Chơi trò “hai mặt”, Mỹ mất đà trong cuộc chiến kinh tế chống Nga
Nếu ai đó tin rằng Mỹ và phương Tây phát động chiến tranh kinh tế toàn diện chống Nga vì quan điểm của Moskva trong vấn đề Ukraine thì quả thực họ đã nhầm.
Trên thực tế, cuộc chiến đã được lên kế hoạch trước đó cả năm trời, với cuộc gặp bí mật giữa giới chức cấp cao Mỹ – Saudi Arabia ở Riyadh. Nó tuyệt mật đến độ ngay cả Thái tử Bandar, Giám đốc cơ quan tình báo, đồng thời là người đứng đầu Hội đồng An ninh Saudi Arabia cũng không được dự.
Tại đó, đại diện Nhà Trắng đã đề xuất chính quyền Riyadh có biện pháp làm cho giá dầu giảm mạnh, xuống còn 50 USD/thùng. Mục đích được cho là để tước bỏ ảnh hưởng của Iran, buộc Tehran phải có nhượng bộ quan trọng về chương trình hạt nhân và đó cũng là điều Saudi Arabia mong muốn. Lúc đó, yếu tố “chống Nga” chưa được Washington bộc lộ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) gặp thái tử Saud al-Faisal hôm 3/11/2013 tại Riyadh. Ảnh: Reuters
Saudi Arabia phản ứng một cách khá dè dặt, vì giá dầu rớt mạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến các chương trình xã hội của vương quốc này. Mỹ lập tức phải sử dụng đến các ngón nghề kiểu “tống tiền”, do nắm trong tay được nhiều bằng chứng chống lại các thành viên trong hoàng tộc Al Saud. Không những vậy, Mỹ còn “mớm” thông tin tình báo nói về sự xuất hiện của hàng nghìn người ủng hộ chiến Hezbollah ở tỉnh miền Đông Saudia Arabia, nơi có đông người Hồi giáo gốc Shiite sinh sống. Mỹ không quên nhấn mạnh rằng cuộc đấu tranh chống lại chính quyền Wahhabi ở Riyadh có thể bùng nổ bất kì lúc nào. Bước đi mới của Washington đã tỏ ra hiệu quả, chỉ còn thời gian là chưa được quyết định.
Mỹ phải chờ cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra để áp đặt kế hoạch làm dầu rớt giá, cùng với đó là các lệnh cấm vận nhằm vào Nga. Trước diễn biến mới, Saudi Arabia nghi ngờ Mỹ có thể đang chơi trò “hai mặt” với Iran, trong khi vẫn sử dụng vũ khí dầu lửa chống Nga và cả Venezuela. Điều nghi ngờ dần thành sự thực: Washington đã tìm cách tiến đến một thỏa thuận hạt nhân với Tehran kèm theo đó là nới lỏng các biện pháp cấm vận kinh tế. Đến phút này, các thành viên trong hoàng tộc Al Saud mới nhận ra rằng, họ chỉ là “con rối” trong trò chơi của kẻ khác.
Video đang HOT
Giá dầu bắt đầu giảm từ tháng 6, nhưng đúng lúc này lại nổi lên một nhân tố mới – đó là sự hình thành của Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, gây bất ổn an ninh khu vực. Cả Mỹ và Saudi Arabia buộc phải có hành động khẩn cấp nhằm không để cả vùng Trung Đông sụp đổ. Đến tháng 8, khi vấn nạn IS tạm ổn, Mỹ một lần nữa gây sức ép lên đồng minh và đó là nguyên do đẩy giá dầu giảm mạnh, do Riyadh bán “vàng đen” dưới mức giá thị trường. Cùng lúc, Washington lớn tiếng tuyên bố sẵn sàng làm “lụt” các thị trường bằng dầu đá phiến.
Cuộc chơi thay đổi
Nga đã phải gánh chịu những hệ quả nhất định. Đó là đà lao dốc của đồng ruble theo đà giảm của giá dầu. Nhưng đã xuất hiện những yếu tố có thể đảo ngược cuộc chơi do Mỹ áp đặt. Anh, nước lâu nay vẫn đồng hành cùng Mỹ trong các vấn đề quốc tế, đã nói rằng nguồn dầu mỏ Biển Bắc đã không có nổi mức lợi nhuận 2 USD/thùng do dầu lao dốc. Tập đoàn BP đã phát đi cảnh báo đang ở ngưỡng xem xét “dừng khai thác dầu”. Na Uy – nước có nguồn lợi dầu mỏ lớn ở Biển Bắc – cũng vậy. Các đồng minh châu Âu khác thì mất hết mong muốn “trả giá” cho những tham vọng của Washington.
