Chọn chồng – ‘Sai một ly, đi một đời’
Tôi chỉ được đi bên anh như bù nhìn ra mắt họ hàng chồng. Gặp ai anh cũng phát hầu bao như Việt Kiều. Đến lúc về thì 2 vợ chồng đói nhăn răng chờ lương.
ảnh minh họa
Tôi vốn không định chia sẻ chuyện của mình lên đây vì thiết nghĩ nhiều người còn khổ hơn mình. Nhưng năm mới, tôi cũng muốn trút nỗi lòng của mình và mong sao những bạn gái sắp kết hôn hãy rút kinh nghiệm từ sai lầm của tôi.
Tôi là người con gái mệnh Khổ. Chỉ may mắn là tôi có mái nhà, có áo ấm, nệm êm từ cha mẹ đẻ của mình nuôi chứ bản thân tôi chưa thể tự lập giữa đất thành thị này. Tôi khổ vì nhan sắc trung bình, thu nhập tương đối, chưa có tài sản gì riêng (nhà hay đất đai).
Bao năm đi làm tôi cũng tích cóp được 3 cây vàng phòng lúc ốm đau, tính bộc trực lại hay nói nên dễ mất lòng. Nhưng thực tâm tôi không luôn hướng đến điều tốt, tôi còn hay làm từ thiện. So với các em, tôi thiệt thòi hơn.
Thuở niên thiếu khó khăn nhưng tôi vẫn rất hào phóng và hết lòng với các em. Tôi trông đến ngày lấy chồng sẽ được bù đắp những khiếm khuyết trong tình cảm gia đình. Tôi coi thường những người chọn chồng bằng tiêu chí “thu nhập, của cải” nên khi quen anh, tôi rất vô tư nghĩ: “Của là do người làm ra nên vợ chồng tay trắng cùng lập nghiệp thì mới lâu dài”.
Tôi không tập trung tìm hiểu anh quá nhiều về thu nhập, tài sản, điều gì đảm bảo cho kinh tế hôn nhân mà chỉ quan tâm tính cách, cách đối nhân xử thế. Mặt khác, tôi nghĩ nên để anh tự bộc bạch thì tốt hơn. Ngược lại, với anh, tôi nói hết mọi thứ của mình.
Thời gian quen đã lâu, tôi không hề biết anh thu nhập bao nhiêu, ngay cả nhà riêng của anh tôi cũng nằng nặc đòi diện kiến thì mới biết anh sống thế nào (Anh có nhà riêng ở thành phố, sống chung với người bạn trai). Nghề nghiệp thì cũng nghe anh kể rất mơ hồ về tên công việc, công ty còn chi tiết thì không bao giờ anh kể.
Lúc tôi hỏi han anh chuyện hộ khẩu, anh gạt phắt và gắt gỏng nên tôi hiểu ý, không chủ động hỏi. Tôi vẫn ngây thơ tin đến khi là vợ chồng thể nào anh chẳng đề cập.
Suốt thời gian quen nhau, tôi rất lãng mạn, tặng quà anh nhân dịp quan trọng như lễ Tết, sinh nhật nhưng anh chưa từng tặng tôi một món quà dù chỉ là móc treo điện thoại. Ngay cả 8/3, anh ôm 1 bó hoa đến dừng trước cổng nhà tôi, đi ngang qua tôi và đến trao tận tay… mẹ tôi làm tôi chưng hửng.
Tôi tự an ủi thôi thì Quốc tế phụ nữ, mình chưa phải là phụ nữ nên chắc anh tặng để lấy lòng mẹ vợ tương lai. Kể ra có yêu mình mới quan tâm tới gia đình mình.
Tệ hơn là mỗi khi đi chơi, tôi toàn lái xe ra chờ anh ở 1 địa điểm 2 đứa hẹn rồi cùng đi chơi. Anh chủ động trả tiền cafe, vé xem phim, còn tiền xăng, anh cứ ngập ngừng nên tôi trả. Thậm chí tám điện thoại, anh cũng không tốn vì đăng ký gói cước nói dưới 10 phút miễn phí.
