Chơi thể thao nước, thanh niên bị liệt vì nhiễm amip ăn não
Một lần chơi jetski đã biến thành cơn ác mộng đối với thanh niên người Baltimore này, anh đã bị liệt sau khi nhiễm phải một loại amip tấn công não.
Theo CBS Baltimore, Ryan Perry, 30 tuổi khi đang đi chơi trên sông Susquehanna ở Maryland đã rơi từ thuyền xuống, nước xộc vào khoang mũi.
Chơi thể thao nước, thanh niên bị liệt vì nhiễm amip ăn não
Dòng nước mang theo một loại kí sinh trùng chết người vào trong khoang mũi bên phải và xâm nhập vào não. Một ngày sau đó, anh tới bệnh viện.
“Tôi đến phòng khám vào ngày sau đó bởi cơn đau quá dữ dội”, Perry kể với WMAR Baltimore – “Đó là điều cuối cùng tôi nhớ được. Tôi ở trong Bệnh viện tuyến trên Chesapeake trong một tuần và sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đại học Trung tâm Maryland”.
Con amip sau đó đã vào dây cột sống, khiến anh không cử động được từ cổ trở xuống.
“Mười ba giờ sau khi được chuyển tuyến, anh được đặt trong máy thở và để hôn mê trong máy ICU hỗ trợ chấn thương”, Theo trang GoFundMe được thành lập bởi chị gái anh Jessica Perry.
“Tất cả những xét nghiệm họ làm cho tôi đều cho kết quả âm tính. Cuối cùng, cái họ tìm ra được chỉ là nước đã đi vào trong mũi khi tôi chơi jet ski. Vi khuẩn đã tấn công não tôi, đi đến dây cột sống và gây liệt từ cổ trở xuống”.
Perry mới trở về nhà sau 3 tháng nằm viện và 2 tháng ở trung tâm phục hồi chức năng. Hiện anh đang cố quay về với cuộc sống trước đây – và cố bước đi trở lại sau khi bác sĩ lưỡng lự liệu anh có thể hồi phục hoàn toàn hay không.
“Tôi đã gặp mặt một chuyên gia thần kinh học ở Đại học Maryland, cô ấy nói rằng cô không thể tin được những gì tôi đã trải qua và cô ấy nghĩ nếu tôi không hồi phục được hoàn toàn thì cũng sẽ hồi phục gần như thế. Tôi mới làm việc trở lại vào tuần trước, có được tự do, và khi bước trên hành trình này, tôi đã gặp được nhiều người cũng vượt qua những khó khăn mà tôi đang cố vượt qua”, anh chia sẻ với các nhà đưa tin.
Video đang HOT
Hồi tưởng lại, Perry nhớ rằng nước rất bẩn vào ngày đó. “Có thể thấy đôi khi dòng nước giống như có bọt trôi nổi. Và bạn có thể nhìn thấy rác chìm ở dưới”.
“Tôi suýt chết. Thật tuyệt vời vì tôi đã vượt qua. Chưa nói trước được ngày mai sẽ ra sao, thực sự bạn chỉ nên hưởng thụ những gì bạn có trong ngày hôm nay”, Perry chia sẻ.
Huy Hoàng
Theo nypost/vietQ
Động kinh bất ngờ phải làm sao?
Tai nạn thương tích trong bệnh động kinh có thể xảy ra bất cứ khi nào, ở đâu. Bệnh vô cùng nguy hiểm khi bệnh nhân lên cơn động kinh lúc đang lái xe, lao động trên cao, đặc biệt tại ao hồ, sông suối...
Nên mặc áo phao cho bệnh nhân động kinh để phòng tránh lên cơn co giật dưới nước - Ảnh: NHẬT LINH
Bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, song biện pháp sơ cấp cứu đúng cách không được nhiều người biết.
Coi chừng khi tắm ao, hồ
Anh N.V.M.K. (ngụ tỉnh An Giang) cho biết gần đây nơi anh sống xảy ra một vụ tai nạn rất thương tâm. Đó là một bé gái 6 tuổi, bị động kinh khi em đang bơi và không ai biết, đến khi mẹ em phát hiện mới tá hỏa truy hô. Lúc đưa lên bờ thì em đã tử vong.
Tương tự, anh C.L. (30 tuổi) cũng mắc bệnh động kinh từ nhỏ. Anh L. đang tắm dưới bến rạch thì lên cơn động kinh, không ai phát hiện và anh L. tử vong.
