Chọn bóng bì ngon, không hóa chất chỉ cần để ý những điểm này
Bóng bì là nguyên liệu quen thuộc xuất hiện trong nhiều món ăn ngày Tết. Tuy nhiên để chọn được bóng bì vừa ngon vừa sạch cũng cần có bí quyết.
Tết Nguyên đán đang tới gần, ngoài việc mua sắm quần áo, đồ đạc,.. thì việc chuẩn bị mâm cơm ngày Tết cũng rất quan trọng. Một trong những món ăn truyền thống thường xuất hiện trong mâm cỗ Tết, đặc biệt là ở Hà Nội chính là món canh bóng thả thập cẩm.
Tuy nhiên bóng bì là một trong những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn nhất hiện nay. Nhiều cơ sở sản xuất vì lợi nhuận mà lựa chọn bì lợn giá rẻ, kém chất lượng làm nguyên liệu. Nếu sử dụng bì lợn từ những con lợn bị bệnh thì còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh vô cùng lớn. Để tẩy trắng bì nhiều nơi đã bất chấp sử dụng nước javen, oxy già và chất phụ gia công nghiệp như kalisunfit, hydrosunfit. Đây đều là những hóa chất có tính tẩy mạnh, nếu thường xuyên hấp thụ sẽ bị ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa và tăng nguy cơ ung thư.
Chưa kể ăn phải bóng bì không được làm kỹ, vẫn còn lông, nhất là dạng lông cứng, sẽ khiến tổn thương dạ dày, ruột non khi lông cứng cắm vào niêm mạc. Vì thế để mua được bóng bì ngon, không chứa hóa chất độc hại các bà nội trợ nên căn cứ vào những tiêu chí sau:
-Kích thước:
Bóng bì được làm từ da ở phần thăn là ngon nhất, thơm nhất, do đó nên chọn miếng có chiều dài chừng 2 – 3 gang tay (khoảng 40 – 60cm), chiều ngang khoảng 2 gang tay. Không nên lựa chọn những miếng bóng bì có chiều dài và chiều rộng bất cân đối (thuôn dài, khổ hẹp) vì có thể được làm từ phần bì khác, thành phẩm sau khi chế biến sẽ không thơm ngon bằng, thậm chí có thể có mùi hôi.
-Màu sắc
Bóng bì không bị tẩy trắng thường có màu trắng ngà đến vàng nhạt. (Ảnh minh họa)
Bóng bì ngon, sạch là loại có màu trắng ngà đến vàng nhạt. Trong khi bì lợn được tẩy bằng hóa chất thường có màu trắng phau, trắng bất thường, không có lớp mỡ bên trong bì. Tuy nhiên cũng không nên chọn loại bóng được nướng quá vàng hay ngả nâu, vì khi ăn thường khô xác, không ngon.
-Độ dày, độ nở
Video đang HOT
Bóng bì thăn thường mỏng hơn bóng bì làm từ phần mông. Do đó chúng ta nên chọn miếng bóng có độ dày chừng 1/3 đốt ngón tay là được, không nên chọn loại quá dày hay quá mỏng.
Nên chọn bóng bì có độ nở đồng đều, sau khi ngâm không bị nát mà vẫn dai giòn.
Hơn nữa miếng bóng bì ngon sẽ có độ nở đồng đều trên cùng một miếng. Không chọn loại nở phồng to vì nhìn có vẻ hấp dẫn nhưng sau khi ngâm sẽ bị nát. Cũng không chọn loại ít nở, bị “chai” vì khi nấu sẽ không ngấm được nước ngọt cũng như các loại gia vị vào bên trong.
-Không có lông ẩn
Để kiểm tra điều này bạn nên giơ miếng bóng ra ánh sáng. Nếu thấy có những chấm đen hoặc sợi lông tơ ở trong chúng ta không nên mua. Bóng bì còn sót lông sẽ làm hỏng vị của món ăn, thậm chí gây cảm giác ngứa họng, khó chịu khi ăn phải.
Cách làm mứt gừng, mứt táo thơm dẻo ngọt
Mứt gừng thơm dẻo ngọt với những củ gừng tươi cắt sợi, ngào đường cùng thơm cắt nhỏ hạt lựu cho món mứt dẻo thơm, vàng vàng bắt mắt, đem đến nhiều may mắn cho ngày Tết.
