Chơi siêu xe không khác gì… con nghiện
Người ta nói rằng dân chơi siêu xe không khác gì con nghiện, khi đã mê siêu xe mà trong một vài tháng, năm, không tìm được con xe mới, độc nào thì dễ mất ăn, mất ngủ. Cứ thế, các siêu xe về sau liên tục xô ngã kỷ lục của siêu xe về trước…
LTS: Bất chấp thu nhập bình quân đầu người rất thấp, thuế nhập khẩu ôtô rất cao (hiện là 83% với xe mới) bởi chính sách hạn chế nhập khẩu ô tô của Chính phủ, nhưng các siêu xe, xe sang vẫn liên tục đổ về Việt Nam trong những năm qua.
Ngày 30/8/2011 vừa qua, gần 50 chiếc xe siêu sang từ TP.HCM và Hà Nội đã quy tụ ở Đà Nẵng trong chương trình “Xe và đam mê siêu xe”.
Điều gì đã thúc đẩy các đại gia Việt Nam vung tiền và tốn rất nhiều công sức để sở hữu và nâng niu những chiếc xe triệu đô? Siêu xe là đam mê, thú chơi hay chỉ là một cách thể hiện “đẳng cấp”?
Trong phần 1 của loạt bài này, chúng tôi đã điểm mặt những siêu xe hàng đầu Việt Nam và tương quan giữa mức giá “khủng” này với mức sống của người Việt.
Phần tiếp theo của loạt bài này sẽ tìm hiểu những sở thích và yêu cầu rất cầu kỳ, cụ thể của chủ nhân siêu xe để chiếc xe đáng “đồng tiền bát gạo”.
Tiên liên quan: Điểm mặt những siêu xe đắt nhất Việt Nam
Đắt, độc, đẳng cấp
Chơi siêu xe được coi là một cái thú đối với những người giàu có và nổi tiếng. Tất nhiên đó là thú chơi sang trọng và tốn tiền. Nhưng dân chơi siêu xe là những người siêu giàu có, vì vậy điều người ta quan tâm đến không phải là sự tốn kém mà là đề cao sở thích cá nhân.
Như đã nói, khi có điều kiện tài chính để sở hữu một chiếc siêu xe, với các đại gia Việt, việc lựa chọn xe như thế nào cũng là hết sức khó khăn. Khó ở đây là làm sao chiếc siêu xe đó phải “độc”, phải lạ và in đậm dấu ấn cá nhân, nhưng lại phải đẳng cấp hơn những cái đã xuất hiện có như vậy mới không bị mang tiếng là theo đuôi và ông chủ mới được thêm phần kính nể.
Khi bà Dương Thị Bạch Diệp đặt mua chiếc Rolls-Royce Phantom, bà yêu cầu được khắc tên mình trên mặt táp lô và chọn màu trắng – xanh ( bạch – diệp) giống như tên của bà.
Những người mua sau cũng vậy luôn muốn có sự khác lạ và nổi bật cho chiếc xe của mình. Có đại gia đặt chiếc Phantom đã yêu cầu hãng thay thế logo Spirits of Ecstasy cùng các nút bấm bằng vàng 9999 nguyên chất hoặc bằng bạch kim theo sở thích riêng và cũng để chứng tỏ sự giàu có, sang trọng.
Sau khi bà Dương Bạch Diệp mua Rolls-Royce Phantom, dân chơi xe Hà Thành cũng lao xao với chuyện 1 đại gia muốn chơi trội, đặt 1 cặp đôi Rolls-Royce Phantom một màu đen và 1 màu đỏ để ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh mỗi nơi 1 chiếc.
Khi bà Dương Thị Bạch Diệp đặt mua chiếc Rolls-Royce Phantom, bà yêu cầu được khắc tên mình trên mặt táp lô và chọn màu trắng – xanh ( bạch – diệp) giống như tên của bà.
