Chọn khẩu trang an toàn
Khẩu trang phải ôm sát mặt, làm từ chất liệu có khả năng lọc 95-99% các loại bụi trong không khí, có độ thoáng giúp hô hấp dễ dàng.
Du khách đeo khẩu trang chống ô nhiễm khi tham quan Bắc Kinh
Tiến sĩ Richard Saint Cyr, Tổ chức Y tế Gia đình Bắc Kinh, cho biết khẩu trang được đánh giá an toàn có thể lọc được các loại bụi siêu nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Trong đó, bụi mịn PM10 và bụi siêu mịn PM2,5 có kích thước siêu nhỏ, tính bằng micromet và nhỏ hơn bề mặt sợi tóc hàng chục lần. Chúng có thể lọt qua các loại vải thông thường, đi thẳng vào phổi. Bụi mịn vào phổi khiến máu không có oxy đi nuôi cơ thể, dẫn đến triệu chứng đau đầu, chóng mặt, cơ thể uể oải. Về lâu dài, chúng thường mang theo các ion kim loại đi vào cơ thể, làm nhiễm độc hệ hô hấp, phá huỷ hệ miễn dịch cơ thể, xâm lấn vào trong tế bào và cản trở các hoạt động cơ thể.
Các yếu tố quyết định hiệu quả của khẩu trang:
Chất liệu
Chất liệu các lớp của khẩu trang sẽ quyết định khả năng lọc các vật chất nhỏ đến kích thước như thế nào. Khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải không thể đảm bảo lọc được các loại bụi có kích thước nhỏ như PM10 hay PM2,5. Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động Mỹ khuyến nghị mọi người nên chọn những loại khẩu trang được chứng nhận về khả năng lọc bụi kích thước nhỏ như N95, N99. Tiêu chuẩn N95 có nghĩa là loại khẩu trang này lọc được 95% các loại bụi có trong không khí, kể cả bụi siêu mịn. Còn N99 sẽ lọc được 99% các vật chất có trong không khí, ngăn cản gần như tuyệt đối các loại vi khuẩn và virus.
Ôm sát mặt
Video đang HOT
Benjamin Barrett, Giáo sư Khoa học Chất lượng Không khí, Đại học King’s, London, Anh, cho biết độ vừa vặn với khuôn mặt là tiêu chí quan trọng nhất của khẩu trang. Yếu tố này quyết định xem không khí bẩn có thể lọt vào phía trong mà không đi qua màng lọc hay không. “Mặt nạ an toàn cần ôm lấy mặt, cho phép tối đa 5% không khí đi qua các khoảng trống”, ông nói. Tiến sĩ Saint Cyr cho rằng hầu hết các khẩu trang được bán trong các cửa hàng tiện lợi không chuẩn ôm sát mặt. “Điều đáng lo ngại là mọi người đều đeo chúng đi khắp nơi với niềm tin rằng cơ thể đang được bảo vệ”, ông nói.
Độ thoáng
Yếu tố này quyết định người dùng có thoải mái và sẵn sàng đeo khẩu trang hay không. Khi đeo khẩu trang bí bách, không khí khó đi qua khiến hô hấp khó khăn, nhất là đối với những người làm việc ở ngoài trời.
Tính thẩm mỹ
Một chiếc khẩu trang cũng cần có tính thẩm mỹ cao, thiết kế không quá lạ, màu sắc và họa tiết đẹp. Điều này khiến người dùng cảm thấy thoải mái, tự tin và sẵn sàng đeo khẩu trang ở mọi lúc mọi nơi.
Theo congandanang
Bụi mịn không khí TP HCM gây viêm nhiễm hô hấp
Bụi mịn PM2.5 ở TP HCM cao hơn 4 lần quy chuẩn quốc gia, tác hại đến đường hô hấp, hệ thống mạch máu toàn cơ thể.
Theo AirVisual, những ngày qua chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại TP HCM ở mức ô nhiễm nặng (màu đỏ, cam) - là mức thuộc nhóm có hại cho sức khỏe của người dân. Chỉ số bụi mịn PM2.5 dao động ở mức trên 100 g/m, cao hơn gấp 4 lần quy chuẩn quốc gia (25 g/m3) và gần 11 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Bụi mịn hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí, khi nồng độ tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù.
Mù bao phủ trung tâm TP HCM nhìn từ cầu Thủ Thiêm sáng 22/9. Ảnh: Thành Nguyễn.