"Sự nguy hiểm của bệnh động kinh không phân biệt người lớn hay trẻ nhỏ. Thiết nghĩ các bệnh nhân cần được người nhà và xã hội quan tâm hơn. Bà con dưới quê hay đồng nhất động kinh với bệnh tâm thần, bệnh điên. Thái độ kỳ thị khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, khó hòa nhập với cuộc sống. Người có bệnh cũng giấu tiền sử bệnh..." - anh K. trăn trở.
Phòng ngừa bằng cách kiểm soát
ThS Nguyễn Duy Khải - trưởng khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM - cho biết động kinh là biểu hiện lâm sàng gây ra do sự phóng điện bất thường, kịch phát, quá mức và đồng thì của một nhóm tế bào thần kinh não.
Cơn động kinh thường xảy ra cấp tính, đột ngột, tức thời liên quan đến vùng não phát điện bất thường với nhiều biểu hiện khác nhau về vận động, cảm giác, biến đổi ý thức, hành vi, tâm thần, triệu chứng tự động, giác quan...
"Bệnh động kinh là tình trạng bị nhiều cơn động kinh, ít nhất là hai cơn. Bệnh là biểu hiện một bệnh lý mãn tính, có thể tiến triển hoặc không, thường có tính định hình, xu hướng chu kỳ và lan tỏa" - BS Khải giải thích.
Về nguyên nhân gây động kinh, BS Khải cho hay đó là sự bất thường cấu trúc (bẩm sinh, sau chấn thương đầu, tổn thương não chu sinh...), bất thường chuyển hóa gen, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương và viêm não.
Hầu hết các nguyên nhân này đều không phòng ngừa được. Hiện tại, chúng ta hầu như chỉ có thể kiểm soát cơn co giật bằng một số phương pháp chứ không phòng ngừa được bệnh động kinh.
Những phương pháp điều trị động kinh hiện nay bao gồm: thuốc động kinh, chế độ ăn keton (ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo có lợi cho cơ thể), kích thích dây thần kinh phế vị, phẫu thuật động kinh (cắt nguồn sinh động và ngắt liên kết), kích thích não sâu...
Trong đó, thuốc chống động kinh là phương pháp điều trị động kinh phổ biến nhất, chúng làm giảm cơn co giật bằng cách kiểm soát các hoạt động điện trong não - nguyên nhân gây ra cơn co giật. Hơn 70% bệnh nhân động kinh có thể kiểm soát hoàn toàn bệnh bằng phương pháp này.
Một số bệnh nhân không kiểm soát được cơn co giật bằng thuốc chống động kinh, họ cần thêm một số phương pháp khác.
Xử trí bệnh nhân lên cơn co giật:
BS Khải cho biết việc xử lý ban đầu bệnh nhân co giật rất quan trọng, đặc biệt là ở bệnh nhân co cứng - co giật toàn thể.
Hạn chế số người quây quanh bệnh nhân. Loại bỏ những vật có thể gây nguy hiểm cạnh bệnh nhân, đặc biệt là đồ sắc nhọn.
Không cần cố giữ không cho bệnh nhân co giật.
Đặt bệnh nhân nằm nghiêng để giúp đường thở bệnh nhân được thông thoáng.
Để ý thời gian kéo dài cơn co giật.
Hạn chế chơi môn thể thao dưới nước
Người mắc bệnh động kinh khi bơi, tốt nhất nên cho bệnh nhân mặc áo phao và nên có một người đồng hành bên cạnh - người có thể giúp đỡ khi bệnh nhân lên cơn co giật.
Nếu không may bệnh nhân lên cơn co giật khi đang bơi, người hỗ trợ nên đỡ đầu bệnh nhân lên trên mặt nước rồi nhẹ nhàng kéo lên bờ và chờ đến hết cơn co giật. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
"Bệnh nhân chỉ nên bơi ở nơi không có dòng nước xoáy, ví dụ như hồ bơi. Đặc biệt nên nhớ là dù cơn động kinh đã ổn nhưng nguy cơ giật vẫn còn và bất cứ khi nào bạn chơi các môn thể thao dưới nước đều tiềm ẩn nguy cơ co giật dẫn đến ngạt nước" - BS Khải lưu ý.
Theo tuoitre
Phụ nữ cắt bỏ tử cung có thể khiến 'chuyện ấy' thăng hoa hơn Sau khi cắt bỏ tử cung để điều trị bệnh, nhiều cặp vợ chồng đã phải ly tan vì sợ không quan hệ tình dục được hay quan hệ không còn như lúc chưa điều trị. Vậy thực hư điều này là như thế nào, phụ nữ khi cắt bỏ tử cung khả năng quan hệ tình dục sẽ ra sao? Thời gian...