Hay như dân chơi Lamborghini cũng vậy, năm 2007 người ta thoả mãn với Lamborghini Gallardo, thì bước sang năm 2008, chuyển sang hàng độc hơn và Lamborghini Murcielago. Sau đó, Lamborghini Murcielago LP640, Murcielago LP670-SV lần lượt được rước về Việt Nam.
Video đang HOT
Giá xe không chỉ lên tới cả trăm ngàn USD mà tốc độ, công suất cũng “khủng” hơn, nội thất sang trọng, động đáo hơn và xe cũng hiếm hơn, có những mẫu trên thế giới chỉ có vài chục hoặc vài trăm chiếc. Cứ thế, các siêu xe về sau liên tục xô ngã kỷ lục của siêu xe về trước…
Người ta nói rằng dân chơi siêu xe không khác gì con nghiện, khi đã mê siêu xe mà trong một vài tháng, năm, không tìm được con xe mới, độc nào thì dễ mất ăn, mất ngủ.
Càng về sau dân chơi càng tìm đến sự khác lạ độc đáo và đẳng cấp với những mẫu xe khủng. Dân chơi siêu xe Việt Nam cũng đang hướng tới những siêu xe hàng khủng là Bugatti Veyron 16.4 SuperSport, Aston Martin One-77 và Lamborghini Reventon.
Cả 3 siêu xe trên đều thuộc loại cực đắt, có giá xuất xưởng từ 1,4 đến 2,5 triệu USD và số lượng rất hạn chế, chẳng hạn như Aston Martin One-77 trên thế giới chỉ có đúng 77 chiếc. Hay dân chơi cũng khao khát tìm đến với Rolls-Royce Phantom phiên bản rồng đặc biệt chỉ sản xuất 33 chiếc.
Thiết kế xe theo số đo, sở thích chủ nhân
Tuy nhiên dân chơi siêu xe chỉ đánh giá cao những chiếc xe mà chủ nhân của nó đặt mua chính hãng, chứ không phải là mua lại xe cũ của người khác. Đặt chính hãng thì tốn kém hơn, nhưng người mua được làm thượng đế một cách đúng nghĩa.
Chẳng hạn với Rolls-Royce ngay từ ghế ngồi, khoảng cách để chân cũng được thiết kế dựa trên các số đo của chủ nhân. Những xe mua lại tuy giá rẻ hơn, nhưng không thể có được những điều này.
Khi đặt xe, thông qua việc lựa chọn đồ trên xe còn phản ánh trình độ, sự am hiểu của chủ nhân chiếc xe. Khi đã có tiền đặt siêu xe thì các đại gia cũng có những đòi hỏi khác lạ. Hầu hết chủ nhân các siêu xe trước khi đặt hàng đều nhờ thầy “phán” xem mệnh của họ hợp với màu xe gì rồi các vật liệu sử dụng trong xe cũng vậy. Gỗ màu gì, da bọc màu gì, thậm chí là gỗ (mộc) hay kim loại ( kim) không hợp với mệnh của chủ nhân thì thay bằng vật liệu khác.
Nội thất một siêu xe Rolls-Royce Phantom tại Việt Nam: màu xanh, các chi tiết gỗ được làm gỗ óc chó (Walnut) theo tiêu chuẩn của Rolls-Royce nhập từ California (Mỹ). Walnut thường được dùng để chế tạo mặt đồng hồ. Ghế bọc da bò thật còn thảm để chân là da gấu.
Ngoài ra những sở thích riêng, những đồ chơi yêu thích của chủ nhân cũng được đưa vào danh sách chọn lựa, đặt hàng và trong số đó có không ít những sở thích rất khác người. Chẳng hạn người ta thường chọn thêm vài món đồ chơi khác lạ và trả thêm khoảng 20.000-30.000 USD, tức là bằng với giá xuất xưởng của một chiếc xe tốt cỡ như Toyota Camry, BMW 3-Series, Ford Escape hoặc Mercedes Benz C Class! Thậm chí khách có thể trả thêm ngay những khoản tiền cỡ như trên nữa chỉ để thay đổi chút ít về màu sơn hoặc chất liệu loại gỗ ốp trong xe.