Tiến sĩ Lê Trần Quang Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, cho biết tỷ lệ bụi mịn PM 2.5 tăng gấp hơn bốn lần mức độ cho phép gây nhiều tác hại đến đường hô hấp nói chung, bệnh lý tai mũi họng nói riêng.
Theo bác sĩ Minh, trong hệ hô hấp mũi là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với môi trường ngoài nên dễ viêm nhiễm khi thay đổi về thời tiết hay ô nhiễm không khí. Đường hô hấp trên bị ảnh hưởng gây các triệu chứng nghẹt sổ mũi viêm xoang nhức đầu và làm tăng tình trạng dị ứng.
Bệnh lý mũi xoang sẽ gây ảnh hưởng đến các bệnh lý liên quan ở vùng họng và tai. Ô nhiễm không khí sẽ gây viêm họng đau rát, xuất tiết ở họng và lan đến vùng thanh quản phía dưới. Viêm mũi xoang cũng làm tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn tới bệnh lý tai gia tăng. Trường hợp bệnh lý tai mũi họng ảnh hưởng nặng sẽ gây bệnh đến vùng phế quản phổi.
"Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến cửa ngõ của hệ hô hấp là vùng tai mũi họng mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan trong toàn cơ thể như phổi và hệ thống mạch máu", bác sĩ Minh nói.
Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cảnh báo, bụi mịn PM2.5 có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây nên tình trạng khó thở, đặc biệt nguy hiểm với những người mắc bệnh phổi, hen phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp.
Tiếp xúc với các hạt mịn có thể gây các ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn như mắt, mũi, họng và phổi. Tiếp xúc lâu dài gây gia tăng viêm phế quản mãn tính, giảm chức năng phổi, tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim, thúc đẩy bệnh xơ gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan, bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh...
Cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí tại TP HCM trên trang AirVisual ngày 22/9.
Bác sĩ khuyến cáo để phòng ngừa và giảm tác động của ô nhiễm không khí, cần chú ý ăn uống sạch, vệ sinh mũi hàng ngày làm giảm tác nhân gây bệnh và có hại từ không khí. Cần sử dụng các loại khẩu trang khi đi đường hoặc khi tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, khói bụi.
Hạn chế lưu thông vào những lúc đường đông, tránh khu vực thường bị ô nhiễm như khu công nghiệp, đường cao tốc. Lựa chọn sống nơi thoáng nhất có thể, nhiều cây xanh càng tốt. Tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng. Hạn chế đeo kính áp tròng bởi các hạt bụi có thể kẹt giữa con ngươi và mắt kính, từ đó làm hỏng giác mạc. Nên rửa tay khi về nhà, uống đủ nước.
Trẻ em có sức đề kháng yếu, hệ thống tại mũi họng dễ mẫn cảm và dị ứng, nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước, tránh tiếp xúc môi trường bụi bẩn khói thuốc. Khi thời tiết thay đổi và ô nhiễm nên giữ ấm cho trẻ, tăng cường sức đề kháng, tạo thói quen vệ sinh mũi họng hàng ngày.
Ngày 22/9, TP HCM xuất hiện lớp mù đặc quánh khiến tầm nhìn hạn chế, các tòa nhà như bị biến mất sau lớp màu trắng đục. Theo thạc sĩ Lê Đình Quyết, Phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, hiện tượng này là mù chứ không phải sương mù, xuất hiện từ hôm 20/9. Nguyên nhân là dải hội tụ nhiệt đới hình thành, phát triển gây mưa nhiều, nhiệt độ ban ngày thấp, nên độ ẩm không khí cao tạo thành lớp mù. Đây cũng là biểu hiện của không khí bị ô nhiễm, hàm lượng bụi trong không khí cao.
Lê Phương
Theo VNE
Hà Nội trong báo động đỏ về ô nhiễm không khí: Bác sĩ tiết lộ khẩu trang chuẩn chống bụi người dân nên dùng Những ngày qua, chỉ số chất lượng không khí AQI tại Hà Nội ở mức báo động màu đỏ. Điều này, khiến không ít người dân bày tỏ sự lo lắng, không biết phải bảo vệ mình khỏi không khí ô nhiễm như thế nào... Trong các ngày 15 và 16/9, nồng độ bụi trong không khí tại Hà Nội ở mức cao....