Chơi ô tô Hàn nội địa: Về Việt Nam tăng giá gấp 3 vẫn đắt hàng
Ô tô Hàn Quốc ngày nay đã thành công khi biến mình từ thương hiệu bị coi là kém chất lượng trở thành có chất lượng. Người Hàn đã quyết liệt thay đổi mẫu mã và chất lượng, cùng nhiều tính năng thời thượng, để khỏa lấp điểm yếu về thương hiệu.
Bất ngờ xe Hàn
Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu J.D Power vừa công bố bảng xếp hạng chất lượng xe xuất xưởng tại Mỹ năm 2018. Theo đó, thương hiệu Genesis (nhãn xe sang của tập đoàn Hyundai) đứng vị trí đầu bảng, vị trí thứ hai thuộc về xe mang thương hiệu Kia và vị trí thứ 3 thuộc về xe mang thương hiệu Hyundai. Như vậy, các thương hiệu xe Hàn Quốc đã chiếm 3 vị trí đầu về chất lượng ô tô tại Mỹ năm 2018.
Từ 2016 đến nay, đã 3 năm liên tiếp, các thương hiệu ô tô Hàn Quốc dẫn đầu bảng xếp hạng của J.D. Power.
Trong năm 2017, Genesis còn trở thành thương hiệu xe sang, tốt nhất thị trường trọng điểm Bắc Mỹ, do các nhà báo bình chọn, không phải Lexus, BMW hay Mercedes,…
Chiếc xe đạt điểm chất lượng cao của Hàn Quốc, theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ.
Ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc ra đời vào năm 1962. Chính quyền tổng thống Park Chung Hee khi ấy đặt ra mục tiêu: tạo ra những mẫu xe mang thương hiệu quốc gia và theo kịp với các nhà sản xuất Nhật Bản. Những chính sách khi đó dành ưu tiên số một cho các tập đoàn lớn, tiếp đến là các nhà cung ứng, rồi sau đó mới là thị trường tiêu thụ.
Tuy nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ, ngành ô tô Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, yếu kém về mặt công nghệ, hạn chế về nhân lực, thiếu vốn, thiếu thị trường và ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển.
Năm 1975, sự ra đời của chiếc Hyundai Pony đánh dấu một trang sử mới cho nền công nghiệp ô tô của nước này. Pony cũng chính là mẫu xe đầu tiên được xuất khẩu ra thế giới, tới thị trường các nước Nam Mỹ trong thời gian 1976-1982. Năm 1986, Hyundai thâm nhập vào thị trường Mỹ với mẫu xe Excel và ngay lập tức đạt doanh số 126.000 xe. Tuy nhiên, kỷ lục này không bảo đảm cho sự thành công của Hyundai khi mẫu xe Excel có chất lượng thấp, thường xuyên hỏng hóc và ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà sản xuất này.
Video đang HOT
Cạnh tranh kịch tính
Thực tế đó đòi hỏi Hyundai nói riêng và cả ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc nói chung phải tiếp tục thay đổi công nghệ, thay đổi thiết kế, cũng như công năng của xe để đáp ứng đòi hỏi ngày của người tiêu dùng.
Song song với việc tiếp nhận công nghệ cao, các DN Hàn Quốc đã thay đổi sản xuất theo quy trình: “Just-in-time” (sản xuất tức thời) và “Lean production” (sản xuất tinh gọn). Hệ thống mới này giúp việc kiểm soát chất lượng linh kiện tốt hơn, thông qua khuyến khích các nhà cung cấp, xây dựng cơ sở gần nhà máy lắp ráp xe. Cách làm này giúp giảm chi phí, cải thiện chất lượng linh kiện và rút ngắn thời gian giao hàng,…
Người Hàn đã quyết liệt thay đổi mẫu mã và chất lượng động cơ, hộp số, cùng nhiều tính năng thời thượng, để thu hút khách hàng, khỏa lấp điểm yếu về thương hiệu.
Tuy vậy, ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc chỉ thực sự chuyển mình sau biến cố khủng hoàng tài chính năm 1997. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã châm ngòi cho làn sóng tái cơ cấu: Hyundai, Kia, Ssangyong,… Nhờ sự cải tổ về công nghệ, thiết kế cũng như cách thức vận hành, ngành công nghiệp ô tô đã tạo ra những lợi thế cạnh tranh riêng, trở lại và đạt được thành công ở thị trường toàn cầu, đặc biệt là tại Bắc Mỹ.
