Chọn đúng tủ bếp thì bếp nhà bạn dù có nhỏ đến đâu cũng không cần lo
Bạn đừng bao giờ lầm tưởng rằng chỉ những căn bếp rộng rãi mới có thể sở hữu những dãy tủ bếp ấn tượng bắt mắt.
Tủ bếp là phần quan trọng nhất trong bất kỳ căn bếp nào, vì thế lựa chọn tủ bếp phù hợp đóng vai trò gần như quyết định tới việc bài trí không gian.
Hãy cố gắng sắp xếp các thiết bị phụ trợ cạnh nhau theo một quy trình hợp lý nhất và một lời khuyên đưa ra là nên đặt tủ lạnh ở phía cuối để mỗi khi cần bạn có thể dễ dàng lấy đồ mà không nhất thiết phải vào trong bếp.
Thông thường với những căn bếp sở hữu một không gian sử dụng khá khiêm tốn, bạn thường nghĩ đến giải pháp tối ưu nhất chính là những chiếc kệ mở.
Mặc dù có khả năng lưu trữ lớn và cũng rất tiện lợi song một nhược điểm nổi trội của kiểu kệ này là dễ bị bám bụi, không đảm bảo vệ sinh. Do đó những chiếc tủ bếp vẫn được ưu tiên hơn cả.
1. Kiểu dáng
Có 3 loại tủ bếp phổ biến hiện nay là bếp chữ I, chữ L và chữ U. Trừ thiết kế tủ bếp chữ I thì với 2 kiểu còn lại bạn nên nhớ nguyên tắc tạo ra 3 góc tam giác giữa bồn rửa bát, bếp và tủ lạnh.
Với thiết kế tủ bếp chữ U thì 3 góc tam giác này sẽ không trên một đường thẳng trong khi với thiết kế chữ L thì 2 góc tam giác này sẽ nằm trên một đường thẳng.
Tủ bếp kiểu chữ I
Đây là kiểu tủ bếp được lòng chị em nội trợ nhất bởi vẻ ngoài khiêm tốn của nó. Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia đình bạn có thể lựa chọn chiều cao của những chiếc tủ bếp này.
Một mẹo tận dụng không gian tuyệt đỉnh mà bạn cần biết đến là treo những chiếc tủ bếp thấp hơn trần và dùng khoảng không gian nó để lưu trữ những món vật dụng lớn như các loại máy móc nhà bếp.
Với một căn phòng dài và hẹp chiều ngang, thì thiết kế tủ bếp chữ I đơn giản là hoàn toàn phù hợp. Và việc quan trọng nhất là bạn phải phân chia các ngăn để đồ sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Việc chú ý tới ánh sáng trong căn bếp hẹp cũng cần phải lưu ý bơi vì nếu không cẩn thận sẽ khiến căn bếp càng trở nên hẹp hơn.
Ngoài việc tận dụng nguồn sáng tự nhiên (nếu có), bạn cũng nên bố trí thêm ánh sáng điện ở những vị trí khác như phía dưới tủ hay ngăn tủ đựng bát đĩa với cánh bằng kính, với cách này căn bếp của bạn trông sẽ rộng hơn khá nhiều.
Video đang HOT
Tủ bếp kiểu chữ L
Tương tự tủ bếp kiểu chữ I, đây cũng là một kiểu tủ bếp được khuyên dùng cho những không gian nhà bếp chật hẹp. Ưu thế của kiểu tủ này là khai thác được không gian góc bếp thường hay bị bỏ quên. Tuy nhiên, với những không gian không quá rộng rãi bạn nên cân nhắc đến chiều rộng của những chiếc tủ.
Với thiết kế tủ bếp chữ L, bạn nên thiết kế tủ cao gần sát trần ở một bên tường và bên tường còn lại thì nên sử dụng kệ mở thay vì tủ kín.
Một vấn đề quan trọng nữa là bạn cũng cần tính toán sao cho không gian để bạn dịch chuyển trong căn bếp của mình phải đủ rộng và thoải mái – thông thường chỉ cần 2m cho không gian này.
Do vậy nếu bạn không có được một căn bếp rộng rãi thì hãy cân nhắc đến việc thu hẹp không gian dịch chuyển này. Ngoài ra ánh sáng phù hợp trong căn bếp cũng là điều bạn cần phải lưu ý.