Có điều với những mối quan hệ khác thì anh rất khéo cư xử và được lòng, quà cáp rất đúng lúc. Những điều tôi phải tự huyễn hoặc mình để duy trì mối quan hệ này chỉ là anh ít nói nên ít tâm sự, chỉ khi là vợ chồng có lẽ anh sẽ nói những gì cần nói. Hay anh đơn giản, không thích thể hiện tình cảm bằng vật chất.
Video đang HOT
Họ hàng nhà anh là người Bắc và họ rất ghét người miền Nam. Trước mặt tôi, họ sẵn sàng bình luận con gái miền Nam “thực dụng, lạnh lùng” nên rất hãi. Nhưng tôi chưa bao giờ phê phán người Bắc càng không phản ứng thái quá với những lời nhận xét của họ.
Chuyện hôn sự đến cũng vội vàng. Anh bảo họ hàng anh ở xa, chỉ vào được tháng đó, không vào sau đó được (dù chỉ 1 tháng nếu chọn ngày đẹp) nên phải cưới gấp. Anh bảo anh hứa với mẹ hoài, anh khổ tâm lắm.
Tôi vì thương anh và nghĩ cho gia đình chồng nên thuyết phục ba mẹ. Vì quá gấp, tiền dành dụm của ba mẹ tôi vừa lo ma chay cho chú cuối năm, vừa sắm Tết nên không còn tiền cho tôi làm của hồi môn (anh cũng hiểu điều này). Cũng thuận tình con trẻ thương nhau thật lòng nên ba mẹ tôi vay ngân hàng cho chúng tôi 30 triệu đặt cọc nhà hàng. Tiền cưới 2 bên gia đình cũng cho chúng tôi để làm vốn làm ăn. Còn lại các khoản lo cưới thì nhà ai nấy tự túc.
Sau tiệc cưới, tiền mừng của 2 nhà tập trung chi trả cho tiệc cưới, còn lại thì anh lẳng lặng đếm mà không rủ tôi cùng đếm. Sau đó anh cầm toàn bộ tiền để đãi họ hàng nhà anh ăn ở trong thành phố và đi du lịch xa. Tất nhiên sau đó chúng tôi cạn túi.
Ngày thứ 2 sau đám cưới, bạn thân của anh (hình như sau khi trao đổi với anh mới tự tin) mắng tôi trước mặt họ nhà chồng: “Cô về nhà này chỉ đi bằng 2 bàn tay trắng về thôi” (Anh bạn này có cho chồng tôi mượn tiền làm đám cưới). Lúc đó, tôi vẫn là cô bé ngây thơ lắm nên không hiểu hết sự thâm thúy trong câu chửi này.
Phải 2 năm sau tôi mới hiểu vấn đề: Họ hi vọng gom được số hồi môn đáng kể nhưng tôi thật thà nói tôi không có xu nào cả. Thật ra vì tôi chưa hoàn toàn tin anh, nên tiền tiết kiệm duy nhất của tôi phải đợi đến khi tôi hiểu hết về anh thì tôi sẻ chia sẻ.
Anh thì còn nhà cửa, còn lương cao (Lương của anh khoảng 20tr/tháng), còn đất đai, tiết kiệm nhưng tôi thân gái non nớt, mới đi làm vài năm thì làm sao có của riêng. Huống chi anh không tự nguyện chia sẻ điều gì với tôi thì làm sao tôi đủ niềm tin trút hết cơm áo gạo tiền của mình?
Trong khi tôi lấy chồng thì hồn nhiên nghĩ vợ chồng góp gạo thổi cơm chung, nhưng anh thì nghĩ ăn bao nhiêu góp bấy nhiêu. Thế nên ngay cả tiền ga, anh cũng để tôi trả. Còn lúc nào cãi nhau, anh góp cơm với bạn thân nhờ bạn nấu.
Tiện nghi trong nhà anh không buồn mua và cũng không cho tôi mua vì tốn kém, vì nhà bạn anh có hết rồi (ti vi, tủ lạnh, karaoke, máy giặt). Tất nhiên chỉ có 2 anh xài với nhau còn tôi sống như ở thôn quê chưa được cấp điện.
