Chơi trò chơi với bạn, bé trai 13 tuổi bất ngờ nhập viện cấp cứu
Mới đây, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa đã tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhi bị gãy tay khi chơi vật tay với bạn.
Đáng nói là cậu bé này mắc bệnh tạo xương bất toàn, còn được gọi là ‘ xương thủy tinh’.
Ảnh minh họa
Theo đó, bệnh nhi C.T (13 tuổi, đến từ Suối Cát – Cam Lâm) nhập viện với chẩn đoán gãy 1/3 dưới xương cánh tay. Theo lời kể, một ngày trước khi nhập viện, C.T đã tham gia vào một cuộc vật tay với bạn cùng lớp. Trong lúc cố gắng kháng cự, cậu bé nghe thấy tiếng “rắc” và cánh tay bị biến dạng.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, khi vật tay, xương cánh tay phải chịu một lực xoắn vặn lớn do đối thủ đẩy cánh tay ra sau. Điều này tạo ra lực căng trên xương cánh tay và các cấu trúc xung quanh, đặc biệt nguy hiểm khi lực này vượt quá ngưỡng chịu đựng của xương.
Vùng giữa xương cánh tay thường là nơi dễ bị gãy nhất vì không được hỗ trợ bởi các khớp vai hoặc khớp khuỷu. Ngoài ra, các cơ xung quanh cánh tay, đặc biệt là cơ tam đầu, phải chịu lực kéo mạnh trong quá trình vật tay. Nếu các cơ này bị kéo căng quá mức hoặc đột ngột, áp lực lên xương sẽ tăng lên, dẫn đến gãy xương.
Trường hợp của C.T càng trở nên phức tạp hơn do cậu bé mắc bệnh tạo xương bất toàn (xương thủy tinh). Bệnh nhi trước đó đã mổ nhiều lần gãy xương đùi 2 bên do căn bệnh này. Đây là một bệnh lý di truyền hiếm gặp, có tỷ lệ khoảng 1/20.000 người, không phân biệt khu vực địa lý, chủng tộc hay giới tính.
Bệnh tạo xương bất toàn, hay còn gọi là Osteogenesis imperfecta (OI), là kết quả của đột biến gen chỉ huy sản xuất collagen type I. Hậu quả là số lượng hoặc chất lượng xương bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến xương dễ biến dạng và gãy, thậm chí khi không có chấn thương hoặc chỉ với những tác động nhẹ như ho, hắt hơi, vỗ vai.
Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh bao gồm: gãy xương tự phát và biến dạng xương, tình trạng lùn, bất thường của răng, giảm thính lực, củng mạc mắt có màu xanh.
Để giảm thiểu nguy cơ gãy xương và tái gãy ở trẻ mắc bệnh tạo xương bất toàn, BSCK2 Phạm Đình Thành – Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình-Bỏng khuyến cáo: phụ huynh cần hướng dẫn trẻ cách sinh hoạt an toàn, tránh các hoạt động mạnh, va đập và những môn thể thao vận động nhiều. Phụ huynh cần nắm rõ các dấu hiệu để có thể đưa trẻ đi điều trị kịp thời. Tạo môi trường sống phù hợp với nhu cầu đặc biệt của trẻ mắc bệnh xương thủy tinh. Đảm bảo trẻ được theo dõi sức khỏe xương thường xuyên. Giúp trẻ hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình, khuyến khích tham gia các hoạt động phù hợp để phát triển kỹ năng xã hội, tăng sự tự tin và tái hòa nhập cộng đồng.
Bé gái 5 tuổi phải nhập viện cấp cứu do nhét sỏi vào tai
Trong lúc chơi, bé gái 5 tuổi bất ngờ lấy viên sỏi nhét vào lỗ tai. Gia đình phát hiện liền tìm cách lấy viên sỏi ra nhưng không thể, bệnh nhân đau đớn kêu la, phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Đang chơi đùa, bé gái 5 tuổi (quê tỉnh Tây Ninh) tò mò bất ngờ nhét một viên sỏi vào lỗ tai. Lúc này mẹ bé đứng gần đó, nhanh chóng lấy đèn pin soi vào nhưng không thấy được. Ngay sau đó, gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh để kiểm tra.
Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên sỏi nằm trong lỗ tai bé gái 5 tuổi - Ảnh: BVCC
Tại đây, sau khi thăm khám kỹ lưỡng, các bác sĩ tai mũi họng đã phát hiện viên sỏi nằm sâu trong tai bé, nhưng không thể lấy ra trong lúc soi nên bé được chuyển đến phòng gây mê để gây mê và xử trí.
Bác sĩ Huỳnh Đức Nhật Anh (Khoa Liên chuyên khoa) cho biết: "Với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, các bác sĩ đã thực hiện thủ thuật gắp viên sỏi ra ngoài, không gây tổn thương đến tai của bé. Sau khi gắp, bé đã được về nhà ngay sau đó".
Theo bác sĩ Huỳnh Đức Nhật Anh, nhét vật lạ vào tai là điều không hiếm gặp ở trẻ nhỏ và nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, như tổn thương tai. "Vật lạ có thể tổn thương màng nhĩ hoặc ống tai ngoài, dẫn đến giảm thính lực, hẹp ống tai ngoài hoặc nhiễm trùng tai", bác sĩ Nhật Anh giải thích.
Ngoài ra, việc nhét vật lạ vào tai có thể gây viêm nhiễm, sưng đau và nếu không được xử lý kịp thời có thể gây hoại tử ống tai, trẻ sẽ cảm thấy rất đau đớn và khó chịu, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Bác sĩ Nhật Anh chia sẻ, trong cuộc sống hằng ngày, trẻ em thường hiếu động và tò mò, nhưng đôi khi những hành động vô tình có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều trường hợp tương tự xảy ra. "Nếu phát hiện dị vật tai, không nên tự lấy ở nhà vì có thể gây thủng màng nhĩ hoặc tổn thương ống tai ngoài, cần đưa vào những cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng và đầy đủ trang thiết bị cần thiết để được kiểm tra và xử lý kịp thời", bác sĩ Nhật Anh khuyến cáo.
Nhập viện cấp cứu sau khi chơi vật tay cùng bạn Khi đang chơi vật tay cùng bạn, chàng trai quê Nghệ An bất ngờ nghe thấy tiếng 'cục' và ngay lập tức bị đau dữ dội, mất khả năng vận động cánh tay phải. Bệnh nhân bị gãy kín xương cánh tay phải không liệt quay, chỉ định phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít. Ảnh: BVCC. Bệnh nhân là H.H.C. (21 tuổi,...