Những năm gần đây, các hãng xe Hàn Quốc đã có những bước cải tiến vượt bậc về chất lượng, kiểu dáng, công nghệ. Kia và Hyundai đã thành công khi lôi kéo được các nhà thiết kế nổi tiếng người Đức từ Audi, BMW về làm việc. Những “nhân tố Đức” này, đã giúp cho kiểu dáng xe Hàn lột xác, đẹp hơn, tinh tế và hiện đại hơn. Công nghệ ô tô Hàn cũng đã có sự tiến bộ vượt bậc. Động cơ diesel CRDi, GDi, Fuel Cell,… đến nay khó có đối thủ nào vượt qua. Cùng với đó, xe Hàn nổi tiếng có nhiều option và giá bán rất cạnh tranh. “Trả ít hơn, dùng nhiều hơn” chính là điều người tiêu dùng đã tìm thấy ở xe Hàn.
Thực tế thăng tiến về chất lượng của ô tô Hàn là điều nằm trong dự đoán của nhiều chuyên gia. Các hãng xe xứ sở Kim chi dường như đang tái hiện con đường mà những tên tuổi Nhật đã đi qua. Với tư cách của người đi sau, luôn học hỏi và cầu tiến để không lạc hậu trong cuộc đua, người Hàn đã quyết liệt thay đổi mẫu mã và chất lượng động cơ, hộp số, cùng nhiều tính năng thời thượng, để thu hút khách hàng, khỏa lấp điểm yếu về thương hiệu.
Khi Kia đánh bại những hãng xe khác để đứng đầu bảng xếp hạng của J.D. Power vào năm 2016, nhiều người còn phân vân, liệu thứ hạng này có thể duy trì bao lâu? Nhưng Kia dẫn đầu liên tiếp 3 năm liên tiếp là câu trả lời rõ ràng cho những ai còn hoài nghi. Điều này khiến “cuộc chiến” với xe Nhật, sẽ ngày càng kịch tính hơn.
Nhắc đến xe Hàn, trước đây người Việt hay truyền miệng nhau rằng chất lượng kém và không bền, đi không quá 3 năm. Nhưng có lẽ, điều này đang thay đổi. Tại Việt Nam, nhiều khách hàng vẫn đang mê mẩn chiếc Hyundai Santa Fe hay Kia Sorento nội địa Hàn Quốc, đời 2012-2013, bởi có quá nhiều tính năng hiện đại và bền bỉ.
Còn hiện tại, một chiếc Hyundai Santa Fe 2019 nội địa Hàn Quốc, giá khoảng 33.000 USD, nhập khẩu theo đường quà tặng về Việt Nam lên tới 92.000 USD, chưa kể chi phí đăng ký, tương đương một chiếc xe sang của Đức nhưng vẫn làm nhiều người hào hứng. Bởi, nó có quá nhiều tính năng hiện cùng động cơ thế hệ mới mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu.
Sự thăng tiến của các hãng xe Hàn Quốc có thể chưa đe dọa đến vị thế của nhiều “ông lớn” trong làng xe thế giới, nhưng cũng khiến đối thủ phải tôn trọng và làm thay đổi tư duy của khách hàng. Đây có thể chính là điều mà các nhà đầu tư khởi sự làm ô tô Việt Nam phải học hỏi.
Theo Trần Thủy/VietnamNet
Xe Hàn thống trị bảng chất lượng xe mới 2018
Theo Nghiên cứu về chất lượng xe mới năm 2018 vừa được J.D. Power công bố, bộ ba thương hiệu Hàn Quốc: Genesis, Kia và Hyundai tiếp tục nắm giữ những vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng.
Hãng nghiên cứu thị trường J.D. Power vừa công bố Nghiên cứu chất lượng ban bầu của các mẫu xe năm 2018, cho thấy, chất lượng xe mới đã tăng trong 4 năm liên tiếp, và đạt mức tốt nhất từ trước đến nay.
Bộ ba thương hiệu Hàn Quốc: Genesis, Kia và Hyundai tiếp tục nắm giữ những vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng.
Nghiên cứu này được thực hiện trên 100 xe, để tìm ra các vấn đề mà người dùng gặp phải trong 90 ngày sử dụng đầu tiên. Có tất cả 8 hạng mục khác nhau để J.D. Power chấm điểm, xe nào có số điểm càng thấp thì chất lượng càng cao.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy, chất lượng tổng thể của các mẫu xe đã tăng 4% so với năm 2017 và 6/8 hạng mục đều có chất lượng cải thiện. Dave Sargent, Phó chủ tịch mảng ôtô toàn cầu của J.D. Power nhận định, "Không thể phủ nhận một điều rằng, hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều đang làm tốt việc lắng nghe người tiêu dùng và đang sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao nhất".
Trong nghiên cứu của J.D. Power, bộ ba thương hiệu đình đám đến từ Hàn Quốc là Genesis, Kia và Hyundai lần lượt chiếm giữ ba vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng chất lượng xe mới năm 2018 tại Mỹ.
Xếp cuối cùng là Land Rover với 160 vấn đề cho mỗi 100 xe trong 90 ngày sử dụng đầu tiên, cao hơn nhiều so với con số trung bình là 93 lỗi trên 100 xe.
Tuy nhiên, Land Rover không phải thương hiệu xe sang duy nhất đứng ở cuối bảng, vì ngay trước Land Rover là hai cái tên Jaguar và Volvo.
Một điều dễ nhận thấy là, không phải tất cả các mẫu xe đều có chất lượng ngang nhau, ngay cả khi chúng đến từ cùng một thương hiệu. Chẳng hạn, trong từng phân khúc xe, chúng ta sẽ tìm thấy những cái tên sáng giá về độ tin cậy và an toàn.
Đối với dòng xe cỡ nhỏ, Kia Rio được đánh giá là chiếc xe cỡ nhỏ tốt nhất hiện nay, trong khi Toyota Corolla giành danh hiệu vô địch trong phân khúc xe compact. Trong khi đó, Acura ILX và BMW 4-Series lại là những chiếc xe hạng sang cỡ nhỏ tốt nhất.
Còn đối với dòng xe cỡ lớn hơn, Nissan Altima được cho là chiếc sedan cỡ trung tốt nhất, trong khi Lincoln Continental lại là chiếc sedan cỡ trung hạng sang hoàn hảo nhất. Ngoài ra, Nissan còn giành thêm một chiến thắng nữa, với chiếc Maxima được mệnh danh là chiếc xe cỡ lớn tốt nhất. Tương tự, Genesis G90 đánh bại BMW 7-Series và Mercedes S-Class trong phân khúc xe hạng sạng cỡ lớn.
Phân khúc Crossover vẫn luôn phổ biến với người mua với các mẫu xe chính có chất lượng ban đầu tốt nhất là: Buick Envision, Kia Sorento, Hyundai Tucson và Ford Expedition. Còn đối với crossover hạng sạng, Mercedes GLA, Lincoln MKC. BMW X1 và X6 là những cái tên hàng đầu.
Còn trong các phân khúc khác, người chiến thắng thuộc về Chevrolet Silverado và Silverado HD, Ford Mustang và F-Series Super Duty, Dodge Grand Caravan.
Về mặt tập đoàn, nghiên cứu của J.D. Power cho thấy, những mẫu xe của Ford, Fiat Chrysler Automobiles và General Motors đều có những bước tiến lớn về chất lượng. Porsche 911 được đánh giá là dòng xe có số lượng lỗi thấp nhất trong năm nay, hệ thống thông tin giải trí ngày càng trở nên tốt hơn, tuy nhiên, hệ thống hỗ trợ lái xe lại mắc nhiều lỗi hơn.
Ngoài ra, trong 3 thương hiệu xe hơi Mỹ, Mazda được đánh giá là thương hiệu có sự cải thiện về chất lượng tốt nhất. Tiếp đến là Mitsubishi, Cadillac và Infiniti.
Giang Đinh/forum.autodaily.vn
Ôtô Nhật dễ hỏng hơn xe Hàn, Đức Khảo sát của J.D Power thực hiện trên 100 xe, trong 90 ngày đầu tiên sử dụng, cho kết quả Kia là thương hiệu xe ít hư hỏng nhất trong số các hãng được khảo sát. Tổ chức J.D Power tại Mỹ hàng năm vẫn thực hiện các cuộc khảo sát về chất lượng của các hãng xe. Khảo sát của J.D Power...