Chọn cây đậu xanh, dứa… thay cho lúa
Nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn gây ra trong nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngày 11.3, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH.Cần Thơ) đã phối hợp nhiều cơ quan chức năng các tỉnh, thành trong vùng tổ chức hội thảo “Tiết kiệm nước trong nông nghiệp cho các vùng nhiễm mặn ở ĐBSCL”.
Nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn gây ra trong nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngày 11.3, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH.Cần Thơ) đã phối hợp nhiều cơ quan chức năng các tỉnh, thành trong vùng tổ chức hội thảo “Tiết kiệm nước trong nông nghiệp cho các vùng nhiễm mặn ở ĐBSCL”.
PGS-TS Lê Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ) lo lắng: Việc xây dựng hàng chục hồ thuỷ điện, đập trên sông Mekong, gia tăng diện tích canh tác lên đến 31.000ha ở Lào và Campuchia và các dự án chuyển nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Bắc (Thái Lan) cũng góp phần làm cho khu vực hạ lưu gánh chịu hậu quả nặng nề.
Người dân ấp Ba Ngàn, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước. Ảnh: Huỳnh Xây
Video đang HOT
Theo các cơ quan chuyên môn, sản xuất nông nghiệp là ngành tiêu thụ nguồn nước lớn nhất (chiếm khoảng 70%), trong khi đó ngành công nghiệp chỉ chiếm 22%, dân dụng chiếm 8%. Vì vậy, trước tình hình khô hạn và xâm nhập mặn trên, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là làm sao sử dụng nước một cách tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao nhất.
Phần lớn, đại diện các địa phương cho rằng, biện pháp trước mắt là cần chọn cây trồng chịu hạn, mặn cao và có biện pháp luân canh hợp lý. Cụ thể là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo mô hình lúa – tôm, nuôi trồng thuỷ sản, có áp dụng các biện pháp chống thất thoát nước, làm gia tăng độ ẩm trong đất. Trong điều kiện cho phép, có thể sử dụng nước thải an toàn bổ sung cho cây trồng. “Nước sau khi tắm, có thể tưới cho rau. Bây giờ, tiết kiệm 1m3 nước có ý nghĩa hơn hơn là tìm ra 1m3 nước” – PGS – TS Tuấn nói.
Ông Nguyễn Văn Tranh – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau thông tin: Tỉnh Cà Mau vừa chọn được cây đậu xanh thay cho cây lúa và sẽ mở rộng trồng loại cây này trong thời gian khô hạn tới. “Ở Cà Mau, hạn đến sớm, đất lúa khô cằn và nứt nẻ. Người dân không sản xuất lúa, gieo hạt đậu xanh trên nền đất nứt và tiết kiệm đến nỗi chỉ tưới 2 đợt (15 ngày và từ 25-30 ngày), vậy mà cây phát triển tốt, cho năng suất tới 3 tấn/ha, thương lái đến mua với giá 32.000 đồng/kg. Năm sau, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này và không sợ hạn nữa” – ông Tranh nói.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Ngẫu – Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Hậu Giang thì cho biết: “Tỉnh Hậu Giang sẽ chuyển cây lúa, cây mía sang khóm (dứa), cây ăn trái và áp dụng biện pháp tưới nhỏ ngọt, tiết tiệm nước”.
Theo Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ), việc tưới nước cho cây trồng hiện nay phải được tính toán kỹ vừa đủ, chỉ tưới cho cây không tưới rộng sang đất, gây lãng phí. Đồng thời, có thể áp dụng cách tưới nước tiết kiệm nước ở nhiều nước trên thế giới. Cụ thể là dùng bình đất nung, có khoét lỗ đặt xuống chung quanh gốc cây để nước thấm từng giọt ra ngoài nuôi bộ rễ; dùng ống tre có khét lỗ hoặc tưới bằng chai nước úp ngược được đặt cạnh bộ rễ cây…
Tại hội thảo, nhiều đại biểu nói rằng, về lâu dài cần trữ nước lũ để dành lại dùng cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô. Ngoài lợi ích trên, việc trữ nước lũ còn giúp góp phần giảm xâm nhập mặn ở hạ lưu, giảm tác động của lũ, phân tán lũ trong mùa mưa, tồn trữ cá thiên nhiên sau khi lũ rút…
Theo Danviet
TP Hồ Chí Minh: Trồng cây dừa phải đảm bảo an toàn
Trong tuần tới, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức cuộc họp cùng các đơn vị liên quan và các nhà khoa học cho ý kiến về việc trồng cây dừa trên các tuyến đường thành phố. Sau đó, Sở GTVT sẽ tổng hợp báo cáo chi tiết về việc này lên UBND TP xem xét về vấn đề này.
Ông Nguyễn Khắc Dũng, Trưởng phòng Quản lý công viên và cây xanh (Sở GTVT TP Hồ Chí Minh) thông tin như trên xung quanh đề xuất trồng cây dừa trên các tuyến đường thành phố tại buổi họp báo quý III của Sở GTVT chiều ngày 29-9.
Cũng theo ông Nguyễn Khắc Dũng, để triển khai nhiệm vụ này, về phía Sở GTVT thống nhất việc nâng cao tính đa dạng sinh học và phong phú hóa các chủng loại cây xanh đô thị. Tuy nhiên, cây xanh được trồng phải đảm bảo an toàn và các quy định liên quan hiện hành.
Thời gian gần đây, TP Hồ Chí Minh xuất hiện ngày càng nhiều vụ kẹt xe kéo dài hàng giờ đồng hồ.
Trước đó, theo đề xuất của Hiệp hội dừa Việt Nam tại Công văn số 1715 ngày 14-9-2015 đề xuất mô hình trồng dừa để làm cây xanh trên các tuyến đường mới và ven kênh rạch tại TP Hồ Chí Minh. Về vấn đề này, UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản chỉ đạo, trong đó có giao Sở GTVT TP chủ trì phối hợp với Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh cùng các nhà khoa học chuyên ngành để nghiên cứu, đề xuất UBND TP giải quyết, đảm bảo cảnh quan trong khu vực.
Theo thống kê của Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, tính hết tháng 8 năm nay, tổng số cây ngã đổ là 133 cây xanh và 511 cây gãy nhánh, làm 10 người bị thương, hư hại 8 xe ô tô và 1 xe máy...
Cũng theo số liệu từ Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, trong 9 tháng đầu năm 2015, toàn thành phố xảy ra 2.688 vụ TNGT, làm chết 528 người và bị thương 2.345 người.So với cùng kỳ năm 2014 thì tăng 7 người chết.
Hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có 24 điểm nóng về nguy cơ ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm. Thế nhưng theo Sở GTVT TP trong 9 tháng đầu năm 2015 không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút, chỉ có xảy ra 18 vụ ùn ứ giao thông. Trước số liệu mà Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đưa ra đã khiến cho các phóng viên báo, đài tham dự cuộc họp rất băn khoăn và đưa ra nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này, thế nhưng vẫn chưa được lời giải đáp thỏa đáng của lãnh đạo Sở GTVT TP Hồ Chí Minh. Hà Phạm
Theo_Hà Nội Mới
18,4 tỷ đồng và 1 năm chăm cây xanh cho quận 18,359 tỷ đồng được chi ra cho một năm tưới nước, cắt tỉa, bón phân và theo dõi sự phát triển của cây xanh trên địa bàn quận Bình Thủy (TP Cần Thơ). Như vậy, mỗi tháng quận Bình Thủy phải chi hơn 1,5 tỷ đồng cho công tác bảo trì cây xanh? Ngọc Diệp Theo Dantri