Chọn lấy một chữ yêu đủ dùng
“Khi bạn từ bỏ một cái cây không thuộc về mình, bạn sẽ phát hiện ra cả một rừng cây đang đợi bạn”.
“Khi bạn từ bỏ một cái cây không thuộc về mình, bạn sẽ phát hiện ra cả một rừng cây đang đợi bạn”.
Là vậy đấy!
Con người ta vẫn thường hay cố chấp. Trong tình yêu, nhất định phải cố chấp đến trăm vạn lần. Cho đến khi không còn lối thoát, không còn sức lực để ngóng trông hay chờ đợi, lúc bấy giờ mới nghĩ tới chuyện có nên buông bỏ hay không.
Con người ta cũng thường hay tự huyễn hoặc mình. Trong tình yêu, chỉ cần đeo đuổi một trái tim khác làm mình rung động, cũng sẽ có ngày trái tim ấy quay về phía mình mà đập chung một nhịp. Cho đến khi trái tim kia bay đi mải miết, cả khi đã tìm được một trái tim khác để chung vui, mới nhận ra rằng đã để trái tim mình lạc lõng chốn bơ vơ quá lâu rồi.
Nhiều lúc, tuổi trẻ mặc sức chiều chuộng tim yêu của bản thân mà nằng nặc đuổi theo những điều xa tầm với. Chẳng hạn, với người mình yêu thì hết dạ hết lòng, với người yêu mình thì mặc tâm xa lánh. Chỉ cần người yêu mình bày tỏ một chút thành ý hay quan tâm, liền ôm tim chạy mất, sợ hãi rằng quay lưng lại nhìn họ thì sẽ khiến mình bỗng nhiên trở nên yêu họ, và lỡ mất duyên phần với người mình vẫn đang yêu.
Nhiều lúc, tuổi trẻ vô lý đến oái oăm. Cứ thích đổ xô vào một mối tình hơn cả hai người đang đứng. Không kiềm lòng được mà bất chấp trở thành kẻ thứ ba, là kẻ đến sau trong một cuộc tình biết trước mất nhiều hơn được. Nhưng cũng vẫn chấp nhận, bởi ví von cuộc đời là bể khổ, tình trường là bể chia ly. Bởi còn mải ca thán câu ca buồn cho một chuyện tình không viết nên lời kết.
Video đang HOT
Nhưng mà tuổi trẻ cũng phải giản đơn hơn. Cứ nghĩ mà xem, mỗi sáng đi làm có người đứng ở cửa chờ trông, nhoẻn cười rồi hứa hẹn với nhau một câu “sẽ về sớm!” có phải tốt hơn nhiều lần? Mỗi tối trở về cùng nhau ăn một bữa no, say sưa kể vài câu chuyện vặt, rúc vào lòng nhau ủ ấm, có hơn vạn lần tranh cướp tim yêu với kẻ khác hay mơ mộng những thứ tình ảo đâu đâu?
Có thể tuổi trẻ không tin tưởng vào điều này, nhưng điều này là có thật. Hôm nay bạn thấy yêu một người rất nhiều, nhiều đến chừng không đo đếm được. Nhưng bỗng một ngày thức dậy, bạn thấy gương mặt cũ, nét cười cũ, hơi ấm cũ không còn làm xao lòng bạn chút nào nữa, nghĩa là đã dừng yêu người ấy hẳn rồi. Dừng cả nghĩa nhớ mong và chờ đợi. Vậy là tự nhiên hết yêu thôi!
Nên, hãy biết trân trọng tim mình, đừng khờ khạo trao đi cho kẻ khác mà không biết được mất đúng sai. Chỉ khuyên, tuổi trẻ hãy trao tim yêu cho người mà bạn thấy bình tâm bên cạnh, không quan tâm đẹp xấu, không quan tâm sang hèn, không quan tâm nghề nghiệp hay chức vị xã hội… Chỉ quan tâm một mũi tên hai chiều mang tên tình ái.
“Bạn có yêu người, và người có yêu bạn đủ dùng không?”
Theo VNE
Mỹ yêu cầu Đài Bắc làm rõ "đường lưỡi bò"
Mỹ yêu cầu Đài Bắc làm rõ "đường 11 đoạn" mà Đài Loan vẽ năm 1947 và bị Trung Quốc dùng để làm cơ sở đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.
Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Philippines
Các học giả Đài Loan mới đây nói rằng yêu cầu mà Washington đưa ra 2 lần trong 3 tháng qua vẫn chưa được thỏa mãn vì chính quyền Mã Anh Cửu e rằng việc đó sẽ làm bùng ra một cuộc khủng hoảng chính trị ở Đài Bắc
Theo tường thuật của thông tín viên Hải Nhan của ban Hoa ngữ đài VOA tại Hong Kong, việc này được giáo sư Trần Nhất Tân của Đại học Đạm Giang tiết lộ tại một cuộc hội thảo ở Hong Kong về vấn đề Biển Đông hôm 19/5 vừa qua.
Ông Trần Nhất Tân cho rằng yêu cầu của Washington đối với Đài Bắc có mục đích làm suy yếu lập trường của Bắc Kinh đối với "đường 9 đoạn" mà họ dùng từ năm 1949 để cho rằng hầu như toàn bộ Biển Đông là lãnh hải của mình.
Giáo sư Trần Nhất Tân nói rằng Đài Loan không thể thỏa mãn yêu cầu của Mỹ vì e rằng làm như thế sẽ gây phương hại cho mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan và tạo ra rất nhiều vấn đề chính trị vì Đài Loan sẽ phải sửa đổi hiến pháp.