Tủ bếp kiểu chữ U
Thiết kế bếp chữ U thích hợp cho những không gian rộng vừa phải với những cabin tủ bếp vòng quanh khu vực nấu nướng. Ưu điểm của thiết kế này là nếu bếp nấu và bồn rửa bố trí đối diện nhau trên 2 cạnh chữ U thì không gian di chuyển trong khi nấu sẽ rất thoải mái.
2. Màu sắc
Màu sắc của những chiếc tủ bếp cũng góp phần quan trọng tạo nên bộ mặt của căn bếp. Với kiểu bếp nhỏ xinh thế này, bạn nên lựa chọn những chiếc tủ màu sắc để đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người với diện tích thực của nó.
Những chiếc tủ màu trắng cũng là một gợi ý đáng để bạn cân nhắc. Màu trắng của những chiếc tủ dễ dàng tạo ra những ảo giác rộng rãi hơn cho căn bếp.
3. Chất liệu
Khi lựa chọn tủ bếp cho gia đình, chất liệu cũng là một nhân tố bạn cần cân nhắc đến. Tốt nhất là lựa chọn những chất liệu dễ lau chùi như Acrylic, laminate hay gỗ công nghiệp. Điều này giúp bạn có thể giữa chúng trong trạng thái sạch sẽ trong suốt quá trình sử dụng. Hơn nữa việc giữ sự sạch sẽ, ngăn nắp của căn bếp cũng giúp chúng tránh khỏi tình trạng chật chội.
Những thiết kế nội thất gây ra nhiều rắc rối trong quá trình sử dụng bạn nên tránh
Khi có một ngôi nhà mới dù rất thích nhưng bạn không nên sử dụng các cách thiết kế nội thất dưới đây vì trong quá trình sử dụng gặp nhiều phiền toái.
Trước khi bắt đầu cải tạo, chúng ta có xu hướng tìm hiểu về các phương án thiết kế nội thất khác nhau trên mạng. Tất cả chúng ta đều thích những bức ảnh hoàn hảo thể hiện phong cách như tường sáng, giải pháp thiết kế lạ mắt.
Tuy nhiên, chúng ta không chỉ cần những bức ảnh hoàn hảo mà cần sử dụng không gian với sự tiện ích và thoải mái nhất định.
Căn bếp theo thiết kế sẽ rất hiện đại và đẹp mắt nhưng chúng lại nhanh bám bụi, thiếu vệ sinh trong quá trình sử dụng. Vì thế khi lựa chọn xu hướng, phong cách mà mình thích luôn cần cân nhắc, chúng có phải là giải pháp tốt hay không?
1. Nội thất cứng nhẵn và bóng trong bếp
Các yếu tố của đồ nội thất nhà bếp được làm từ thép không gỉ, bóng loáng trông hoàn hảo trong ảnh. Sự tỏa sáng bắt mắt của tay cầm tủ lạnh, lò vi sóng và các vật dụng khác thu hút ánh nhìn theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, mọi thứ trở nên đơn giản hơn nhiều vì bụi bẩn có xu hướng tích tụ trên bề mặt kim loại cực nhanh. Khi bạn mở tủ lạnh bằng tay ướt, tay cầm sẽ bị bám đầy vết bẩn.
Vết dầu mỡ trên tay cầm và thành lò vi sóng phải được lau khá thường xuyên. Vì thế để dễ dàng hơn trong quá trình làm sạch, bạn nên chọn đồ nội thất với phần cứng có thiết kế mờ.
2. Giường pallet
Giường pallet tạo phong cách đặc biệt và thân thiện với môi trường, giá cả cũng khá hợp lý. Tuy nhiên, pallet gỗ chưa qua xử lý có cấu trúc xốp và hút nhiều bụi. Hơn nữa, các tấm pallet có thể trước đây được sử dụng để đựng các loại hóa chất độc hại. Vì thế, bạn nên chọn mua chiếc giường gỗ thông thường.