Suốt 1 năm ở nhà anh, tôi luôn trong cảnh thiếu tiền vì nhà xa chỗ làm, tiền xăng dầu đội lên trông thấy. Rồi mọi thứ phải tự túc không được sự đồng thuận của chồng, cũng chẳng còn như thời độc thân được bố mẹ bao ăn, tôi vừa lo bữa hàng ngày, vừa dành dụm khi cưới hỏi nhà chồng phải đi lại để trả lễ.
Tết đầu tiên, tôi đưa anh 10 triệu lo Tết vì chưa biết đi họ hàng thế nào. Phải công nhận anh rất “khéo” chi tiền. Với họ hàng bên nhà tôi thì anh đơn giản, nhưng bên nhà nội anh thì anh chu đáo hơn. Gặp ai anh cũng phát hầu bao như Việt Kiều.
Anh cũng không buồn thảo luận với tôi tiền vé máy bay, tiền mừng tuổi ai như thế nào, tiền quà cho người thân, hàng xóm ra sao. Tết, tôi chỉ được đi bên anh như bù nhìn ra mắt họ hàng chồng. Đến lúc về thì 2 vợ chồng đói nhăn răng chờ lương. Trong khi ở nhà thì anh “Đong hạt muối, đếm hạt gạo”. Còn ra ngoài thì anh hào phóng, lấy tiền vợ làm “từ thiện” để “mua mặt”.
Thiết nghĩ vợ chồng mới cưới, từ từ sẽ thỏa thuận được cách thu chi nên tôi kiên nhẫn đến khi có bầu. Suốt thời gian mang thai, tôi cũng bị nghén ghê gớm, động thai liên miên. Anh “gửi” tôi cho nhà ngoại lo từ A-Z vì nhà xa, tôi đi làm bất tiện. Lâu lâu anh ghé thăm mua vài kg tôm, cua, mực bồi dưỡng… như thăm bạn.
Tiền mua đầm bầu, tiền ăn hàng ngày bồi dưỡng cho con trong bụng, tiền khám thai, tiền cấp cứu động thai, tiền mua đồ cho bé đều do 1 mình tôi lo. Anh chưa từng chủ động gửi tiền cho tôi dù tôi đánh tiếng nhiều lần: nhỏ nhẹ, hờn dỗi hay rủ anh đi chung anh đều thoái thác trả lời, bảo tôi chưa cần nhiều tiền đến vậy, rằng anh không để mình tôi nuôi con đâu.
Thậm chí đến lúc sinh, tiền viện phí cũng tôi lo. Anh chỉ túc trực chăm sóc tôi và con trong bệnh viện. Gia đình chồng thì chưa từng gọi điện hỏi han tôi mà chỉ gọi cho anh chuyển lời (hay anh gọi hỏi thăm thì họ tiện hỏi tôi). Họ còn trách tôi sao lâu không điện thoai ra trong khi bác sĩ dặn tôi phải tĩnh dưỡng.
Sau ở cữ, vợ chồng tôi như giọt nước tràn ly. Một lần trực tiếp hỏi về kinh tế gia đình 2 đứa tính thu xếp sao thì anh đã phát khùng lên. Nhưng tôi vẫn phải hỏi vì tôi đợi đã 3 năm rồi anh cũng không tự nguyện nói. Bây giờ thêm 1 sinh linh phải lo, tôi không kham nổi, nhưng tôi cũng không thể chờ anh “phát chẩn” khi tôi hết tiền mà con khát sữa, tôi cũng phải dành dụm lo lúc ốm đau.
Tôi đã lỡ 1 lần đò và lỡ cả cuộc đời vì chọn chồng lầm. Chỉ vì nhìn lầm người, chính xác là đã nhìn gần ra con người đó nhưng tình yêu mù quáng khiến tôi bị che lấp (Ảnh minh họa)
Điều gì đến phải đến, chúng tôi ly hôn. Con tôi nuôi và anh không đồng ý chu cấp vì lý do “Anh mất quyền lợi nuôi con, không có lý do gì mà anh phải đưa tiền cung phụng cho em nuôi mà được ở bên con”. Tòa án phán anh phải chu cấp 3 triệu/tháng mà tháng nào tôi cũng phải điện thoại réo, anh mới đưa.