Có người mua lại quan tâm tới động cơ, kiểu dáng và tính năng… không bằng những chi tiết như nội thất làm bằng da loại gì, ốp gỗ lấy từ cánh rừng nào hoặc công nhân đã làm ra chiếc xe.
Do trả rất nhiều tiền nên những sở thích riêng của khách hàng luôn được nhà sản xuất đặt lên hàng đầu và đáp ứng tối đa trong khả năng.
Với những xe sản xuất hàng loạt, khách hàng cùng lắm là đặt được màu sơn theo ý. Còn ở Rolls-Royce hay Maybach, khách có thể làm mọi điều tuỳ ý thích. Maybach cho thượng đế tới 2 triệu tùy chọn. Tức là hãng này có thể làm ra ít nhất 2 triệu xe mà không cái nào giống cái nào.
Điều này cũng nói lên vì sao siêu xe phần lớn là những sản phẩm đơn chiếc, không cái nào giống cái nào và thường làm theo đơn đặt hàng cũng như có số lượng hạn chế. Những hãng sản xuất siêu xe cho biết, họ không sản xuất một siêu xe đắt tiền để tích trữ, mà mỗi chiếc cần phải có sẵn chủ trước khi ra đời.
Hải Linh
Theo VNN
Điểm mặt những siêu xe đắt nhất Việt Nam
Với thu nhập bình quân 1.000 USD/năm thì không chi tiêu gì cả, một người Việt sẽ mất 750 năm mới mua được chiếc Ferrari 458 có giá 750.000 USD do 1 thiếu gia Hà Thành 22 tuổi sở hữu và 1.300 năm mới đủ tiền mua Rolls Royce Phantom. Thế nhưng siêu xe vẫn liên tục đổ về VN.
LTS: Bất chấp thu nhập bình quân đầu người rất thấp, thuế nhập khẩu ôtô rất cao (hiện là 83% với xe mới) bởi chính sách hạn chế nhập khẩu ô tô của Chính phủ, nhưng các siêu xe, xe sang vẫn liên tục đổ về Việt Nam trong những năm qua.
Ngày 30/8/2011 vừa qua, gần 50 chiếc xe siêu sang từ TP.HCM và Hà Nội đã quy tụ ở Đà Nẵng trong chương trình "Xe và đam mê siêu xe".
Điều gì đã thúc đẩy các đại gia Việt Nam vung tiền và tốn rất nhiều công sức để sở hữu và nâng niu những chiếc xe triệu đô? Siêu xe là đam mê, thú chơi hay chỉ là một cách thể hiện "đẳng cấp"?
Chúng tôi xin mời độc giả đón đọc loạt bài về các siêu xe ở Việt Nam.
Bài 1: Nhận diện những siêu xe hàng đầu Việt Nam
Điểm mặt siêu xe
Kể từ khi chiếc Maybach 62 xuất hiện vào cuối năm 2006, đến nay ở Việt Nam đã có sự góp mặt của gần như đầy đủ các thương hiệu xe sang trọng bậc nhất trên thế giới.
Chỉ riêng với dòng xe Rolls Royce Phantom có giá mỗi chiếc trên chục tỉ đồng, hiện đã có gần 40 chiếc mà chiếc nào cũng hết sức độc đáo từ mầu sắc đến nội thất cùng đồ chơi thửa riêng.
Dòng Lamborghini cũng không chịu kém cạnh. Nếu như năm 2007 có khoảng 5 chiếc Lamborghini Gallardo được nhập về Việt Nam, thì bước sang năm 2008, dân chơi chuyển sang hàng độc hơn và Lamborghini Murcielago đời 2005 với giá bán tại Mỹ vào khoảng 250.000USD đã xuất hiện tiếp sau đó, đến lượt "quỷ dữ" Lamborghini Murcielago LP640 về cảng Hải Phòng với mức giá tại Mỹ cao hơn Murcielago khoảng 100.000USD.
Sau khi Murcielago LP640 về Việt Nam, đến lượt Murcielago LP670-SV giá khoảng 450.000 USD trình làng. LP670-4 SV còn trở nên nổi tiếng hơn nhờ đeo biển số 56S-4646, trùng đúng với số thứ tự 46 trên tổng số 350 chiếc được sản xuất trên toàn thế giới.
Lamborghini Murcielago LP640
Bentley giá từ 7 tỷ đồng trở lên cũng đã thâm nhập vào Việt Nam lên đến hàng chục chiếc, chủ yếu là xe sedan Continental Flying Spur với đủ các màu khác nhau, trong đó có một số là những mẫu xe độc, hiếm như coupe thể thao Continental GT, Continental GT Speed hay Arnage phiên bản đặt hàng Mulliner
Đến cuối tháng 8/2010 Ferrari 458 Italia màu đỏ bắt đầu gia nhập siêu xe Việt Nam với chủ nhân là một thiếu gia đất Hà Thành. Ferrari 458 Italia là siêu xe mới nhất của Ferrari, trình làng lần đầu tiên vào tháng 7/2009 tại triển lãm Frankfurt để thay thế chiếc F430. Đầu tháng 1/2010, siêu xe này mới có mặt trên thị trường với giá khởi điểm khoảng 280.000 USD và số lượng giới hạn, thì sau 7 tháng nó đã có mặt tại Việt Nam với giá sau thuế lên đến 750.000 USD và đến nay Ferrari 458 Italia ít nhất đã có 2 chiếc được nhập về.
Đấy là chưa kế đến Maybach S62 với giá 1,2 triệu USD, Mercedes SLR McLaren, Maserati, Aston Martin DB9, Audi R8... đã lần lượt "đổ bộ" vào Việt Nam.
Khi những Bentley, Rolls-Royce hay Ferrari, Lamborghini, McLaren đều đã có "đại diện" tại Việt Nam, thì những "kẻ đi sau" muốn chứng tỏ mình, lại càng cố gắng tìm ra những chiếc xe độc đáo, khác lạ để không mang tiếng là theo đuôi, học đòi.
Sắp đón siêu xe 50 tỷ về VN?
Sang năm 2011, một loạt nguồn tin cho biết siêu xe hàng đầu thế giới Bugatti Veyron 16.4 SuperSport đang được 1 đại gia ở TP HCM đặt hàng. Một đại gia kinh doanh xe sang tại Hà Nội cũng tiết lộ về việc có hai "nhà giàu" đang âm thầm chờ mua 2 mẫu xe "khủng" không kém là Aston Martin One-77 và Lamborghini Reventon. Cả 3 siêu xe trên đều thuộc loại cực đắt, cực hiếm và cực khó mua trên thế giới với mức giá xuất xưởng từ 1,4 đến 2,5 triệu USD (tương đương với 30 đến 50 tỷ đồng).
Siêu xe Ferrari 458 Italia tại Việt Nam
Dân chơi xe cũng cho hay, một đại gia Việt Nam đã đặt mua Rolls-Royce Phantom phiên bản rồng đặc biệt chỉ sản xuất 33 chiếc cực hiếm và chính nhà sản xuất cũng chưa tiết lộ giá.
Tuy nhiên, cho tới nay những hàng "khủng" này vẫn chưa thấy về Việt Nam. Nếu xuất hiện, chắc chắn những siêu xe này sẽ chiếm ngôi vị đắt giá nhất Việt Nam.
