Chọn mua ô tô cho mục đích sử dụng, nên theo tiêu chí “thừa” hay “đủ”?
Lựa chọn một chiếc ô tô cũng giống như việc tìm mua một căn chung cư. Người tiêu dùng không nên chỉ chạy theo giá hay tâm lý số đông, mà cần đặt lên bàn cân những tiêu chí quan trọng khác để thực sự cảm thấy hài lòng.
Người Việt có không ít trường hợp mới mua xe một vài năm đã cắn răng chịu lỗ bán lại, phần vì phát hiện xe có nhiều điểm chưa ưng ý, phần vì nhu cầu sử dụng thực tế bị dư thừa. Thực tế, còn nhiều người mua xe chưa dành thời gian tìm hiểu, vạch kế hoạch sử dụng và so sánh các “ứng cử viên” phù hợp đang lưu hành. Muốn trở thành “Smart Buyer” ở lĩnh vực ô tô, thiết nghĩ người dân nên hướng tới tính “đủ dùng” dựa trên các tiêu chí:
Tập trung vào nhu cầu sử dụng, ngân sách mua và “nuôi” xe dự chi
Lời khuyên cho người mua xe là không nên chạy theo tâm lý đám đông, thay vào đó cần tự xác định nhu cầu và so sánh tỉ mỉ. Thông thường, xe sedan vẫn là lựa chọn hàng đầu để di chuyển đi làm, đi chơi, đi mua sắm hay phục vụ mục đích công việc. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng không nên bỏ qua những chiếc CUV đô thị cỡ nhỏ gọn gàng, dễ lái như Kia Seltos, Hyundai Kona, hay MG ZS phiên bản mới vừa về Việt Nam…
Đặc trưng của những chiếc CUV cỡ nhỏ là tính linh hoạt sử dụng, thiết kế phù hợp cho những cá nhân và gia đình trẻ.
Bỏ ra một khoản tiền lớn để mua sản phẩm không nhằm sinh lợi nhuận, vấn đề tài chính càng phải được dự trù, tính toán chi tiết. Các dòng xe phổ thông với mức chi phí mua cộng lăn bánh từ 400 đến 800 triệu đồng được xem là phù hợp với hầu hết các cá nhân và gia đình, nếu không tính việc vay ngân hàng. Ngoài ra, cũng cần để ý đến chi phí “nuôi” bao gồm đăng kiểm, bảo trì đường bộ, cầu đường BOT, bảo hiểm vật chất, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, phí gửi xe, nhiên liệu và bảo dưỡng, sửa chữa.
Chọn xe theo thiết kế nội ngoại thất, khả năng vận hành và mức tiết kiệm nhiên liệu
Cần hiểu rằng kiểu dáng, kích cỡ và trọng lượng xe càng nhỏ thì độ linh hoạt hay khả năng tiết kiệm nhiên liệu sẽ càng cao, tuy nhiên lại tỉ lệ nghịch với độ thoải mái. Đối với gia đình nhỏ có nhu cầu chủ yếu là di chuyển trong thành thị, đi chơi xa cuối tuần thì lựa chọn lý tưởng sẽ nằm ở các dòng hatchback hay CUV cỡ nhỏ.
Trong khi xe hatchback sở hữu ngoại hình thời trang, thiết kế thân xe có bán kính vòng quay ngắn giúp dễ dàng xoay chuyển, dừng đỗ thì các dòng CUV lại sở hữu khoảng sáng gầm lớn, vẻ ngoài hòa quyện giữa sedan và SUV, nội thất bên trong rộng rãi, trần xe cao tạo cảm giác thư thái cho cả khoang lái và khoang hành khách.
Video đang HOT
Đặc biệt, khoang hành lý trên những chiếc CUV có thể được nới rộng khi gập hàng ghế sau, tiện dụng cho việc vận chuyển đồ đạc hay khi mua sắm.
Về khả năng vận hành, đáp ứng tối thiểu nhu cầu di chuyển trong môi trường đô thị sẽ là các dòng xe sử dụng động cơ từ 4 xi lanh trở lên, dung tích trung bình từ 1.2l – 1.4l với mức công suất vừa phải (tương ứng 70 – 100 mã lực, momen xoắn cực đại trong khoảng từ 130 – 160 Nm). Mức tiêu thụ nhiên liệu từ 6.5 – 7.8 lít/100km đối với đường nội thành, 5.5 – 6.8 lít với đường cao tốc, 6.0 – 7.0 lít trên đường hỗn hợp được coi là thỏa mãn tiêu chí tiết kiệm.