3. Giá treo quần áo thay tủ đựng quần áo
Mạng xã hội tràn ngập những bức ảnh về những người sử dụng giá treo quần áo thay cho một chiếc tủ thông thường. Giá có thể gây mất thẩm mỹ và không tương xứng với nội thất trong phòng và chúng trông khá lộn xộn khi bạn không kiểm soát được lượng quần áo mình có và cũng không đơn giản để tạo được sự gọn gàng cho căn phòng. Nếu không thể giữ mọi thứ theo thứ tự một cách thường xuyên, tốt hơn hết bạn nên dùng tủ quần áo thông thường.
4. Máy chiếu thay cho tivi
Những món đồ trong quá khứ, chẳng hạn như đĩa vinyl bà máy ảnh Polaroid có thể giúp bạn quay trở lại với kỷ niệm xưa cũ. Máy chiếu lại là vật dụng phổ biến thay cho tivi. Mọi người thường tin rằng, xem phim trên máy chiếu sẽ mang lại cảm giác chân thật, sống động hơn. Đặc biệt là làm căn phòng ấm hơn.
Tuy nhiên, máy chiếu có một loạt các nhược điểm. Trước hết, bạn cần một màn hình đặc biệt hoặc ít nhất là bức tường đủ ánh sáng cho nó. Thứ hai, bạn khá khó để xem thứ gì đó sống động vào ban ngày. Ngoài ra, bạn cần mua các phụ kiện cho máy chiếu. Nói chung, việc bảo trì và dịch vụ của máy chiếu sẽ luôn đắt đỏ và bất cập hơn sử dụng một chiếc tivi thông thường.
5. Đồ nội thất màu đen
Một nhà bếp hoàn toàn màu đen hoặc các yếu tố riêng biệt màu đen giúp không gian sang trọng hơn. Tuy nhiên, màu đen lại cần sự chăm sóc vệ sinh đặc biệt. Vì thế, bạn nên chọn một gam màu với tông sáng hoặc trung tính sẽ an toàn hơn.
6. Vòi cao trong bồn rửa
Các nhà thiết kế nội thất cố gắng sắp xếp đồ đạc trong phòng một cách tiện dụng nhất. Họ sử dụng chiếc bồn rửa bát nhỏ với vòi cao để tạo sự thoải mái khi rửa đồ dùng cỡ lớn. Tuy nhiên, vòi nước cao có thể khiến nước chảy và đọng lại trên bề mặt xung quanh. Hãy dùng dạng vòi có độ cong để giữ vệ sinh và giảm độ ẩm cho các khu vực xung quanh.
7. Tường gạch
Nhiều nhà thiết kế sử dụng gạch để tạo điểm nhấn cho nội thất nhưng chúng chưa chắc đã là giải pháp lý tưởng. Gạch có thể là vật liệu chắc chắn, bền lâu và thân thiện với môi trường nhưng chúng có cấu trúc xốp, có thể góp phần làm xuất hiện nấm mốc. Nhờ cấu trúc của nó, bức tường trở thành nam châm hút bụi bẩn. Hãy dùng tường thông thường để không mất nhiều thời gian dọn dẹp, vệ sinh.
8. Kệ cạnh bếp nấu, máy hút mùi và bồn rửa
Nhiều người yêu thích xu hướng thiết kế lắp đặt kệ phía trên tủ bếp. Bạn có thể lưu trữ đồ đạc phía trên tạo điểm nhấn trang trí bắt mắt cho không gian. Tuy nhiên, bề mặt tích tụ nhiều bụi khiến bạn mất nhiều thời gian vệ sinh đồ dùng vật dụng khi cần. Bên cạnh đó, bếp nấu, máy hút mùi và bồn rửa là những nơi chứa nhiều vi khuẩn, kệ gắn ở khu vực này vừa mất thời gian dọn dẹp vì bụi và dính quá nhiều dầu mỡ.
Hội chị em ngả mũ với màn cải tạo bếp linh hoạt: Bàn đảo bếp cũng chính là tủ giày, kê thêm ghế thành góc làm việc sang xịn Căn bếp được cải tạo từ kinh nghiệm "cây nhà lá vườn" nhưng thành quả khiến ai cũng phải trầm trồ. Mới đây, chị Kim Thoa khiến cư dân Yêu Bếp được phen trầm trồ khi tự thiết kế căn bếp trong mơ với vốn kinh nghiệm sẵn có và tài ứng biến cực linh hoạt. Khi mua nhà, chị Thoa tâm niệm...