Chới với vì bạn trai cứ luôn nghi ngờ tôi lăng nhăng
Tôi là đứa con gái đàng hoàng, được ăn học tử tế, không bao giờ làm cái việc bỉ ổi, thấp hèn như thế, vậy mà anh luôn nghi ngờ.
Tôi và anh quen nhau sau khi tôi chia tay người yêu cũ được 2 tháng. Phải nói tôi thầm yêu anh từ lần gặp đầu tiên, sau 3 tháng tìm hiểu, chúng tôi chính thức quen nhau. Tình yêu tôi dành cho anh ngày một lớn. Mặc dù tình cách của chúng tôi không giống nhau, anh là người truyền thống còn tôi hiện đại, hơn nữa tính chất công việc nên anh không thể dành nhiều thời gian chăm sóc tôi. Tôi chấp nhận tất cả. Lúc té ngã, tôi tự đứng dậy, lúc tủi thân, tôi tự lau nước mắt. Trước mặt anh tôi luôn là cô bé vô tư, vui vẻ nên anh thường bảo tôi trẻ con, không chín chắn. Anh đâu biết được trong lòng tôi là những suy tư, hy sinh và chịu đựng. Nhiều lần tôi khẳng định mình không hề trẻ con như bề ngoài nhưng anh không tin.
Ảnh minh họa: HH
Gần đây, anh có nhiều thời gian dành cho tôi hơn một chút. Gặp nhau được hai lần anh đã vội vã về quê gần chục ngày. Anh thường xuyên nói nhớ, yêu tôi nhiều nhưng khi tôi bảo về lại thành phố anh không chịu. Anh nói chưa muốn về, ở quê thanh thản, sung sướng, về thành phố làm gì. Những lúc ấy tôi thật sự rất buồn.
Chúng tôi yêu nhau được 3 tháng, nhưng gần một tháng nay đã chia tay 3 lần. Lần nào cũng là anh chủ động đòi chia tay và vì những lý do tôi không thể hiểu nổi, anh luôn đổ lỗi cho tôi. Anh luôn nghi ngờ tình cảm tôi dành cho anh. Khi tôi hỏi tại sao, vì thật sự không hiểu mình đã làm gì để anh có suy nghĩ đó, anh luôn bảo không phải không tin tôi mà chính tôi làm cho anh không tin. Tôi rất thất vọng, tình cảm chân thành và những cố gắng chỉ đổi lại được sự ngờ vực của anh. Những lời yêu thương tha thiết, những lời hứa của anh nhẹ như cánh bướm vậy. Chúng thi nhau bay đi đâu mất.
Lần chia tay gần đây nhất, anh lấy lý do tôi phản bội, đứng núi này trông núi nọ. Tôi vốn là cô gái hiện đại nên có khá nhiều bạn khác giới, trong đó có một người làm cùng công ty của bạn anh. Tôi rất quý anh ấy, xem như anh em thân thiết. Khi anh đi công tác xa, chúng tôi có gặp gỡ, cà phê vài lần nhưng luôn có một người thứ 3, tuyệt nhiên không hề đi riêng 2 người. Trong một lần các xí nghiệp tổ chức hội thao, anh ấy bảo tôi đi xem, cổ vũ cho đội anh, tôi chần chừ nhưng cũng đồng ý vì nghĩ là anh em thì đi xem chút cũng không sao. Nói là đi cổ vũ nhưng tôi không thiết tha gì, đầu óc luôn nghĩ đến người yêu mình. Được một lúc tôi bảo anh ấy chở về, sợ bị mọi người hiểu nhầm nên ai hỏi tôi cũng khẳng định mình là em gái.
Video đang HOT
Sau đó, tôi chủ động kể cho anh nghe về anh bạn của mình, tên gì, làm ở đâu, là người như thế nào, mối quan hệ của chúng tôi ra sao, tôi cũng nói với anh chúng tôi có gặp gỡ vài lần. Lúc ấy, anh không có phản ứng gì dữ dội. Một tuần sau, khi đang ở quê, anh đòi chia tay vì chuyện ấy. Lúc đầu anh bảo chúng tôi không hợp nhau nên suy nghĩ lại. Hôm sau anh đòi chia tay vì nghi ngờ tôi phản bội, vì chuyện đã xảy ra 2 tháng trước, chuyện mà tôi đã thành thật khai báo với anh. Tôi bàng hoàng lắm.
Khoảng thời gian ấy chúng tôi chưa hiểu về nhau nên tôi vẫn sống thoải mái theo tính cách của mình, bạn bè vô tư nhưng có chừng mực. Hơn nữa, đối với các bạn khác giới tôi đều khẳng định đã có người yêu. Bây giờ, khi biết anh không thích, tôi không còn liên lạc nhiều với họ nữa, không ngờ anh lại lôi chuyện đó ra và đổ lên đầu tôi cái tội đứng núi này trông núi nọ.
Tôi không hiểu ai đã nói những lời gì với anh khiến anh trở nên như vậy. Tôi ra sức giải thích, nói nếu anh không tin thì ba mặt một lời nói chuyện rõ ràng với nhau chứ thể chịu nỗi oan lớn như vậy. Tôi là đứa con gái đàng hoàng, được ăn học tử tế, không bao giờ làm cái việc bỉ ổi, thấp hèn như thế. Hơn nữa, nếu tôi giả dối đã không đưa anh về ra mắt bố mẹ mình. Anh không tin tôi, một mực tin lời của người đời và khẳng định những gì họ nói là sự thật.
Trước đó vài ngày anh giấu tôi để đưa mọt người con gái khác đi chơi đến tận khuya. Anh nói đó là bạn bình thường lâu lâu về chơi nên anh mới nhiệt tình một chút. Tôi cũng chỉ giận qua loa vì tin tưởng anh không ngờ giờ anh lại mang cái tội đó đổ lên đầu tôi. Anh bảo tôi tha cho anh, rằng tôi đóng kịch quá giỏi. Tôi thật sự không hiểu tại sao anh lại có cái nhìn phiến diện như vậy. Anh xem trọng lời nói của người ngoài chứ không thèm tìm ra sự thật, không hỏi tôi có đúng như vậy không, không lắng nghe lời nói của người mà anh từng bảo anh yêu tha thiết. Anh im lặng đến đáng sợ. Tôi quá mệt mỏi và mất lòng tin vào tình yêu của anh. Giờ đây tôi chới với như người sắp chết đuối vậy.
Theo VNE
"Lòng dân không yên tâm nên đi đâu cũng phải chi tiền"
"Lòng dân không yên tâm nên đi đâu cũng phải chi tiền. Có Bộ trưởng lên truyền hình nói cán bộ của tôi không yêu cầu nhưng dân vẫn đưa tiền. Vậy lỗi là do dân?" - Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nêu dẫn chứng về sự mất lòng tin của dân.
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại các tổ ngày 21/10, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) trình bày lo lắng về câu chuyện phòng chống tham nhũng. Cho rằng vấn đề này sẽ được mổ xẻ thêm trong các báo cáo khác, nhưng bản thân ông rất băn khoăn về việc "tham nhũng mỗi năm không biết đã ngốn hết bao nhiêu % GDP?".
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nhận xét, công tác phòng chống tham nhũng chưa mang hiện quả thiết thực, biện pháp đưa ra không hiệu quả. Nguyên nhân chính theo ông Thuyền là do mất lòng tin của dân.
"Lòng dân không yên tâm nên đi đâu cũng phải chi tiền. Có Bộ trưởng lên truyền hình nói cán bộ của tôi không yêu cầu nhưng dân vẫn đưa tiền. Vậy lỗi là do dân?" - ông Thuyền phân tích từ một biểu hiện, việc thi cử kiểu gì vẫn phải "chạy", vì người nào cũng biết rằng không chạy khó mà đậu, bản thân không chạy thì người khác cũng chạy nên đành phải... "chạy đua vũ trang".
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền: Dân "cố" đưa tiền cho cán bộ là lỗi của dân?
Ông Thuyền nhấn mạnh, không lấy lại được lòng tin của người dân thì rất khó chống tham nhũng. Ở cơ sở, các cơ quan đưa ra giải pháp rất ít, khó có thể trông chờ.
"Giờ chỉ người nào không có cơ hội tham nhũng mới phát biểu về tham nhũng thôi. Tham nhũng thành thói quen, như hoạt động hàng ngày. Trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra hiệu quả không cao" = đại biểu bức xúc.
Khuyến cáo việc đẩy mạnh hoạt động chống tham nhũng, ông Thuyền cho rằng cần phải sửa luật hình sự, thêm một số tội về tham nhũng; hạn chế giao dịch tiền mặt, quy định chứng minh nguồn gốc tiền, tài sản với những giao dịch lớn. Kê khai tài sản sao cũng phải thực chất, không nên triển khai tràn lan, người không có cơ hội tham nhũng cũng quy định phải kê khai thì không để làm gì.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) nói về nạn tham nhũng vặt ở địa phương với câu hỏi đã nhiều lần được đặt ra nhưng vẫn chưa có giải đáp: "Tại sao nhiều người dù thấy lương thấp vẫn bỏ ra vài trăm triệu để "chạy" vào công chức?".
Theo bà Tâm, chính cơ chế tạo môi trường thả nổi cho tiêu cực. Nữ đại biểu kiến nghị, tăng lương kèm theo giám sát chặt chẽ, cán bộ sợ mất việc sẽ không có tiêu cực, nếu không, họ cứ tiêu cực, bị phát hiện thì chấp nhận mất việc.
Thêm một lần, thông điệp về việc vãn hồi lòng tin được một đại biểu đưa ra: "Công chức tiêu cực cũng như không tiêu cực, cứ thế dân mất niềm tin".
Nữ đại biểu cũng kêu gọi tính toán lại bộ máy chính quyền, phân cấp chức năng nhiệm vụ mỗi cấp. Tinh gọn bộ máy cũng góp phần giải quyết vấn đề tham nhũng vặt ở địa phương.
Cùng hướng phân tích này, đại biểu Trần Du Lịch cảnh báo, nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với tất cả ban bệ, hệ thống như hiện nay thì vô phương tăng lương, không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy. Nếu không giải quyết được vấn đề bộ máy cồng kềnh thì khó nghĩ được đến chuyện tăng lương, cải thiện đời sống công chức bằng đồng lương "sạch".
Như vậy, lương phải là yếu tố thay đổi đột phá, còn "chỉ tăng lương thêm 100.000 đồng thì không giải quyết được gì, không chống được tham nhũng".
Ông Lịch đề nghị Quốc hội kỳ này phải ra được những Nghị quyết để thay đổi tình hình, tạo lòng tin trở lại với người dân.
P. Thảo
Theo Dantri