Tôi đã lỡ 1 lần đò và lỡ cả cuộc đời vì chọn chồng lầm. Chỉ vì nhìn lầm người, chính xác là đã nhìn gần ra con người đó nhưng tình yêu mù quáng khiến tôi bị che lấp.
Tôi hi vọng các chị em độc thân hãy tỉnh táo khi chọn lựa tấm chồng cho mình. Tôi thấy mình đã may mắn hơn nhiều người vì đã dũng cảm từ bỏ những gì biết chắc không thể thay đổi để tránh lãng phí thêm vài năm nữa bị tổn hao tâm trí, sức lực, tiền bạc và cả tương lai của con.
Theo VNE
Nỗi lòng gái chưa chồng sợ vô sinh vì 'nạo hút' nhiều
Biết làm "chuyện ấy" từ khi học cấp 3, Kiều Ngân (22 tuổi, Hà Nội) tâm sự, hồi đó cô và bạn trai đã phải muối mặt đưa nhau đến bệnh viện để "giải quyết hậu quả".
Những nguyên nhân dính bầu "khó đỡ"
Ngân kể, rất may là lần đầu "đen đủi" ấy, cái thai mới được 5 tuần. Sau khi hút thai, cô không hề bị ra máu hay gặp bất kỳ biến chứng bất thường nào.
Tuy nhiên, vì yêu nhau lâu, lại thường xuyên quan hệ như vợ chồng nên một năm trước, Ngân cùng người yêu lại gây ra hậu quả lần nữa. Nhưng lần dính bầu này, cô không hề hay biết. Mãi đến kỳ kinh nguyệt sau, thấy máu ra bất thường lâu quá nên linh tính mách bảo, cô mới dùng que thử thì thấy hiện lên 2 vạch. Hốt hoảng tìm đến bệnh viện thì bác sĩ cho hay cô đã sảy thai.
Chưa kết hôn, chưa sinh con nhưng đã có "tiền án" một lần hút thai công một lần sảy thai, việc này khiến Ngân vô cùng lo lắng. Đã nhiều ngày nay Ngân mất ăn mất ngủ vì suy nghĩ: không biết mình còn có thể mang bầu, sinh con như bao nhiêu người phụ nữ khác không khi đã hơn 1 lần "gây án" như thế.
Ảnh minh họa.
Cũng mang nỗi lo tương tự, Thu An (24 tuổi) thú nhận cô và bạn trai yêu nhau được 3 năm thì đã 2 lần đi giải quyết "hậu quả" và hiện tại đang là lần thứ 3 "lỡ dính" song chưa biết tính sao.
An chia sẻ, không phải cô thiếu kiến thức, chẳng biết đến phương pháp tránh thai nào, nhưng do lúc làm "chuyện ấy", cô với bạn trai thường hay "cao hứng"... quên mất bao cao su. Hoặc có đợt uống thuốc ngừa thai hàng ngày thì quên quên nhớ nhớ.
Từ cái tật đãng trí, thiếu cẩn thận mà cô mới "nhỡ" liên tục. Hơn nữa, ngoại trừ lần đầu tiên hoang mang vì "bỡ ngỡ", còn lại cơ địa An có vẻ lành lặn, hút thai xong chỉ hôm trước hôm sau đã "khỏe re", nên nỗi sợ đâm ra... nhạt nhòa. Có lẽ đó cũng là lí do khiến cô "vô tư bất cẩn", để sự việc không hay này tái diễn.
An cho biết, 2 lần trước cô đều đi giải quyết sớm khi thai được khoảng 6 tuần và 1 lần làm thủ thuật còn 1 lần là uống thuốc ra thai. Tuy nhiên, với lần thứ 3 này, cô thực sự lo lắng. Hoàn cảnh thì chưa cho phép kết hôn, nhưng nếu chưa sinh con mà cứ nạo hút thai như vậy, liệu một hai năm nữa, cô còn may mắn dính bầu được được không?