Nhân tố quan trọng nhất là Saudi Arabia cũng cho thấy dấu hiệu bất ổn trong nội bộ. Các cuộc tấn công khủng bố nổ ra ở khắp tỉnh miền Đông, trong khi xung đột giáo phái giữa người Shiite – Sunni ngày một căng thẳng. Giới lãnh đạo cấp địa phương tỏ rõ sự bực tức trước hành động của triều đại Al Saud, do họ bị mất nguồn thu từ dầu. Việc cắt giảm mạnh chi tiêu an sinh xã hội cũng đã gây ra làn sóng chống đối từ chính những dân thường. Cùng lúc, phiến quân IS lớn tiếng tuyên bố mở rộng các hoạt động khủng bố nhằm vào Saudi Arabia.
Mỹ chưa thể thắng trong cuộc chiến giá dầu chống Nga. Ảnh: Reuters
Nhưng “giọt nước cuối cùng làm tràn ly” chính là việc: Riyadh nắm được kế hoạch bí mật của Mỹ dự định sẽ hoàn tất thỏa thuận hạt nhân với Iran vào tầm tháng 2, tháng 3 năm 2015, đi cùng với đó là việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận. Nếu thành sự thật, Saudi Arabia sẽ mất hết niềm tin vào Mỹ như là một đối tác chủ chốt ở Trung Đông. Đã đến lúc Saudi Arabia cần phải đáp trả hành động của Washington.
Hôm 19/12 vừa qua, Bộ trưởng Dầu mỏ & Tài nguyên khoáng sản nước này, ông Ali al-Naimi đã tuyên bố hợp tác nội khối trong OPEC sẽ được củng cố lại, cùng với đó là viễn cảnh thị trường vàng đen sẽ “hồi sinh” trở lại. Ít ngày sau, chính ông này cũng nói rằng, cuộc chiến giá dầu sẽ nghiêng về phía các nước sản xuất hiệu quả.
Mỹ cùng lúc đã thua trên mặt trận khác. Những trụ cột của nền kinh tế của Nga không sụp đổ, cùng với đó là tín hiệu tích cực về ổn định hóa kinh tế, sự tăng giá trở lại của đồng ruble. Rõ ràng, người Nga đã phải trả giá cho việc nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt. Thế nhưng, chính trong thời điểm khốn khó này, không một chính trị gia Nga nào ảo tưởng về bản chất hành động của Mỹ cùng các đồng minh châu Âu, Saudi Arabia.
Nga cần phải xây dựng mô hình kinh tế không phụ thuộc vào phương Tây. Còn với Ryiadh, hoàng tộc hoàng tộc Al Saud nên rút ra một điều: Không cần “trả giá” thay một nước khác trong cuộc chiến chống Nga.
Theo Hoài Thanh
Báo tin tức/ ICH
Nga đứng thứ 2 thế giới về sức mạnh quân sự
Theo bảng xếp hạng do trang thông tin điện tử Business Insider vừa công bố, xét về tiềm năng quân sự, Nga hiện đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ, bất chấp sự khác biệt rất lớn về chi tiêu quốc phòng.
Phi đội phản lực Su-27 của Nga tập trận nâng cao khả năng tác chiến.
Business Insider lập bảng xếp hạng trên dựa theo kết quả công trình nghiên cứu "Chỉ số toàn cầu về sức mạnh quân sự" (Global Firepower Index).
Theo đó, đứng đầu danh sách theo thường lệ vẫn là Mỹ, quốc gia luôn dành ưu tiên hàng đầu cho lĩnh vực quân sự với khoản ngân sách khổng lồ hàng năm lên tới hơn 610 tỷ USD.
Nga đứng ở vị trí ngay sau Mỹ, dù chi phí quốc phòng của nước này chỉ vào khoảng 76 tỷ USD/năm, theo dữ liệu của Global Firepower Index. Tuy nhiên, theo một phụ lục riêng của Business Insider, con số này trên thực tế đã được Nga nâng lên thành 88 tỷ USD nhằm đẩy nhanh tiến độ nâng cấp kho vũ khí của nước này.
Business Insider cho biết "chỉ số toàn cầu về sức mạnh quân sự" được tính toán dựa trên 50 yếu tố, trong đó quan trọng nhất là ngân sách quốc phòng, nguồn nhân lực, số lượng khí tài, khả năng tiếp cận tài nguyên thiên nhiên...
Vũ Anh
Theo Dantri/RIA
Nga đứng thứ 2 bảng xếp hạng sức mạnh quân sự Dựa trên công trình nghiên cứu "Chỉ số toàn cầu về sức mạnh quân sự - Global Firepower Index", trang thông tin điện tử "Business Insider" đã lập bảng xếp hạng cho thấy về tiềm năng quân sự hùng mạnh, Nga đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, bất chấp sự khác biệt to lớn trong chi tiêu quốc phòng. Binh sĩ Nga...