Chọn mô hình nào cho tổ chức chính quyền địa phương?
Hôm qua, 27-5, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Những vấn đề hệ trọng như giữ nguyên tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chế độ sở hữu đất đai mô hình tổ chức chính quyền địa phương… được nhiều ĐBQH quan tâm.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phát biểu
Giữ nguyên tên nước
Xung quanh vấn đề tên nước (Chương I – Chế độ chính trị), nhiều ĐBQH cho rằng, nên giữ nguyên tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ĐB Phạm Huy Hùng (Hà Nội) cho rằng, giữ nguyên tên nước là hoàn toàn phù hợp với điều kiện hiện nay. Ông nói: “Tên gọi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sử dụng ổn định 37 năm (từ tháng 7-1976 đến nay), được ghi nhận bởi cộng đồng quốc tế và không gây bất kỳ sự cản trở nào cho quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Tên gọi này đã đi vào cuộc sống và rất đỗi quen thuộc với người dân cũng như bạn bè quốc tế”. ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) đồng quan điểm: “Tôi đề nghị giữ nguyên tên nước để giữ vững sự ổn định. Không nên thay đổi để rồi gây ra sự xáo trộn lớn trong đời sống xã hội.” ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cũng đồng tình không thay đổi tên nước vì rất phức tạp và không cần thiết. Ông nói: “Hàng loạt thứ sẽ phải thay đổi theo trong khi đó bản chất của Nhà nước không hề thay đổi”.
Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, giữ nguyên tên nước hiện nay cũng là ý kiến của đại đa số người dân. Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói: “Việc thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí có thể bị xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp”.
Bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương cũng là vấn đề được nhiều ĐBQH quan tâm. ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho rằng, 2 phương án đưa ra hiện nay đều chưa thỏa đáng và có thể gây ra những vướng mắc khó sửa chữa trong quá trình triển khai sau này. Ông nói: “Có ý kiến nói nên bỏ hẳn HĐND quận, huyện, phường nhưng cũng có người nói đây chưa phải thời điểm chín muồi. Theo tôi, 2 phương án nêu ra đều chưa đạt, chọn phương án nào cũng rất khó…”. ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cũng “chê” mô hình chính quyền nêu ra trong dự thảo là “không rõ ràng”. Ông cho rằng: “Không thể chung chung được vì như thế hướng đi sau này sẽ rất mơ hồ. Phải “gia công” thêm nữa để rõ được nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình nào”. ĐB Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) cũng cho rằng, phải làm rõ có giữ HĐND quận, huyện, phường nữa hay không. Ông nói: “Đây là vấn đề dư luận hết sức quan tâm. Phải nghiên cứu làm rõ vấn đề chứ không thể kéo dài mãi thí điểm. Nhiều cán bộ đang rất tâm tư bởi làm việc hôm nay nhưng không biết nay mai có bị “xóa” hay không?”.
Về sở hữu đất đai và thu hồi đất, ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) thống nhất với hình thức sở hữu toàn dân. Tuy vậy, ĐB tỉnh Thái Bình đề nghị nên làm rõ hơn khái niệm sở hữu toàn dân trong Luật Đất đai (sửa đổi). Liên quan tới vấn đề nhiều người quan tâm là thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế – xã hội, ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho rằng, không thể thiếu được vì nếu không có đất thì kinh tế – xã hội không phát triển được. Quan trọng là trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi), phải xác định rõ từng trường hợp, ai có thẩm quyền được phép thu hồi phục vụ kinh tế – xã hội. Nếu là dự án do cấp tỉnh quyết định thu hồi phải áp dụng hình thức đấu giá đất hoặc áp giá thị trường khi giao đất. Cũng theo ĐB Đinh Xuân Thảo, vì dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thừa nhận quyền sử dụng đất là quyền tài sản được bảo hộ. Do đó, khái niệm thu hồi đất chỉ nên áp dụng cho những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, sử dụng đất không hiệu quả hoặc bỏ hoang hóa đất. Còn những trường hợp khác nên dùng khái niệm trưng mua quyền sử dụng đất.
Video đang HOT
“Không cần Hội đồng Hiến pháp”
Việc có nên hay không lập ra Hội đồng Hiến pháp cũng được nhiều ĐBQH quan tâm. Trong khi một số ĐB cho rằng, thiết chế này là phù hợp trong điều kiện hiện nay thì nhiều ý kiến cho rằng, việc lập Hội đồng Hiến pháp là không cần thiết. ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) phát biểu: “Không cần phải có Hội đồng bảo hiến. Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy, Hội đồng này rất hiếm khi giải quyết các vấn đề liên quan tới người dân mà chỉ xử lý tranh chấp quyền lực chính trị giữa các đảng phái hay nhánh quyền lực. Ở nước ta, quyền lực Nhà nước thống nhất thuộc về nhân dân, do vậy, thiết chế này không phù hợp với nước ta. Nếu lo ngại có cơ quan nào đó ban hành văn bản pháp luật vi hiến, đã có rất nhiều cơ quan giám sát khác nhau đang hoạt động”.
Theo ANTD
Tân Bộ trưởng Tài chính nói về nhiệm vụ mới trên "ghế nóng"
Ngày đầu tiên sau khi được Quốc hội phê chuẩn chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng đã có cuộc trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội.
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng
- Xin ông cho biết, tiếp quản "ghế nóng" Bộ Tài chính trong giai đoạn hết sức khó khăn này, định hướng chính sách tài khóa của ông là gì?
