Chơi tennis mù
Tại Nhật Bản, có một môn thể thao vừa xuất hiện và đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người khiếm thị. Đó chính là môn thể thao… đánh tennis mù.
Theo odditycentral, môn thể thao này hấp dẫn đến độ một số người bình thường còn tự bịt mắt để thử tham gia trò này nhằm rèn luyện khả năng phán đoán của mình.
“Cha đẻ” của môn thể thao độc đáo này là ông Miyoshi Takei – một người khiếm thị hoàn toàn. Ông bắt đầu tập tennis từ nhỏ với sự ủng hộ của các giáo viên trong trường. Khi đó, mục tiêu của ông chỉ là đánh trúng quả bóng đang bay tới.
Khi thi đấu người chơi phải bịt mắt lại – Ảnh: odditycentral
Sau một thời gian dài luyện tập, Miyoshi Takei đã thiết kế ra quả bóng tennis nhẹ và xốp hơn. Đặc biệt, quả bóng có thể phát ra tiếng kêu do bên trong được nhét thêm vài viên sỏi nhỏ. Nhờ thế, khi bóng bay nó sẽ tạo ra tiếng động giúp cho người khiếm thị có thể phán đoán được hướng đi của bóng.
Thành công của Miyoshi Takei là vào năm 1990, Nhật Bản tổ chức giải tennis dành cho người mù lần đầu tiên. Và hiện nay, môn thể thao này đã dần được lan rộng. Hằng năm Nhật Bản đều tổ chức giải thi đấu này, một số vận động viên của các quốc gia khác như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh và Mỹ cũng sang tham gia.
Người chơi sẽ được thi đấu trên sân có vạch kẻ nổi nhằm giúp cho họ cảm nhận được đường biên. Chiếc vợt thi đấu cũng có kích thước nhỏ hơn vợt tennis thông thường và tất cả người chơi đều phải bịt mắt khi thi đấu.
Điều đáng tiếc là ông Miyoshi Takei không còn sống để tận mắt chứng kiến sự phát triển của môn thể thao mà mình đã khai sinh, bởi vào năm ngoái ông đã mất trong một vụ tai nạn khi đang ở tuổi 42.
Theo TNO
Đột phá về màn hình cảm ứng cho người khiếm thị
Các nhà khoa học thuộc Đại học Bách khoa Liên bang Lausane (EPFL), Thụy Sĩ, đã phát minh ra một thế hệ màn hình cảm ứng mới cho phép người sử dụng cảm nhận được bằng cảm giác qua tiếp xúc giữa ngón tay và màn hình.
Màn hình cảm ứng mới có thể hỗ trợ người khiếm thị. (Nguồn: EPFL)
Phát minh này cho phép hỗ trợ rất nhiều cho người khiếm thị trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin và truyền thông.
Yves Perriard, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu giải thích, công nghệ này đang trong giai đoạn thử nghiệm, dự kiến sẽ được hoàn thiện và ứng dụng trong thiết kế điện thoại, máy tính và máy rút tiền tự động...
Công nghệ mới giúp người sử dụng cảm nhận, tập trung hơn trong thao tác, và đặc biệt giúp người khiếm thị dễ dàng hơn trong tiếp cận với các thiết bị tin học và truyền thông.
Để tạo được cảm giác cho người sử dụng màn hình cảm ứng thế hệ mới, các nhà khoa học của EPFL đã sử dụng một loại vật liệu cho phép tạo ra rung động khi truyền điện áp lên vật liệu đó. Vật liệu này sẽ tự giãn nở rồi nhanh chóng thu về trạng thái ban đầu.
Với quy trình này, các màn hình cảm ứng thế hệ mới đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong truyền thông khi giúp người sử dụng vừa được nghe, nhìn và cảm nhận.
Công nghệ mới hiện vẫn còn đang được các nhà khoa học phát triển và hoàn thiện./.
Theo TTXVN
Biến máy tính bảng thành bàn phím chữ nổi Một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát minh ra một cách để những người khiếm thị có thể sử dụng màn hình cảm ứng của những máy tính bảng như một bàn phím chữ nổi. Có thể đây là một bước đột phá trong việc để người mù tiếp cận với công nghệ. Thay vì sử dụng một bàn phím, người...