Nạo hút - việc "cực chẳng đã"
Chuyên gia cho biết, đa số các ca chấm dứt thai kỳ tại các cơ sở sản - phụ khoa có thể thấy các bạn trẻ chiếm đa phần. Nhiều trường hợp khi được hỏi thì lại lầm tưởng đây là một thủ thuật đơn giản mà không ý thức được tính nghiêm trọng của những rủi ro có thể xảy ra. Thậm chí nhiều người còn tìm đến và quyết định thực hiện chấm dứt thai kỳ tại các cơ sở không đủ điều kiện. Không ít trường hợp đã sảy ra tai biến để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Theo các số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thì phá thai là nguyên nhân đứng ở vị trí thứ 3 gây tử vong cho người phụ nữ mang thai. Các vụ phá thai không an toàn dẫn tới 70.000 ca tử vong và 5 triệu ca thương tật mỗi năm.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, khi quyết định chấm dứt thai kỳ, đồng nghĩa bạn phải chấp nhận nhiều nguy cơ như: sang chấn đường sinh sản, xuất huyết, thủng tử cung, vỡ tử cung, rách cổ tử cung, sót nhau, nhiễm trùng hoặc vô sinh (do nhiễm trùng dẫn đến đến tắc nghẽn vòi trứng hay chửa ngoài tử cung ở những lần mang thai sau)...
Tất cả những yếu tố trên đều có thể khiến chị em khó có thai trở lại, dễ bị sảy thai tự nhiên hoặc sinh non. Đặc biệt, khi tiến hành chấm dứt thai kỳ nhiều lần, thành tử cung sẽ trở nên ngày càng "mỏng manh", dẫn đến nguy cơ vỡ tử cung, băng huyết sẽ rất cao khi thực hiện những lần chấm dứt thai kỳ tiếp theo hoặc khi mang thai lại.
Vì thế, chấm dứt thai kỳ là "việc cực chẳng đã". Các cặp đôi khi quan hệ trước hôn nhân cần trao đổi và thực hiện nghiêm khắc với bản thân trong vấn đề ngừa thai để tránh những hậu quả không mong muốn, đặc biệt là phái nữ - người trực tiếp hứng chịu nhiều hậu quả nhất.
Ngay cả trong trường hợp "lỡ dính" mà chưa sẵn sàng đối mặt với hôn nhân thì lời khuyên cho các cặp đôi là nên cố gắng khắc phục hoàn cảnh để kết hôn rồi sinh con. Bởi yêu tố tương lai, sức khỏe và tính mạng mới là điều cấp thiết, nhất là với những cô gái đã có "tiền sử" nạo hút thai nhiều lần. Các bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ gia đình để giải quyết mọi việc êm đẹp và tránh hậu quả xấu xảy ra. Hãy nghĩ đến những người không có may mắn được đón nhận hạnh phúc làm mẹ để biết bạn may mắn và được ưu ái thế nào.
Ngoài ra, với những trường hợp đã nhiều lần nạo hút thai hoặc sảy thai, nếu muốn biết chính xác tình trạng sức khỏe sinh sản hiện tại của mình, bạn cần tới các cơ sở chuyên khoa phụ sản để thăm khám thực thể, tiến hành những xét nghiệm chẩn đoán cần thiết như:
- Siêu âm (đầu dò/ổ bụng) nhằm phát hiện các tổn thương tử cung, buồng trứng (dính tắc vòi trứng, u nang, u xơ,...) và khả năng mang thai (độ dày niêm mạc tử cung có đảm bào cho thai bám hay không, tư thế tử cung,...).
- Xét nghiệm máu: nội tiết tố một số xét nghiệm khác kèm theo.
Theo VNE
Em phải làm sao khi nhớ anh? Sau một buổi tối đi chơi cùng bạn bè và em trở về nhà trong trạng thái mệt mỏi vô cùng. Em nhớ anh! Thời gian gần đây trời cứ mưa suốt, buổi sáng ngủ dậy chỉ nghe tiếng mưa vậy mà hôm nay em nghe tiếng cuộc sống ngoài kia náo nhiệt lắm, trời xanh và nắng nhẹ nhưng lòng em rượi...