Trang thiết bị an toàn và các tính năng tiện nghi
Lưu thông trong môi trường đô thị với mật độ phương tiện dày đặc, một chiếc xe nên có càng nhiều tính năng an toàn càng tốt. Tối thiểu cần có 2 túi khí và các trang bị như Chống bó cứng phanh ABS; Phân phối lực phanh điện tử EBD; Cảm biến áp suất lốp trực tiếp; Hỗ trợ phanh khẩn cấp EBA, hay “đầy đủ” hơn là Hệ thống cân bằng điện tử SCS; Kiểm soát phanh góc cua CBC…
Người mua xe có thể an tâm với những chiếc CUV được trang bị tới 6 túi khí như MG ZS phiên bản mới.
Về trang bị và các tính năng tiện nghi, chiếc xe lý tưởng nên có vô-lăng đa chức năng với nhiều nút bấm tích hợp; Smartkey; Nút khởi động Start/Stop; Cửa sổ và gương chiếu hậu chỉnh điện để tiện bung gập khi lưu thông trên đường hẹp; Trợ lực tay lái; Camera 360 độ; Cảm biến đỗ xe phía sau…
Nhu cầu giải trí cá nhân và cho gia đình cũng cần được thỏa mãn với màn hình thông minh hỗ trợ kết nối Apple Carplay hay Android Auto, kích thước 7 inch trở lên và có tính năng định vị. Ngoài ra, hệ thống cổng kết nối, điều hòa không khí, thiết kế ghế ngồi hay vật liệu hoàn thiện nội thất cũng là những yếu tố nên xem xét.
Kết luận
Dựa vào những yếu tố đã phân tích, có thể thấy thị trường đang có không ít cái tên đáp ứng đầy đủ từ nhu cầu sử dụng, các tiêu chí về nội – ngoại thất, khả năng vận hành cũng như hệ thống trang bị an toàn, tiện nghi. Tiêu biểu có thể kể đến chiếc MG ZS phiên bản mới tới từ thương hiệu Anh quốc Morris Garages, với danh hiệu “Mẫu SUV cỡ nhỏ bán chạy nhất tại Thái Lan năm 2019″ và Đánh giá 5 sao an toàn cao nhất của tiêu chuẩn ASEAN NCAP.
Mẫu MG ZS phiên bản mới – Nhân tố hứa hẹn gây sốt phân khúc SUV hạng B.
Có giá bán chỉ hơn 600 triệu cho bản cao cấp và được miễn thuế trong khối ASEAN, sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến như camera 360 hiển thị 3D; màn hình 10.1 inch; hệ thống Cruise Control; cửa sổ trời toàn cảnh chiếm 90% diện tích trần xe với 7 cấp độ mở; hệ thống lọc bụi mịn Pm2.5; thiết kế thể thao kết hợp sang trọng hiện đại, đặc biệt phù hợp với những người chủ trẻ – MG ZS phiên bản mới có thể xem là mẫu Crossover phù hợp cho mọi cá nhân hay gia đình. Đây được xem là lựa chọn thông minh trong khoảng ngân sách 700 triệu đồng, đã bao gồm chi phí lăn bánh.
Phân biệt SUV và CUV: Hai dòng xe thường bị "đánh đồng" tại Việt Nam
SUV và CUV đều là những dòng xe đa dụng gầm cao được ưa chuộng tại Việt Nam, khác biệt về cấu trúc thân và khung xe nhưng thường bị nhầm lẫn bởi ngoại hình có vẻ giống nhau.
Kết cấu khung gầm
SUV (viết tắt của Sport Utility Vehicle) tức dòng xe thể thao đa dụng gầm cao có kết cấu khung rời (body-on-frame) tương tự xe bán tải, xe tải hạng nhẹ. Nó được hiểu là phần thân vỏ và phần khung gầm không liền khối mà được tách để sản xuất rồi mới lắp ráp với nhau.
Nhờ cấu trúc body-on-frame mà xe SUV có khả năng chống vặn xoắn khi phải chịu tải cao hoặc di chuyển trên địa hình khó...
Nhìn từ bên ngoài, nhiều người sẽ nhầm crossover - CUV (viết tắt của Crossover Utility Vehicle) với xe SUV bởi kiểu dáng gầm cao tương tự. Tuy nhiên, chúng có khác biệt lớn nhất ở cấu trúc khung và thân xe.
