Chọn ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo, cả năm hanh thông viên mãn
Lễ cúng ông Công ông Táo là một phong tục quan trọng của người Việt, mang ý nghĩa tiễn Táo Quân về trời báo cáo Ngọc Hoàng những việc lớn nhỏ trong năm qua.
Để nghi lễ thêm phần trang trọng và ý nghĩa, việc chọn ngày và giờ đẹp để thực hiện là mối quan tâm của nhiều gia đình.
Trồng loại cây chiêu tài gọi lộc trước cổng, gia chủ phúc lâu bền, con cháu 3 đời vẫn giàu
Người xưa đã dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, chuẩn bị năm mới càng phải chú ý
3 điều kiêng kỵ khi thắp hương, gia chủ tránh kẻo “tự rước họa”, càng cúng càng mất lộc
Ngày và giờ đẹp cúng ông Công ông Táo
Chọn ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo, cả năm hanh thông viên mãn
Theo phong thủy, mỗi giờ trong ngày có ảnh hưởng khác nhau đến vận khí nên chọn giờ đẹp cũng phần nào giúp cho gia chủ thu hút được những năng lượng tích cực, đem đến may mắn và thuận lợi khi tiến hành các công việc.
Các ngày tốt mọi người có thể tham khảo để cúng ông Công ông Táo ngoài chính ngày 23 tháng Chạp (22/01/2025 dương lịch) gồm:
Ngày 19 tháng Chạp (18/01/2025 dương lịch): Ngày Đinh Hợi, tháng Đinh Sửu là ngày hoàng đạo.
Ngày 20 tháng Chạp (19/01/2025 dương lịch), ngày Mậu Tý.
Ngày 21 tháng Chạp (20/01/2025 dương lịch): Thứ Bảy, ngày Bính Tuất.
Về giờ cúng ông Công ông Táo đẹp trong các ngày, mọi người có thể tham khảo chọn những giờ hoàng đạo để thực hiện lễ cúng. Các khung giờ hoàng đạo phù hợp của các ngày trên để thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo là:
Video đang HOT
Ngày 19 tháng Chạp: Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).
Ngày 20 tháng Chạp: Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).
Ngày 21 tháng Chạp: Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Tỵ (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h)
Ngày 23 tháng Chạp: Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h).
Những điều kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo
Chọn ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo, cả năm hanh thông viên mãn
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, khi thực hiện cúng ông Công ông Táo, người thực hiện lễ cúng cần phải giữ thân thanh sạch. Khi hành lễ, cần ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, kín đáo, không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn… Trong lúc khấn cúng, cần giữ tâm thái hoan hỉ để tạo ra năng lượng tích cực.
Ngoài ra, mọi người cần tránh một số điều này khi cúng ông Công ông Táo để thể hiện sự thành kính cũng như mang lại nhiều may mắn:
Không cúng quá muộn. Việc thực hiện cúng ông Công ông Táo cần tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, tránh cúng muộn vì có thể ảnh hưởng đến sự linh thiêng.
Lễ vật cúng không cần quá cầu kỳ nhưng cần lưu ý cúng đồ mới, không sử dụng đồ ăn thừa hay đã qua sử dụng.
Tránh làm đổ vỡ đồ vật cúng trong quá trình cúng.
Dịp này nhiều gia đình sẵn sàng bỏ hàng triệu đồng mua vàng mã về đốt vì tin rằng lễ càng hậu sẽ càng được Táo quân ban nhiều phước lộc, bỏ qua những việc làm xấu trong năm. Thế nhưng, điều này không chỉ gây tốn kém mà lại không đúng về tâm linh. Táo quân là Thần Tiên, không phải ‘người âm’.
Việc rán cá chép để cúng ông Táo cũng không phù hợp với phong tục, vì với Táo quân, cá chép là phương tiện di chuyển chứ không phải món ăn.
Ngoài ra, khi mọi người thả cá chép cần lưu ý dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nylon hoặc đồ đựng cá xuống nước để cho cá tự bơi ra. Hoặc bạn cho cá vào lòng bàn tay rồi thả nhẹ nhàng xuống nước, tuyệt đối tránh đứng ở trên cầu hay điểm ở trên cao ném xuống sẽ làm cá bị chết. Cùng với đó, không thả cá ở nơi có nguồn nước ô nhiễm.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.
Chọn và thả cá chép đúng cách khi cúng ông Công ông Táo
Đối với nhiều người, cúng và thả cá chép trong ngày ông Công ông Táo về trời là nghi lễ không thể thiếu, vậy thực hiện thế nào cho đúng?
