Chơi với team khác mà “sếp bà” không thích, nàng công sở bị “củ hành” suốt 1 năm trời đến mức rối loạn tâm lý
“Suốt ngày cứ lên công ty là y như em nhận một trào tin nhắn la mắng nên tinh thần làm việc cũng suy sụp theo luôn. Cứ cố đi làm ngày nào thì tối về tự dưng cứ bật khóc uất ức”.
Sau thời gian dài “work from home” do dịch Covid-19, đến nay hầu hết các công ty tại Việt Nam đều đã cho phép nhân viên đi làm lại như bình thường. Chính điều này đã khiến các hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở trên MXH trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Ừ thì ở nhà lâu quá rồi, bây giờ quay lại văn phòng nên có lắm chuyện muốn tâm sự.
Và hot nhất nhì trong số những câu chuyện được kể ra rả vài ba hôm nay chính là đôi dòng phẫn uất của một nàng công sở trẻ tuổi với nội dung:
“Em làm ở Phòng HCNS của một công ty IT, nói chung môi trường cũng khá ổn, đồng nghiệp vui vẻ, duy chỉ có cái không ổn đó là chị quản lý trực tiếp của em. Từ xưa giờ đi làm cũng nghe nhiều, công ty cũng có người này người nọ nhưng cũng chưa bao giờ gặp phải trường hợp này.
Hồi mới vào làm, em cũng khá nhiệt tình nên ôm rất nhiều công việc, ai off hay cần gì em cũng giúp hoặc chỉ dẫn lại nên được Ban lãnh đạo đánh giá khá tốt. Thế nhưng từ lúc team em có 1 chị (là bạn thân lâu năm của leader em) vào làm việc chung thì y như rằng mọi vấn đề bắt đầu xảy ra.
Chị này thì tính tình phe phái, lại hay ganh tỵ với vị trí của em. Em thì hòa đồng nên tất cả mọi người trong phòng em đều chơi cả, thế nhưng leader em và chị kia thì không thích em đi chung với mọi người bên team kia (mặc dù 2 team ngồi cùng phòng nhau).
Thế rồi chị ấy bắt đầu bắt bẻ em thời gian làm việc, trễ 1 phút cũng nói, đến đi vệ sinh cũng hỏi không được rời chỗ ngồi, lâu ngày em sinh ra suy nghĩ tiêu cực. Đỉnh điểm chị ấy tố em với Ban lãnh đạo, cho rằng em làm việc không tốt, không đúng deadline, em hơi sốc vì cách đây mới chỉ vài tháng, chị ấy đều nói với mọi người em là back-up của chị khi chị vắng mặt.
Trước giờ em được giao việc cho các bạn bên dưới cấp, nhưng từ thời điểm đó, em phải ôm cả việc nhỏ, việc to, đôi khi suốt nhiều tháng ròng liên tiếp task em nhiều vô kể, hầu hết 80% task đều bắt em làm trong khi 2 bạn trong team thì không có task nào, hoặc các bạn làm trễ deadline thì cũng chuyển qua em.
Video đang HOT
Nhiều lúc công việc mới, em cần hỗ trợ thì chị ấy còn chửi em nặng nhẹ, em chán nản và chả muốn làm việc mọi người ạ. Suốt ngày cứ lên công ty là y như em nhận một trào tin nhắn la mắng nên tinh thần làm việc cũng suy sụp theo luôn.
Em đang đi học buổi tối cộng thêm việc sống xa nhà nên em cũng cố gắng cho qua ngày. Nhưng cứ cố đi làm ngày nào thì tối về tự dưng cứ bật khóc uất ức. Sự việc cứ kéo dài suốt 1 năm trời nên ảnh hưởng đến tâm lý của em, cứ cảm thấy sợ mọi người xung quanh trong khi trước giờ mình là một đứa năng động.
Nhiều lần em cũng tâm sự với chị Giám đốc phòng Nhân sự, nhưng cũng chỉ là an ủi và giản hòa 2 bên vì chị leader đã làm việc ở đây từ lúc công ty còn sơ khai. Đỉnh điểm là mới cách đây vài tháng, em có dự tính xin thôi việc nhưng bị chị leader lấy lý do kiểm tra máy theo quy trình ISO, nhưng thực chất lại kêu 1 bạn trong team lén sao chép dữ liệu cá nhân của em (không phải dữ liệu công việc). Em thực sự nản luôn”.
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm lớn trên MXH ngay đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng thành viên. Tất nhiên, cũng như bao câu chuyện thuộc đề tài drama chốn công sở tương tự, bên dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến lời khuyên dành cho cô gái trẻ đã được viết ra như sau:
“Khi môi môt người nghi việc, lý do 95% la do đông nghiêp, cấp trên. Minh cung tưng nghi viêc mây lần như vậy. Tiêu nhân môi trường công sở đông lắm, mình yếu thế sẽ không bật lại được. Nhiều khi bật lại thi người ta se noi minh không chuyên nghiêp, bi cam xuc chi phôi,… Mệt đầu lắm”.
“Chuyện sếp chèn ép, đồng nghiệp ghen tị là chuyện thường. Bạn xác định vì miếng cơm manh áo thì tiếp tục nhịn, còn không thì nghỉ đi tìm việc khác. Nếu chọn ở lại, kiểu gì cũng có cách đối phó và thích nghi”.
“Giờ bạn tự hỏi là còn muốn đi làm chỗ đó vì lương, vì đồng tiền nữa không? Nếu đến cả lương bạn cũng không tha thiết nữa thì hãy tự giải thoát cho mình sớm. Kẻo ở lâu hại đến thần kinh”.
Quả thật, chuyện bị đồng nghiệp kết bè kết cánh nói xấu hay sếp khó ưa “cà khịa” trong môi trường công sở không còn là chuyện hiếm, thế nhưng nếu tình trạng ấy diễn ra thường xuyên đến mức khiến mình phải bật khóc vì uất ức thì rõ ràng, đây là lúc nàng công sở nhân vật chính nên thẳng thắn đối thoại với chính mà và nhanh chóng đưa ra quyết định. “Đi hay ở?” – câu hỏi này suy cho cùng cũng chỉ mỗi mình mình mới có thể đưa ra đáp án, phải không?
Old Fashioned
Xin thôi việc hậu mùa dịch, nàng công sở khóc ròng vì bị "sếp bà" đòi cắt lương, giữ sổ bảo hiểm
"Hôm nay nhắn tin xin nghỉ cho chị sếp tổng thì chị sếp tổng cực gắt, hỏi mình vì sao nghỉ, rồi lại còn nói là từ giờ đến hết 45 ngày, mình không được phép nghỉ, nếu mình nghỉ thì công ty sẽ không thanh toán lương và trả sổ bảo hiểm cho mình".
Thời điểm dịch bệnh, "khó khăn" là tình hình chung của không ích công ty. Vì lẽ đó, nhiều tổ chức buộc phải sa thải, cắt giảm nhân viên như một giải pháp bắt buộc, mang tính "cực chẳng đã". Không ít người làm việc trong môi trường văn phòng, công sở lâm vào cảnh thâm hụt thu nhập hoặc thậm chí mất luôn công việc mình đang làm.
Mặc dù một công việc ổn định ở thời điểm hiện tại là thứ quý hơn vàng; nhưng không vì thế mà không có những cá nhân muốn nghỉ việc, nhảy việc. Khi định hướng đã không còn phù hợp và quá chán nản với môi trường, nhiều người chọn cách rời đi như một lẽ tất yếu bất chấp những khó khăn chung đang bủa vây như tình hình hiện tại.
Những tưởng, việc nhân viên nghỉ việc trong thời điểm này sẽ rất được tạo điều kiện. Tuy nhiên, những "ca" trái khoáy đâu đó vẫn tồn tại. Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội quy tụ đông đảo thành viên là dân công sở, một cô nàng đã có dịp chia sẻ những trăn trở của bản thân khi lần đầu phải đối mặt với tình trạng nghỉ việc mà khó khăn đến vậy. Cụ thể, cô gái bộc bạch:
"Mình đang rối quá nên muốn lên đây tâm sự và xin ý kiến của mọi người. Chuyện là do không hợp với môi trường làm việc (công ty gì mà sếp tổng suốt ngày gọi người đến ăn uống và chơi bài, nhân viên công ty phải nấu nướng và dọn dẹp) nên mình có báo nghỉ với sếp trực tiếp của mình. Chị ấy đồng ý và bảo mình sắp xếp bàn giao công việc cũng như để cho chị tuyển người. Mình rất đồng tình vì theo luật phải báo trước 30 ngày.
Tuy nhiên, trong thời gian dịch bệnh thì công việc cũng không nhiều. Công việc ở công ty mình đều hoàn thành đúng hạn, rồi mình rải CV và đi phỏng vấn. Do đó, mình có xin nghỉ để đi phỏng vấn (mình cũng xác định là nghỉ không lương, vẫn bật ultra làm việc ở nhà).
Hôm nay nhắn tin xin nghỉ cho chị sếp tổng thì chị sếp tổng cực gắt, hỏi mình vì sao nghỉ, rồi lại còn nói là từ giờ đến hết 45 ngày, mình không được phép nghỉ, nếu mình nghỉ thì công ty sẽ không thanh toán lương và trả sổ bảo hiểm cho mình. Mình cảm thấy rất là vô lý nhưng chưa gặp trường hợp này bao giờ nên không biết phải làm sao nữa?".
Ngay sau khi được đăng tải cách đây không lâu, những dòng chia sẻ của nàng công sở đã thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Bất bình trước sự khó khăn mà sếp tổng của "khổ chủ" đã tạo ra, rất nhiều ý kiến đóng góp, tư vấn, thậm chí là dẫn luật đã được để lại bên dưới phần bình luận:
"Bạn báo trước đúng thời hạn là được, còn việc không trả sổ BHXH thì chắc chắn là công ty không được quyền làm vậy. Còn lương thì từ giờ tới lúc nghỉ bạn tương tác với những người trong công ty về công việc nhiều vào, rồi lưu lại làm bằng chứng là bạn đã làm việc tới ngày đó để nếu công ty không chịu trả lương thì có bằng chứng".
"Hợp đồng không thời hạn thì 45 ngày, hợp đồng có thời hạn (vd 1 năm) thì 30 ngày nhé. Bạn vừa nộp đơn thôi việc, vừa gửi mail để làm bằng chứng khi cần nhé".
"Theo luật, có 2 trường hợp kết thúc HĐLĐ: Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trường hợp này cả hai bên thỏa thuận và chốt ngày nghỉ, bàn giao công việc.
Trường hợp 2: người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nghĩa là bạn không cần sự chấp thuận của người sử dụng lao động nhưng điều kiện bạn phải báo trước 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn và 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn. Khi đảm bảo thời gian thông báo này, công ty phải thanh toán tất cả tiền lương và chính sách cho bạn. Hiểu một cách chính xác nhất trường hợp 2 là thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động chứ không phải xin xỏ gì. Chính vì vậy, việc cần làm là thông báo rõ ràng, cụ thể và dùng làm căn cứ được khi có kiện tụng".
Khi đã không còn muốn hợp tác nữa thì chấm dứt công việc là một lựa chọn nên được đưa ra. Tuy nhiên, không phải sự chia tay nào cũng diễn ra một cách ngọt ngào và có sự hợp tác của cả hai bên. Do đó, khi nghỉ việc, chị em công sở cứ căn cứ vào những quy định được nêu rõ trong luật lao động để xúc tiến từng bước một. Đừng quên lưu lại những thứ có thể sử dụng làm bằng chứng khi có kiện tụng xảy ra.
Louis
Hot mom và nữ CEO chia sẻ cuộc sống sau gần 1 tháng cách ly "thông minh" tại nhà cùng con nhỏ Cuộc sống quả thật không màu hồng, tiền bạc, công việc ai cũng gặp khó khăn nhưng bạn được quyền lựa chọn đối mặt với việc đó như thế nào, đúng không? Cách ly "thông minh" cũng là một kỹ năng? Đúng vậy, thậm chí nó còn là một dạng kỹ năng tuyệt vời thể hiện rất nhiều sự khéo léo, đảm đang,...