Theo tôi, cần tiếp tục triển khai Nghị quyết số 31 ngày 08/11/2012 của Quốc Hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 và Nghị quyết số 01, Nghị quyết số 02 ban hành đầu năm nay về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Cụ thể, chúng ta phải tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, triệt để tiết kiệm, phục vụ mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát đạt mức thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Nhưng việc quan trọng hàng đầu là đảm bảo cân đối thu chi ngân sách; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài khóa, thực hiện công khai minh bạch để tăng cường sự kiểm tra giám sát của nhà nước và xã hội.
- Thưa ông, trên cương vị Bộ trưởng, trước mắt ông sẽ ưu tiên những nhiệm vụ nào?
Trước hết, cần nắm tình hình thu - chi ngân sách nhà nước để đề ra các giải pháp tăng thu, giảm chi, chống thất thu ngân sách, xử lý nợ đọng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách.
Thứ hai, cần tiếp tục triển khai những chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; giải quyết nợ xấu theo Nghị quyết số 02 của Chính phủ; Nắm chắc tình hình nợ công, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính Quốc gia theo các Luật của Quốc hội và quy chuẩn quốc tế
Một nhiệm vụ quan trọng khác là đẩy nhanh tiến độ thực hiện cải cách các chính sách thuế, phí và thu ngân sách Nhà nước phù hợp để khuyến khích sản xuất tiêu dùng, cải thiện đời sống nhân dân, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu nhưng phải đảm bảo cân đối được ngân sách nhà nước. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giá, đặc biệt là giá một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, các dịch vụ công...
Đối với giá xăng, sẽ rà soát lại Nghị định 84, Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Đối với giá điện, cân nhắc việc điều chỉnh dần theo cơ chế thị trường, tránh các cú sốc do điều hành chính sách, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân.
- Ông sẽ áp dụng những giải pháp nào để hoàn thành mục tiêu cân đối ngân sách năm 2013 trong tình hình "túi tiền quốc gia đang hụt dần"?
Chúng ta phải chống thất thu ngân sách để bù đắp bằng cách tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; xử lý trốn thuế, nợ đọng thuế, kiểm tra chống các hành vi chuyển giá, buôn lậu, tăng cường chế tài thực thi nghiêm pháp luật về thuế.
Đồng thời, cần tiết kiệm chi, cắt bỏ các khoản chi không thực sự cần thiết nhưng vẫn phải đảm bảo các khoản chi trong trong dự toán được duyệt; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng trong chi tiêu ngân sách.
Rà soát các giải pháp để kích thích tiêu dùng, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, tiến tới tạo đà tăng trưởng kinh tế; rà soát tình hình thực hiện các chính sách, giãn, hoãn thuế, miễn giảm thuế, xem xét tỷ lệ động viên phù hợp để nuôi dưỡng nguồn thu, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo cân đối ngân sách.
Chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm kết luận thanh tra, kiểm toán để tăng thu ngân sách; Phối hợp cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện sự vào cuộc để chống thất thu ngân sách nhà nước; Mặt khác tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất để tạo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Trong trường hợp tốc độ tăng GDP cũng như mức bội chi không đạt như dự kiến do tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, với cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông sẽ làm gì?
Đúng là tình hình kinh tế đang khó khăn, cần phải có thêm thời gian để đánh giá. Nhưng tôi cho rằng cũng phải có các phương án tính toán, các kịch bản có thể xảy ra để báo cáo với Quốc hội.
Theo tôi, dù thế nào thì ngành Tài chính cũng cần phải quyết tâm cao nhất để thực hiện với kết quả cao nhất dự toán NSNN năm 2013 đã được Quốc hội phê chuẩn. Đồng thời cần tiếp tục đề xuất các giải pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Để bảo đảm mức bội chi, tỷ lệ nợ công hoặc là phải tăng thu, hoặc là phải giảm chi. Tăng thu rất khó, chỉ còn cách giảm chi.
- Có đại biểu cho rằng việc giảm chi thường xuyên 10% đã là rất khó. Vậy theo ông, cần phải giảm chi ở những khoản nào?
Khó nhưng vẫn phải làm quyết liệt. Cần rà soát các nhiệm vụ chi thường xuyên, ưu tiên chi cho con người (lương và các khoản có tính chất lương); các khoản chi đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, các khoản chi an sinh xã hội, chi đầu tư các công trình quan trọng.
Song với đó, cần triệt để tiết kiệm, không ban hành chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước. Cắt giảm hoặc lùi thời gian các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết; các khoản chi mua sắm trang thiết bị, ô tô. Hạn chế tối đa hội nghị hội thảo quốc gia, lễ khởi công, khánh thành, công bố quyết định. Tiết giảm tối thiểu 20% chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu... Tiết kiệm tối thiểu 30% dự toán kinh phí đã phân bổ cho các nhiệm vụ chi như lễ hội, tiếp khách, hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài...;
Ngoài ra, cần thực hiện cắt giảm dự toán chi, thu hồi bổ sung nguồn dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đối với vốn đầu tư và kinh phí đầu tư đã giao trong dự toán 2013 của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến 30/6 chưa phân bổ hoặc phân bổ không đúng qui định hay vốn đầu tư thuộc kế hoạch 2013 đến 30/6 chưa triển khai thực hiện và các khoản vốn, kinh phí đơn vị sử dụng sai qui định.
- Xin cm ơn Bộ trưởng.
Theo vietbao
"Thu hồi đất cho dự án kinh tế là quy định không văn minh" "Không thể chấp nhận cơ chế nhà nước thu hồi đất vì lợi ích riêng của nhà đầu tư. Việc Nhà nước có quyền rút quyền lợi, tài sản của người này đưa cho người khác nghĩa là xã hội không văn minh, dân chủ, công bằng, là nguyên nhân tạo nguy cơ tham nhũng..." GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng...