Chọn chồng “ghét của nào trời trao của đó”
Tôi không thích lấy chồng ở xa, không thích cuộc sống phải xa chồng khi kết hôn nhưng mọi điều đã đi ngược lại…
Tôi và anh ấy lấy nhau là nhờ sự mai mối của ba mẹ hai bên và để có được hạnh phúc bền vững như ngày hôm nay là một kỳ tích đối với tôi. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình tri thức, là con gái duy nhất trong gia đình nên tôi luôn nhận được sự yêu thương, chiều chuồng của mọi người. Tôi không thích lấy chồng ở xa, tôi không thích lấy bộ đội, tôi không thích cuộc sống phải xa chồng khi kết hôn nhưng mọi điều đã đi ngược lại, những thứ tôi không thích lại gắn kết với tôi suốt cả cuộc đời. Khi chúng tôi kết hôn được 3 ngày, chồng tôi phải lên đường làm nghĩa vụ của một người lính. Một mình tôi sống cùng gia đình chồng. Những bỡ ngỡ, những nỗi nhớ, những yêu thương làm tôi không thể ngủ được.
Ảnh minh họa
Tôi biết trong thời gian tới là một thử thách đầy gian khổ. Vốn dĩ tôi đã không phù hợp với lối sống gia đình chồng, cộng thêm giờ đây lại không có chồng bên cạnh để chia sẻ, vì thế những mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu cứ chất đầy theo năm tháng.
Video đang HOT
Đang bữa ăn trưa, mẹ chồng tôi hỏi:
- Cơm hôm nay hơi nhão
- Món thịt kho, con có bỏ đường không?
- Nấu canh rau, con có bỏ mì chính không?
- Nấu như vậy, làm sao mà ăn được!…
Bao nhiêu hy vọng được mẹ chồng khen khi thưởng thức những món tôi nấu tiêu tan hết.
Tôi thấy ấm ức: “Mình vừa chân ướt chân ráo về nhà chồng, nề nếp sinh hoạt, thói quen ăn uống còn chưa quen, đáng lý mẹ phải nhẹ nhàng chỉ dạy chứ sao lại thế nhỉ? Mới đầu đã như vậy thì làm sao mà sống lâu dài được?”
Ngày qua ngày, tôi có cảm nhận việc gì tôi làm cũng bị mẹ chồng săm soi, không thể vừa lòng mẹ được. Dù tôi không phải là đứa con gái vụng về, dù tôi đã rất kiên nhẫn nhưng đôi khi vẫn khó chịu với những lời chỉ bảo quá chi tiết của mẹ chồng. Nấu cơm thì phải canh nước cho vừa không thì bị nhão, nếu làm nước mắm thì không được nặn chanh, không được bỏ tỏi bỏ ớt. Nấu canh thì phải nấu rau, củ cho thật mềm…Đúng là có làm dâu tôi mới hiểu được nỗi khổ lấy chồng lấy cả gia đình chồng, biết phải làm như thế nào cho vừa lòng mọi người trong gia đình chồng. Tôi biết rằng những lời mẹ chồng chỉ bảo là muốn tôi hiểu được sở thích riêng của từng người, là giúp tôi hòa nhập được với nề nếp sống gia đình chồng nhưng…
Và điều quan trọng hơn nữa là sự khác biệt về cách giáo dục, dạy bảo con của tôi mà là cháu nội của mẹ chồng. Tôi luôn dạy cho con sự tự lập, yêu thương ông bà ngoại, ông bà nội như nhau nhưng mẹ chồng tôi thì ngược lại. Mẹ chồng tôi luôn làm mọi việc cho con của tôi như ăn cơm phải có người đút ăn, tắm cũng phải có người tắm cho…mặc dù con của tôi đã 6 tuổi và bà dạy cho con tôi chỉ biết yêu thương ông bà nội nhất.
Từ khi tôi mang thai những tháng ngày đầu tiên cho đến khi sinh, cho đến năm con tôi 6 tuổi đều do một tay mẹ tôi chăm sóc, nuôi nấng. Từ việc chăm cho con gái đến cháu ngoại, mẹ tôi đã phải chịu biết bao vất vả và hao tổn sức khỏe còn mẹ chồng tôi năm thì mười họa mới qua thăm. Vậy mà giờ đây con tôi một mực chỉ biết có bà nội.
Có lẽ, không ai có một nỗi đau như tôi. Cho tới bây giờ, tôi thực sự không biết phải đối diện với mẹ chồng tôi như thế nào? Tôi phải làm gì để tình cảm mẹ chồng nàng dâu được tốt đẹp?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đừng "mày tao" với em!
Người ta thường nói "ghét của nào, trời trao của đó" quả thật chẳng sai. Từ bé, em đã thích nói ngọt, thích được chiều chuộng, những tưởng lấy chồng lớn tuổi sẽ được cưng chiều, nào ngờ.
Nhớ ngày mình quen nhau, em thích gì anh đều làm bằng được. 5 năm yêu nhau, đâu phải là ngắn phải không anh, những lần giận hờn, gây nhau anh đều là người chịu thiệt, xuống nước dỗ dành em dù đôi khi lỗi xuất phát từ chính em.
Em đinh ninh mình đã chọn đúng, anh hơn em 7 tuổi vì thế chắn chắn anh sẽ chiều chuộng và yêu thương em thật nhiều. Mấy năm yêu nhau anh chưa bao giờ gắt gỏng hay nặng lời với em dù trong hoàn cảnh nào. Trước khi mình cưới nhau, em đã từng bắt anh phải hứa với em "sau này dù có xung đột anh cũng không được gọi mày xưng tao". Anh nói với em chắc như đinh đóng cột "sẽ không bao giờ".
Vậy mà thành vợ thành chồng chưa đầy một năm anh đã làm em ngỡ ngàng, thất vọng. Mỗi khi gây nhau, mặt anh đằng đằng sát khí, ăn nói sổ sàng với em "mày mày, tao tao". Nghe hai từ đó em giận đến bầm gan tím ruột, anh mắng em thế nào cũng được nhưng đừng bao giờ gọi em là "mày".
Anh là người được ăn học tử tế, có địa vị, có trí thức mỗi khi sử dụng ngôn từ không lịch sự chẳng lẽ anh không thấy ngượng miệng? Lần nào cũng vậy, điệp khúc cứ lặp lại, anh năn nỉ ỉ ôi tỏ vẻ ăn năn hối cải ngọt ngào lại với em sau mỗi lần khẩu chiến, nhưng khi vợ chồng bất hòa bệnh cũ của anh lại tái phát. "Lời nói đâu mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", câu ông bà mình dạy khó khăn với anh đến vậy sao?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
May là vợ chồng mình chưa có con, trẻ con vốn là trang giấy trắng, đầu óc non nớt của chúng sẽ bị ảnh hưởng thế nào khi nghe những lời không mấy tốt đẹp từ chính miệng bố chúng thốt ra? Lời xưng hô ngọt ngào trong lúc nóng giận cũng làm nguôi bớt phần nào cơn thịnh nộ. Ông xã ơi, mong rằng anh hãy xem xét lại và kiềm chế bản thân, đừng gọi em là "mày" nữa nhé dù trong hoàn cảnh nào.
Hạnh phúc gia đình vốn được xây dựng từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, đừng để chuyện nhỏ như thế là ngọn lửa âm ỉ phá tan mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp anh nhé!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Định lý... người thứ 3 Câu thơ của cố nhà thơ Trần Hòa Bình như là một định lý rồi vậy mà tôi vẫn muốn chứng minh ngược lại định lý này để đi tìm kết quả khác: "Thêm một người thứ ba/ Cuộc tình thêm gia vị". Nuôi lửa hôn nhân bằng những nguy cơ Chị kể: Vợ chồng chị lấy nhau đã được 7 năm thì...