Crossover có cấu tạo phần thân vỏ xe liền với phần khung gầm (unibody) tương tự sedan nên đây có thể coi là "con lai" của SUV và sedan. Với cấu trúc khung liền, trọng lượng của xe CUV nhẹ hơn nhưng khả năng chịu tải không cao và vận hành địa hình khắc nghiệt khó đạt được như SUV.
Kiểu dáng
Được thiết kế để chinh phục địa hình đúng "chất" off-road, SUV sở hữu kích thước lớn, kiểu dáng thể thao, hầm hố và khoảng sáng gầm xe lớn. Sử dụng nền tảng khung gầm của xe bán tải/xe tải nên nhìn từ bên ngoài, SUV thường mang thân hình cứng cáp.
Trong khi đó, CUV là sản phẩm được lai tạo giữa vẻ thanh lịch của sedan và tính đa dụng của SUV, thiết kế vì thế có phần mềm mại. Thông thường, những chiếc CUV có kích thước nhỏ và thiết kế gọn gàng hơn xe SUV, dù vẫn chạy địa hình khá nhờ khoảng sáng gầm tốt.
Khả năng vận hành
Nhờ kết cấu khung gầm body-on-frame, SUV có khả năng chịu tải, chịu vặn xoắn tốt. Dòng này cũng thường sử dụng hệ dẫn động bốn bánh nhằm đảm bảo tính ổn định và độ bám đường khi di chuyển trên các điều kiện địa hình khó. Kết hợp với đặc tính gầm cao, xe SUV mang lại khả năng off-road dễ dàng, trở thành lựa chọn của nhiều người dùng mong muốn trải nghiệm chinh phục địa hình.
Trong khi đó, crossover thường hướng đến một mẫu xe phục vụ gia đình hơn là chinh phục địa hình. Thiết kế unibody giúp crossover mang lại khả năng vận hành êm ái và ổn định. Nhiều mẫu crossover hiện nay có khoảng sáng gầm lớn, được trang bị hệ dẫn động bốn bánh nhưng off-road không phải thế mạnh.
Mức tiêu thụ nhiên liệu
Với kiểu khung gầm liền khối unibody, CUV thường có trọng lượng nhẹ hơn SUV, cải thiện trong hiệu suất vận hành và mức tiêu hao nhiên liệu. Còn xe SUV với đặc tính thân hình cao to nên sẽ sử dụng động cơ có dung tích lớn, trọng lượng xe nặng, do đó thường sẽ "ngốn" nhiều nhiên liệu hơn CUV.
Sự khác biệt về khung gầm và thân xe còn mang lại nhiều khác biệt nữa khi vận hành một chiếc SUV so với CUV. Tuy nhiên hiện nay, các nhà sản xuất liên tục phát triển các công nghệ để khắc phục nhược điểm, bổ sung thêm các ưu điểm của nhau giữa hai dòng xe này.
SUV và CUV phổ biến ở Việt Nam
Ở phân khúc crossover, không khó để "điểm mặt" những cái tên có doanh số tốt tại Việt Nam như Honda CR-V, Mazda CX-5, Hyundai Tucson (thuộc phân khúc crossover cỡ C) hay các mẫu crossover cỡ B chẳng hạn Hyundai Kona, Kia Seltos...
Những SUV thực thụ được phát triển dựa trên nền tảng body-on-frame đang lăn bánh ở nước ta có thể kể đến như Mitsubishi Pajero Sport, Ford Everest, Toyota Fortuner, Toyota Land Cruiser...
Thực tế, một số mẫu SUV thực thụ trước đây đã chuyển sang dùng kết cấu thân liền khung của CUV. Ngược lại, nhiều mẫu CUV lại được các hãng sản xuất gọi chung là SUV. Từ sự đan xen và chống lần, cách làm marketing, mục đích thúc đẩy thương hiệu mà hai khái niệm này dần trở nên hòa trộn vào nhau.
Gần Tết, người dùng 'tậu' Toyota Rush không đắn đo Cận Tết, nhiều người không chút ngần ngại xuống tiền 'tậu' Toyota Rush bởi giá bán hợp lý, xe hội tụ nhiều tính năng vượt trội. Nhiều chủ xế còn kỳ vọng chiếc "tiểu Fortuner" sẽ đem lại sự may mắn và thành công trong năm mới. Chiêc SUV thưc thu, giá hợp lý Quyết định mua chiếc Toyota Rush vào dịp gần...