Nghe thấy mứt gừng có vẻ quen tai và bạn nghĩ đến những lát gừng được sấy khô cùng với đường đúng không? Thay vì đó bạn hãy làm mới bằng những củ gừng tươi được cắt sợi, ngào cùng đường dẻo ngọt.
Mà đặc biệt mứt gừng còn được kết hợp cùng với thơm hạt lựu cho ra món mứt gừng thơm ngon vừa lạ miệng. Với màu sắc bắt mắt thì món mứt gừng sẽ góp phần làm đẹp và may mắn trong khay bánh ngày Tết nè!
Nguyên liệu làm Mứt gừng thơm dẻo ngọt:
400 g Gừng
1/4 trái (dứa) Thơm
300 g Đường trắng
1 muỗng cà phê Nước cốt chanh
Hướng dẫn làm Mứt gừng thơm dẻo ngọt:
- Gừng gọt sạch vỏ rồi thái sợi, rửa sạch lại 1 lần nữa và ngâm vào nước muối loãng 5 phút vớt ra, dứa cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy ý.
- Đun 1 nồi nước sôi cùng chút xíu nước cốt chanh rồi cho gừng vào luộc 3-4 phút vớt ra, thay nước mới và luộc lần nữa cho bớt chất cay, thả gừng vào chậu nước lạnh và ngâm gừng khoảng 10 phút cho nguội mới vớt ra để ráo nước.
- Cho gừng, thơm đã được xử lý cẩn thận cùng đường vào tô to trộn đều và ướp gừng khoảng 2 tiếng, thi thoảng đảo đều cho gừng thấm đều nước đường. Cho tất cả vào chảo vặn lửa to đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ đun liu riu, cứ 3-5 phút thì đảo 1 lần đến khi nước đường rút bớt nước và có độ sệt, mứt đã chuyển trong thì tắt bếp.
- Chờ mứt nguội cho ra đĩa là có thể mang ra mời khách thưởng thức ngay hoặc cho vào hũ đậy nắp kín dùng dần.
Cách làm Mứt táo ngày Tết
Bạn hay mua táo Tàu khô để bày trí trong khay bánh Tết? Vậy tại sao bạn không thử tự tay làm mứt táo này, thay vì không có táo Tàu tươi bạn có thể mua táo ta để làm mứt. Cách làm mứt táo cũng khá đơn giản, lại vô cùng dễ ăn, chắc chắn sẽ làm gia đình bạn thích thú và hài lòng, nhất là trẻ con. Vị chua mềm dịu nhẹ sẽ góp phần không nhỏ khiến mâm bánh của bạn "sạch sẽ".
Nguyên liệu làm Mứt táo ngày Tết:
1 kg Táo
500 g Đường trắng
15 g Vôi bột
30 g Phèn chua
Hướng dẫn làm Mứt táo ngày Tết:
- Táo nhặt bỏ cuống, rửa sạch, dùng tăm nhọn xăm đều lên quả táo để giúp táo ngấm đường đều và nhanh.
- Pha nước vôi trong với tỉ lệ 1 lít nước:10 g vôi rồi để lắng gạn lấy nước trong. Ngâm táo 8 tiếng rồi vớt ra xả sạch dưới vòi nước lạnh.
- Hòa tan một thìa phèn chua với nước. Đun sôi nước rồi cho táo vào chần đến khi vỏ ngả vàng thì vớt ra âu nước lạnh. Xả sạch táo rồi để ráo nước.
- Ướp táo với đường đến khi đường tan hoàn toàn. Cho táo vào chảo đáy dày và đun nhỏ lửa. Để đường sôi nhẹ vỏ táo sẽ dần dần chuyển sang màu cánh gián và teo lại. Sên đến khi nước đường cạn thì đem táo để nơi khô ráo cho nguội rồi cất vào lọ kín.
Những món ăn đặc trưng cho ẩm thực ngày Tết Việt Nam Mâm cỗ đặc trưng ngày Tết không chỉ đơn thuần là những món ăn, đồ uống mà còn thể hiện rất nhiều ý nghĩa tâm linh mang đậm nét truyền thống của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung. Bánh chưng, món ăn truyền thống trong mỗi gia đình nhân dịp Tết Cổ truyền. Tết là dịp để gia đình...