Ông Tôn Dương Minh, Phó Chủ tịch Quỹ Viễn cảnh Giao Lưu Đài Loan-Trung Quốc, cũng tán đồng nhận định đó. Ông nói rằng việc thỏa mãn đòi hỏi mà Hoa Kỳ đã 2 lần đưa ra trong 3 tháng vừa qua là rất nguy hiểm, vì Đài Loan sẽ phải sửa đổi hiến pháp, xác định lại đường biên giới của "Trung Hoa Dân quốc" và... làm phát sinh rất nhiều vấn đề chính trị phức tạp.
Vào cuối năm năm 1947, "Trung Hoa Dân quốc" do chính phủ Quốc dân đảng lãnh đạo, đã vẽ "đường 11 đoạn" trên biển Đông, gọi đó là quốc giới. Tháng 2/1948, bản đồ lưỡi bò xuất hiện công khai lần đầu tiên với bốn nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là "Đông Sa", "Tây Sa", "Trung Sa" và "Nam Sa".
Việt Nam gọi "Tây Sa" là Hoàng Sa và "Nam Sa" là Trường Sa và cũng dựa trên các yếu tố lịch sử và pháp lý để tuyên bố là thuộc chủ quyền của mình.
Trong khi đó, các nước khác ở Đông Nam Á, trong đó có Philippines, Malaysia, Brunei và mới đây là Indonesia, cũng có yêu sách chủ quyền đối với các quần đảo mà Trung Quốc gọi là "Đông Sa" và "Nam Sa" (Trường Sa).
Mỹ yêu cầu Đài Bắc làm rõ "đường lưỡi bò" vô căn cứ mà họ tự ý vẽ ra năm 1947
Từ khi công bố đường lưỡi bò tới nay, Đài Loan và Trung Quốc chưa bao giờ nói rõ ý nghĩa của ranh giới đó là gì, mặc dù Đài Bắc và Bắc Kinh đã có nhiều hành động trên thực tế trong ranh giới này.
Không chỉ có các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và Đài Loan phản đối và bác bỏ "đường 9 đoạn", mà nhiều nước khác trên thế giới, kể cả Mỹ, cũng liên tục yêu cầu Trung Quốc yêu cầu làm rõ ý nghĩa của đường ranh mà chính các chuyên gia công pháp quốc tế của Bắc Kinh và Đài Bắc cũng không thống nhất ý kiến với nhau.
Tại một cuộc họp hôm 17/5 ở Đài Bắc, cựu dân biểu Lâm Trọc Thủy của Đảng Dân Tiến cho biết ngay cả các học giả về công pháp quốc tế của Quốc dân đảng cho rằng các qui định của luật pháp quốc tế và luật biển hiện nay đều vô cùng bất lợi cho yêu sách về "vùng biển lịch sử". Một học giả khác của Trung Quốc là Lý Lệnh Hoa cũng cho rằng "đường 8 đoạn" không có kinh độ, vĩ độ cụ thể và cũng chẳng có căn cứ pháp lý.
Ông Lâm Trọc Thủy, lý thuyết gia nòng cốt của phong trào đòi Đài Loan tách khỏi Trung Quốc để độc lập, nói rằng "đường lưỡi bò" không hề có trong lịch sử Trung Quốc trước đây mà thật ra là bắt nguồn từ Quần đảo Tân Nam mà Nhật Bản tuyên bố đòi chủ quyền từ năm 1939 và đặt dưới sự quản hạt của huyện Cao Hùng ở Đài Loan, khi đó là một phần lãnh thổ của Đế quốc Nhật. Ông Lâm nói rằng sau khi Nhật Bản bị đánh bại trong thế chiến thứ hai, chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch mới thừa hưởng quần đảo mà Nhật Bản gọi là Shinnangunto và xem đó là vùng biển của Trung Quốc.
Ông Lâm Trọc Thủy cũng cho rằng Trung Quốc... không thể đòi chủ quyền đối với quần đảo "Nam Sa" (Trường Sa) và đó chính là lý do tại sao Bắc Kinh cực lực phản đối việc Philippines đưa vụ tranh chấp biển đảo này ra trước tòa án trọng tài quốc tế.
Cũng tại cuộc họp báo ở Đài Bắc, một học giả Đài Loan cho rằng chính quyền Tưởng Giới Thạch đã làm bừa khi đưa quân đến chiếm đảo Ba Bình ở Trường Sa. Tiến sĩ Hứa Văn Đường, thuộc Ban Nghiên cứu Lịch sử Cận đại của Viện Nghiên cứu Trung ương (Academia Sinica) của Đài Loan, cho biết năm 1951, Nhật Bản tuyên bố từ bỏ Shinnangunto nhưng không nói là từ bỏ cho nước nào. Thế mà Đài Loan vào năm 1956 đã đưa quân đến chiếm đảo Ba Bình, nơi không phải là ngư trường truyền thống của ngư dân Đài Loan.
Ông Hứa Văn Đường cũng tiết lộ là sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945, quân đội của Tưởng Giới Thạch đã "tiện thể" tiếp thu Quần đảo Tân Nam từ tay Nhật Bản, nhưng lại không biết quần đảo này ở đâu, nên phải chạy tới Bộ Tư lệnh Mỹ ở Philippines để mượn bản đồ. Nhà sử học Đài Loan này nói rằng nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là "Nam Sa" thật ra là nằm trong khu vực của nhóm đảo mà hiện nay có tên là "Trung Sa".
Theo Đời sống pháp luật
Tử vong do bệnh sởi chủ yếu vì lây chéo, bội nhiễm Theo cập nhật của Bộ Y tế, đến ngày 18-4, cả nước đã có 116 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi, trong đó 25 ca được xác định tử vong do sởi. Đặc biệt khi hầu hết ca tử vong nằm ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Giải đáp vấn đề này, TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh...