Chơi trò “nhập vai thoát hiểm”, 5 thiếu nữ chết thảm trong phòng kín
Cuộc sống không phải trò chơi, mỗi người chỉ có duy nhất một mạng mà thôi vì thế đừng làm những điều dại dột…
Hôm qua, 5 thiếu nữ người Ba Lan đã chết cháy khi tham gia một trò chơi nhập vai, tìm lối thoát ra khỏi phòng kín.
Theo CNN, dẫn nguồn tin từ cảnh sát và cơ quan cứu hỏa tại Koszalin, Ba Lan cho biết sự việc xảy ra vào chiều ngày 4/1 (giờ địa phương) khi 5 thiếu nữ 15 tuổi bị phát hiện chết cháy trong căn phòng trò chơi nhập vai “escape room”.
Đây là trò chơi mà một nhóm người thường sẽ bị khóa trái vào bên trong một căn phòng kín. Sau đó, họ phải sử dụng trí thông minh, logic, cũng như phán đoán để tìm cách giải câu đố nhằm thoát ra khỏi căn phòng dựa vào những dữ liệu và đồ vật bên trong.
Hiện trường vụ việc (Ảnh: EPA)
5 cô gái trẻ đã chơi trò chơi trên nhân ngày sinh nhật một người bạn. Cảnh sát cũng tìm thấy một nạn nhân 25 tuổi, là nam giới, bị bỏng nghiêm trọng. Người này đã được đưa vào viện điều trị.
“Chúng tôi đã có những sự hỗ trợ về tâm lý và tư vấn cho các gia đình có nạn nhân thiệt mạng”, Thị trưởng Koszalin Piotr Jedlinski cho biết. Hiện nguyên nhân của vụ cháy vẫn chưa được làm rõ.
Với những người không có kỹ năng thoát hiểm, việc chơi các trò như “Escap room” là đùa với tử thần.
Theo ông Tomasz Kubiak, một quan chức cứu hỏa ở Koszalin, cơ quan chức năng thành phố đã ra quyết định từ ngày 5/1, họ sẽ đi kiểm tra tổng thể toàn bộ các khu vực chơi, các trung tâm vui chơi và câu lạc bộ giải trí về vấn đề an toàn cháy nổ, phương án di tản và cứu hộ khi xảy ra hỏa hoạn.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng lên tiếng về vụ việc, gọi đây là “một thảm kịch đau đớn”.
Theo GameK
Chuyện kinh hoàng của người đàn bà có 100 người thân bị 'ác thú' hành quyết man rợ
Chúng bắt bà phải chứng kiến toàn bộ cảnh tượng chúng giết hại lần lượt chồng và 6 người con theo cách man rợ nhất
Ám ảnh kinh hoàng
Tâm sự với bà Hà Thị Nga (Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang) suốt một ngày trời, tôi đồ rằng, bà là người đau khổ nhất thế gian. Đại gia đình bà chết thảm dưới bàn tay bọn Pol Pot. Thế nhưng, thảm khốc ở chỗ, chính bà phải tận mắt cảnh tượng bọn 'ác thú' này giết hại 100 người thân, chồng, và lần lượt 6 đứa con do bà dứt ruột đẻ ra. Cả đại gia đình đông đúc chỉ còn lại mỗi bà lủi thủi trên thế gian này.
Tôi phải ngồi lâu lắm trong quán lá tạm ngay cổng khu di tích nhà mồ, bởi lâu lâu bà mới lại kể được vài điều. Bà cứ rưng rưng, đôi mắt buồn trĩu nặng. Những ký ức như cuốn phim quá sầu thảm.
Gia đình bà có đến mấy chục người thân trốn trong chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu bị giết hại. Vợ chồng, con cái, một số người thân của bà đã trốn lên núi Tượng ngay đêm bọn Pol Pot tràn vào làng. Nhiều gia đình chọn các hang động trên núi Tượng làm nơi lánh nạn. Gia đình bà cũng chọn được một cái hang nhỏ và tất cả cùng chui vào trong nằm im chờ chúng rút đi.
Video đang HOT
Bà Hà Thị Nga bị Pol Pot giết hại chồng, toàn bộ 6 người con và 100 anh em họ hàng. Cả gia đình, dòng họ ở Ba Chúc chỉ còn bà sống sót.
Thế nhưng, bọn Pol Pot cũng không tha. Biết trên núi có người trốn, bọn chúng tổ chức các đợt càn quét, truy lùng ráo riết. Chúng lùng sục, tìm kiếm từng mét đất để phát hiện cửa hang, hầm trú ẩn. Cái hang gia đình bà trú ẩn bị chúng phát hiện nhanh chóng. Chúng đứng ngoài miệng hang, súng ống, lựu đạn lăm lăm trong tay, kêu gọi ra hàng.
Chúng thuyết phục rằng, sẽ đưa về đồn và chăm sóc tử tế, nên vợ chồng bà đã dắt díu nhau ra khỏi hang. Cũng chẳng còn cách nào khác, bởi nếu không chui ra, chúng quăng cho quả lựu đạn thì cũng chết cả.
Chúng áp tải gia đình bà, cùng hàng trăm người bắt được trên núi Tượng ra cánh đồng xã Lạc Quới. Biết rằng chúng sẽ giết ngoài cánh đồng, nên bà nói với các con: "Mẹ con mình chắc không sống được qua ngày hôm nay đâu, thôi thì mẹ con mình sẽ được chết cùng ngày, chết bên nhau".
Cô con gái út chưa biết đi, được bà ẵm trên tay khóc ngằn ngặt. 6 người con lớn bé khóc lóc rền rĩ. Chúng liên tục quất roi, dùng báng súng phang vào đầu nếu không rảo bước nhanh chóng.
Cánh đồng xã Lạc Quới xác người la liệt, còng queo, lềnh bềnh, bốc mùi hôi tanh khủng khiếp. Máu loang khắp cánh đồng, chuyển màu đen thẫm, máu thấm trên từng ngọn cỏ.
Cánh đồng Ba Chúc, nơi bà Nga chứng kiến cảnh Pol Pot giết hại chồng và 6 người con.
Dắt đoàn người đến giữa cánh đồng, bọn chúng kêu dừng lại. Lần lượt từng người bị chúng trói quặt tay bằng dây kẽm gai, cào da thịt rách tả tơi, tứa máu. Càng giãy dụa, dây kẽm gai càng siết sâu vào da thịt.
Bọn Khmer Đỏ toàn một lũ choai choai, gồm cả con gái, coi việc giết người như một thú vui bệnh hoạn, thể hiện lòng can đảm. Trong toán Pol Pot có mấy tên mặt mũi lì lợm, đôi mắt vằn đỏ, khát máu. Những tên này ngoài súng đeo trên vai, dao và lựu đạn lủng lẳng bên hông, còn cầm trên tay cây gậy hoặc chiếc chày gỗ mun, nặng như cục sắt.
Chúng đạp những người đàn ông, người già quỵ xuống, rồi vung chiếc gậy gỗ mun lên cao đập trúng ót khiến nạn nhân cứng người, đổ ập xuống. Chỉ một cú đập, nạn nhân đã vỡ sọ, phọt óc chết tại chỗ.
Nếu đập chưa chính xác, nạn nhân còn giãy dụa, chúng tiếp tục đập nhiều nhát cho đến chết thì thôi. Những tên Pol Pot còn giở trò thi thố xem tên nào đập người nhanh chết nhất.
100 người thân của bà giờ lẫn lộn trong đống xương cốt hơn 3000 người ở Ba Chúc.
Điều ghê tởm là trong khi một tốp lính hành hình người vô tội, thì một tốp kéo những người phụ nữ trẻ ra chỗ khác cưỡng hiếp. Thỏa mãn thú tính rồi, chúng dùng gậy xiên vào vùng kín, lên đến tận cổ, khiến chị em chết trong đau đớn.
Chị em nào chưa chết, chúng nã thêm cho vài viên đạn, hoặc vài cú gậy vào đầu. Bà Nga kể rằng, nhiều tên còn thể hiện sự man rợ, bệnh hoạn bằng trò cưỡng hiếp xác chết.
Rồi cũng đến lượt gia đình bà Nga. Một tên Pol Pot đã xông đến bên bà, giằng cô con gái nhỏ xíu bà đang ẵm trên tay. Hắn xách ngược hai chân bé, rồi đập đầu vào gốc cây liên tiếp 3 lần.
Thấy cháu bé chưa chết, vẫn gọi "Mẹ ơi cứu con!", thì chúng chơi trò tung hứng. Một tên ném bé lên cao, một tên giương lưỡi lê hứng phía dưới. Bé đã chết theo kiểu tàn khốc nhất.
Lần lượt 5 người con còn lại của bà, từ lớn đến nhỏ đều chết ngay tức khắc dưới những cây gậy gỗ mun. Những cú đập vỡ đầu, phọt óc vẫn rõ mồn một như cuốn phim tàn khốc xoáy vào tâm can bà.
Điều đau đớn và kinh hãi, là chúng bắt bà phải chứng kiến cảnh tượng chúng giết hại lần lượt chồng và 6 người con của mình. Chúng trói quặt tay, nắm tóc giật đầu bắt bà phải nhìn cảnh tượng ấy. Bà đau đớn nhìn bọn 'ác thú' giết con bằng ánh mắt căm hờn tuyệt vọng.
Cảnh tượng xương cốt chất đống hồi mới thu gom.
Sau khi giết hết 6 người con của bà, chúng đạp bà nằm xuống, lột quần áo bà ra. Thế nhưng, có lẽ, người đàn bà 6 con không còn thu hút thú tính nên chúng không cưỡng hiếp nữa, mà đạp liên tiếp vào mặt, đầu, ngực bà.
Một tên nhe hàm răng vàng cáu, cặp mắt vằn đỏ, cười sằng sặc man rợ, rồi nã nguyên một băng AK vào mặt bà. Nhưng may mắn, mấy viên đạn bắn về phía bà chỉ có một viên xuyên vào cổ, trổ thẳng ra phía sau, sượt ngoài họng.
Thấy bà vẫn giãy giụa, một tên cầm hòn đá dùng hết sức bình sinh đập thẳng vào đầu, vỡ xương sọ, khiến bà bất tỉnh. Giết hết những người còn lại, chúng rút đi.
Sáng sớm hôm sau, bà Nga tỉnh dậy. Cơ thể nhuốm máu, bê bết bùn đất. Đầu đau như búa bổ, nhưng bà vẫn nhận thức được mọi thứ xung quanh. Xung quanh bà, hàng trăm xác chết nằm la liệt. Bà ôm xác con, kiểm tra từng đứa, nhưng đều đã chết. Người thân của bà không ai còn chút hơi thở.
Không còn nước mắt để khóc, bà gượng dậy tìm đường thoát thân. Ngó xung quanh, thấy bọn Pol Pot đi lại ngoài cánh đồng, nên bà đành nằm im bên những xác chết, chờ đêm xuống.
Chừng nửa đêm, bà lò dò thoát khỏi cánh đồng chết chóc. Thế nhưng, đi được một đoạn, bọn Pol Pot phát hiện, bắn súng xối xả về phía bóng đen đang di chuyển xiêu vẹo.
Những hộp sọ không còn nguyên vẹn, vì bị bọn Pol Pot hành quyết theo đủ mọi cách man rợ.
Tiếng đạn rít veo véo, tung đất cát xung quanh bà. Chúng ném về phía bà 3 quả lựu đạn, khiến bà ngã vật xuống kênh. Nhưng kỳ lạ thay, bà chỉ ngất một lúc thì lại tỉnh. Bà cứ lần mò theo con kênh để trốn.
Tuy nhiên, toàn bộ cánh đồng Tân Quới, khu vực Ba Chúc đã bị bọn Pol Pot bao vây, không thể tìm được một kẽ hở nào để thoát thân. Vì thế, bà đành phải nằm ở cánh đồng, vật vờ bên các xác chết.
Đói ăn, khát nước, lại mất máu nhiều, nên bà kiệt sức, đôi mắt mờ tịt, không nhìn thấy gì nữa. Bà nằm bên những xác chết, chờ 'tử thần' đưa đi.
Đến ngày thứ 12, bộ đội chủ lực của ta tấn công vào Ba Chúc, đẩy đuổi bọn Pol Pot về bên kia biên giới, thì tìm thấy bà Nga nằm ở cánh đồng Tân Quới. Bộ đội đã lập tức đưa bà về Bệnh viện Đa khoa An Giang.
Tuy nhiên, vết thương trên cổ, trên đầu của bà đã tự lành. Các bác sĩ đều không tin nổi bà có thể sống sót với thương tích như vậy, trong hoàn cảnh không ăn uống gì, phơi thân thể ngoài đồng suốt 12 ngày đêm.
Ra viện, bà Nga khóc lóc, ủ rũ suốt ngày. Mấy đồng chí bộ đội không dám dẫn bà về Ba Chúc, bởi nơi đó quá khủng khiếp, sợ bà không chịu nổi.
Bà Nga nhớ lại: "Mấy anh bộ đội đi đâu cũng lôi tui đi, để tui bớt buồn. Mấy anh đưa tui lên núi hái quả, xuống kênh mò cá. Các anh ấy bắt được nhiều cá trê vàng to lắm, nướng và kho thơm phức, nhưng tui cũng không thể nào ăn được. Tui cứ khóc hoài".
Nhân chứng sống
Chừng 3 tháng sau vụ Pol Pot tấn công vào Ba Chúc sát hại người dân, khi bà Nga đã nguôi, người dân, bộ đội mới trở lại Ba Chúc để gom xác nạn nhân. Bà Nga trở thành nhân chứng quan trọng nhất. Bà chứng kiến tường tận hàng loạt cuộc thảm sát của bọn Pol Pot, chỗ chúng hành hình nhân dân. Bà chỉ địa điểm chúng chôn xác tập thể, chỗ chúng giết người hàng loạt.
Cánh đồng Tân Quới, khu vực cầu sắt Vĩnh Thông phơi trắng xương người, những xác chết khô quắt vì phơi nắng, sình thối vì ngâm nước. Những hang động trên núi Tượng trúng lựu đạn khiến nhiều người chết tan xác bên trong, bị chúng dùng đá lấp lại, cũng được bà Nga phát hiện, chỉ cho mọi người thu gom.
Trong khi những người dân Ba Chúc không dám trở về làng, hoặc về làng rồi lại bỏ đi biệt xứ vì không chịu nổi ký ức, cũng như cảnh tang thương, chết chóc vẫn hiển hiện ở khu nhà mồ, thì bà lại không thể bỏ đi được. Bà trở thành nhân chứng sống thảm khốc nhất, tố cáo tội ác bọn diệt chủng với nhân loại.
Bà cũng trở thành người trông nom, săn sóc, hương khói cho nhà mồ suốt mấy chục năm qua. Những chiếc sọ người, những bộ xương của chồng, con, người thân của bà giờ lẫn lộn trong hơn 1.151 bộ hài cốt được đánh số, lưu trữ, phân loại theo tuổi tác, xếp chồng đống trong nhà mồ.
Tất cả những nạn nhân của cuộc diệt chủng kinh hoàng, với 3.157 người ở Ba Chúc, đều trở thành người thân, được bà nhang khói suốt mấy chục năm nay.
Tôi hỏi bà: "Chỉ còn một thân một mình, tuổi đã 76, những cơn đau hành hạ, bà tính sống kiểu gì?". Bà Nga tâm sự: "Cũng có một số công ty đến nhận tui về nuôi. Có cô gái mãi Hà Nội vào đây, nghe tui kể chuyện, cứ ôm tui khóc, nhận tui làm má, muốn đưa tui ra Hà Nội để nuôi đến khi nào về trời, nhưng tui không thể đi được. Ở đây còn có chồng con, người thân của tui.
Bà Nga...
... và túp lều xiêu vẹo, nơi bà kiếm sống bằng việc bán hàng lặt vặt.
Cả gia đình hơn 100 người bị chúng giết sạch, chỉ còn mình tui, tui mà đi, chẳng ai hương khói cho người thân nữa, tủi thân lắm. Tui cứ ở đất này, đến khi chết thì thôi. Tui cũng mong từng ngày để được đoàn tụ với chồng con, chứ sống thế này tủi lắm cháu ạ".
Bà Nga kéo tôi ra sau túp lều tềnh toàng, bán vài thứ hàng lặt vặt, chỉ những đống đất đá, đống cỏ rác. Bà kể, mảnh đất này là đất rừng, chính quyền địa phương cắm cho bà, để bà dựng lều buôn bán sống tạm.
Ngày Pol Pot bị đẩy khỏi biên giới Việt Nam, bị bộ đội chủ lực của ta tiêu diệt đến tận biên giới Thái Lan, bà Nga trở thành nhân vật được cả thế giới săn đón, bởi bà là nạn nhân còn sống sót của vụ thảm sát, hơn nữa, bà được chứng kiến tường tận suốt 12 ngày giết chóc ròng rã của bọn Pol Pot tàn độc với nhân dân Ba Chúc.
Mỗi lời bà kể về cuộc thảm sát với gia đình bà, với dân làng, đều khiến lương tri thế giới phải rùng mình sợ hãi, không thể chấp nhận được một chế độ diệt chủng như thế.
Mấy chục năm qua, bà vẫn tình nguyện làm công việc đặc biệt, ấy là trông nom, hương khói, bảo vệ khu nhà mồ, những sọ người chồng chất, những rọ xương ăm ắp. Công việc ấy hoàn toàn tự nguyện, không lương, nhưng giúp bà giải tỏa tâm lý.
Thế nhưng, ở tuổi sắp về trời, chẳng còn ai nhớ đến bà nữa. Bà dựng căn chòi lá ngay cửa khu chứng tích, bán mấy chai nước, bánh kẹo, hương hoa lặt vặt để kiếm sống qua ngày, rồi còn trông nom bàn thờ, hương khói cho 100 người thân đang nằm lẫn lộn trong nhà mồ.
PHẠM DƯƠNG NGỌC
Theo VTC
Bộ đôi Melody và Siren trong trò chơi Kingdom Hearts II Kingdom Hearts II là một trò chơi nhập vai hành động năm 2005 do Square Enix phát triển. Kingdom Hearts II là game thứ ba trong loạt game Kingdom Hearts . Giống như các trò chơi trước, Kingdom Hearts II có một dàn nhân vật lớn từ các bộ phim Disney và các trò chơi Final Fantasy . Nếu ai là fan của...