Ngày 30/8/2011 vừa qua, gần 50 chiếc xe siêu sang từ TPHCM và Hà Nội đã quy tụ ở Đà Nẵng trong chương trình "Xe và đam mê siêu xe". Đây là lần đầu tiên những siêu xe đình đám nhất ở Việt Nam được tập hợp. Những chiếc Ferrari Italia, California, Audi R8, Bentley GT, Rolls-Royce Phantom, Lamborghini LP570-4 Superleggera, Ferrari F430 mui trần, Aston Martin Rapide... đều có mức giá từ 12 -15 tỉ đồng, cá biệt có một số chiếc xấp xỉ 20 tỷ đồng.
Kiếm tiền 1.300 năm mới đủ mua xe
Để được sở hữu những chiếc xe này, chủ nhân của nó phải trả tiền một cách "vui vẻ" nhất mà chẳng bao giờ được quan tâm đến giá cả. Chẳng hạn bà trùm bất động sản Sài Gòn, Dương Thị Bạch Diệp năm 2008 khi tậu chiếc Rolls-Royce Phantom về Việt Nam đã phải trả 500.000 USD ( tương đương với 8 tỷ đồng ) cho nhà sản xuất, sau đó về Việt Nam phải bỏ ra hơn 13 tỷ đồng để đóng thuế. Như vậy, sau khi cộng các loại thuế, chi phí vận chuyển, chiếc Phantom có giá trị lên đến 21,05 tỷ đồng, tương đương 1,32 triệu USD. Với khoản siêu chi này, các đại gia người Việt nên được ghi vào một cuốn sách kỷ lục nào đó.
Trùm bất động sản Sài Gòn, bà Dương Thị Bạch Diệp bên chiếc Rolls-Royce Phantom tậu về Việt Nam (Năm 2008)
Siêu xe xuất hiện ngày càng nhiều, chứng tỏ một bộ phận người dân đang giàu lên nhanh chóng và nhiều người không khỏi giật mình khi nhận thấy khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội ngày càng lớn. Thử làm một phép tính để so sánh, hiện nay thu nhập bình quân đầu người Việt Nam là 1.000 USD/người/năm, trong khi chiếc Ferrari 458 của thiếu gia Hà Thành 22 tuổi có giá 750.000 USD thì không chi tiêu gì người Việt Nam phải mất 750 năm mới mua được, còn nếu là Rolls Royce Phantom thì phải cỡ 1.300 năm mới đủ tiền mua xe.
Niềm yêu thích, say mê thiết kế ấn tượng cùng tốc độ của các dòng xe này là một yếu tố cần nhưng chưa đủ để khiến các đại gia không tiếc tiền mua những chiếc xe trị giá hàng chục tỉ đồng. Chỉ cần xuất hiện bên một siêu xe cực đắt và cực độc, "tầm" của đại gia đó cũng được nâng lên đáng kể trong mắt tất cả mọi người.
Chính vì vậy mà bất chấp tất cả, thú chơi siêu xe không những không giảm mà còn có chiều hướng ngày càng lan rộng cả về số lượng lẫn mức độ trong giới "quý tộc" nước ta.
Siêu xe đầu tiên, được hiểu như những mẫu đặc biệt và có phần "hoang tưởng". Sau đó người ta chuyển sang ám chỉ "xe khác người", xuất phát từ cách gọi của cánh nhà báo ôtô. Có rất nhiều khái niệm để phân thế giới xe thành các thứ hạng, chủng loại khác nhau. Siêu xe ở đây, cũng được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, đó là những chiếc xe đắt tiền, có giá thành tại chính quốc khoảng 150.000 USD trở lên. Thứ hai, đó phải là những chiếc xe công suất lớn, có tốc độ cao, tối đa trên 300km/h.
Theo VnExpress
Siêu xe 50 tỷ về VN bằng cách nào? Có nguồn tin cho biết siêu xe hàng đầu thế giới Bugatti Veyron 16.4 SuperSport đang được 1 đại gia ở TP HCM đặt hàng. Tuy nhiên, thực hư câu chuyện cùng con đường đưa mẫu xe siêu khủng này về Việt Nam vẫn còn là một dấu hỏi lớn khi mà mức thuế nhập mới cho xe đã qua sử dụng vừa...