịch bệnh tạo ra khó khăn khiến doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, nhưng chúng tôi sẽ đặt câu hỏi tại sao người được chọn cắt giảm là bạn, còn những người khác vẫn ở lại? Hiệu quả làm việc của bạn như thế nào? Mối quan hệ với mọi người xung quanh như thế nào để dẫn đến kết quả này?" Ông Nguyễn Thành Hưng - giám đốc nhân sự của Acecook Việt Nam - bày tỏ quan điểm.
"Nếu công ty bị giải thể, ai cũng nghỉ thì không có gì để nói. Nếu bạn là người bị cắt giảm do công ty thu hẹp thì có thể người được chọn ở lại họ đáp ứng được những yêu cầu của "trạng thái bình thường mới", còn bạn thì không", ông Tăng Gia Hải Lam - giám đốc điều hành Buzzmetrics - cũng có cùng quan điểm.
Nhưng ông Lam cho rằng ứng viên hoàn toàn có thể "đánh bay" vết gợn đó bằng cách thể hiện rằng họ đã có sự chuẩn bị, có sự thay đổi để không bị chọn nếu xảy ra tình huống dịch bệnh COVID-19 lần nữa.
"Bạn có biết trạng thái bình thường mới trong lĩnh vực của bạn là gì chưa? Bạn đã đáp ứng được cái mới đó bằng cách nào chưa? Thị trường lao động nhiều lắm, mất việc nhiều lắm. Nhiều người giỏi mất việc vì công ty giải thể. Hãy cho tôi biết lý do tôi chọn bạn trong trạng thái bình thường mới. Bạn phải thuyết phục tôi là bạn đã cải thiện, nâng cấp để có sự thích ứng để nếu câu chuyện lặp lại, bạn sẽ không phải người bị loại lần nữa", ông Lam chia sẻ.
Ông Lam cho rằng trong trạng thái bình thường mới, bản thân người lao động phải xác định cái mới cho họ là cái gì.
"Với Buzzmetrics, một công ty công nghệ, chúng tôi yêu cầu nhân viên có nhiều kiến thức hơn về dữ liệu, về ứng dụng dữ liệu vào marketing. Nếu trước đây chỉ cần thao tác đúng, giờ chúng tôi sẽ ưu tiên chọn người có kiến thức, kỹ năng tốt hơn về digital, dữ liệu...", ông Lam nói thêm
Ông cũng cho rằng ông cũng sẽ không ngần ngại phá khung lương để chọn người giỏi vào team mình. "Nhưng nếu không tìm được người giỏi hơn, chỉ có người có kỹ năng tương đương, chúng tôi sẽ không sẵn sàng trả mức lương bằng với lúc trước, vì người như thế đó chúng tôi có, mùa này nhân tài nhiều", ông chia sẻ.
Theo kết quả khảo sát trên 3.500 người lao động và hơn 400 doanh nghiệp của Vietnamworks mới công bố, 30,5% các doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân sự, trong đó có tới 10,8% các doanh nghiệp đã phải thực hiện cả cắt giảm nhân sự lẫn lương, phúc lợi của người lao động.
Đồng thời có đến 70% số người được khảo sát trả lời đang bị ảnh hưởng về thu nhập hoặc mất việc, trong đó 39,6% người lao động đã mất việc và chỉ 1,1% trong số họ đã có công việc toàn thời gian trở lại.
Bảo hiểm thất nghiệp trở thành "bệ đỡ" cho lao động mất việc mùa dịch Không chỉ làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trực tiếp đến Trung tâm dịch vụ việc làm với mong muốn tư vấn, giới thiệu việc làm mới. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, chỉ riêng trong tháng 3 năm nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19, cả nước có 59.276 người nhận trợ cấp thất nghiệp, tăng 31% so...