Hàng năm, các gia đình thường làm lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp để tiễn Táo quân về trời báo cáo với Ngọc hoàng chuyện của năm qua.
Lễ vật cúng ngày ông Công ông Táo thường được các gia đình chuẩn bị rất chu toàn, từ đồ hương hoa, vàng mã, hoa tươi đến mâm cơm mặn đủ món.
Ngoài ra có một thứ lễ vật không thể thiếu, đó là cá chép đỏ. Chọn và thả cá chép đúng cách khi cúng ông Công ông Táo là điều cần được lưu tâm để an tâm về phần nghi lễ và đảm bảo cá chép sống khỏe mạnh sau khi được phóng sinh.
Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo
Cá chép được chọn để thắp hương thường là cá chép đỏ. Những con cá để dâng lên Táo quân không nhất thiết phải to, miễn sao cá khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất vảy là được.
Để thử độ khỏe của cá, bạn có thể chạm nhẹ vào mặt nước của chậu đựng cá, nếu thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh thì đó là con cá còn sung sức.
Những người kỹ tính còn quan sát mang cá, nếu mang đỏ tươi nghĩa là cá khỏe mạnh; mang cá màu đỏ thẫm chứng tỏ cá yếu, chỉ để một thời gian ngắn có thể chết. Tuy nhiên, nên nhớ rằng việc chạm vào cá để kiểm tra sẽ làm chúng yếu thêm.
Advertisement: 0:11
Close Player
Sau khi mua cá chép đỏ về nhà, bạn nên thả vào một bát nước sạch, thả thêm một cọng rêu nhỏ nếu cần để lâu. Khi cúng ông Công ông Táo, bát/chậu cá chép được để cạnh mâm cỗ.
Bạn cần chọn và thả cá chép đúng cách khi cúng ông Công ông Táo. (Ảnh: Dung Thu)
Cần bao nhiêu con cá chép?
Số lượng cá chép cần mua cũng là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Táo quân có 2 ông 1 bà, nên mua dâng mỗi người một con cá chép hay là mua một cặp, hay một con cũng đủ?
Thật ra, việc cúng là tùy tâm, con số bao nhiêu không phải là bắt buộc mà tùy vào quan niệm, niềm tin của mỗi gia đình.
Có người cho rằng việc cúng cá chép cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, một con cũng được, không có cá chép sống thì đĩa xôi mang hình cá chép, hay dùng cá chép bằng vàng mã cũng được. Có gia đình thường cúng một đôi vì thích sự cân đối, cân bằng.
Cúng ông Công ông Táo, phần lớn các gia đình thường mua 3 con cá chép. Nếu bạn muốn làm "chuẩn" theo sự tích Táo quân thì mua 3 con cá chép là phù hợp nhất, vì cá chép là vật cưỡi để các thần Bếp về trời, mà Táo quân có 3 vị.
Thả cá chép đúng cách
Việc phóng sinh cá chép mang ý nghĩa nhân văn. Tuy nhiên, thả cá chép thế nào cho đúng ý nghĩa tâm linh và mục đích bảo vệ môi trường thì không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ.
Khi thả cá, nên dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nylon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra. Hoặc bạn đặt cá vào lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Cần thao tác nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn.
Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống làm cá có thể không sống được.
Đặc biệt, tuyệt đối không nên mua cá chép về rồi thả cá bừa bãi ra những nguồn nước ô nhiễm làm cá bị chết. Nếu phóng sinh cá chép, phải chọn môi trường sạch để cá dễ dàng sống được.
Việc cúng bái, nghi lễ phóng sinh cần nhanh gọn để sớm đưa cá đi thả, tránh để cá chen chúc ngột ngạt, sợ hãi sẽ nhanh chết. Gia chủ cũng cần chọn mua những con cá chép khỏe mạnh để cá có thể sống được lâu ở nơi nước lạ.
Sau khi thả cá, nên quan sát xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt, hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị sóng xô dạt lại vào bờ.
Chuyên gia phong thủy nhắc nhở: Rút tỉa chân nhang nhớ để lại đúng con số này để "không phạm", bề trên ban lộc Việc rút tỉa chân nhang là một phần quan trọng trong phong tục thờ cúng của người Việt, đặc biệt là trong dịp tiễn ông Công ông Táo. Tuyệt chiêu muối hành Tết giòn tan, để cả tháng không hỏng Đi tảo mộ cuối năm thấy thứ này: Chứng tỏ con cháu đời sau đang được che chở, bảo vệ Đầu năm lấy...