Chơi lớn như Nhật Bản: Trùm công nghệ Sony tất tay 7 tỷ USD vào canh bạc chip điện tử, chính phủ làm ‘bà đỡ’ hậu thuẫn một nửa kinh phí
Dẫu vậy, nhà máy chỉ có thể đi vào hoạt động từ năm 2024.
Theo hãng tin Reuters, tập đoàn sản xuất chip hàng đầu thế giới TSMC của Đài Loan mới đây đã chấp nhận hợp tác với hãng Sony của Nhật Bản trong việc xây dựng nhà máy tại xứ sở mặt trời mọc.
Cụ thể, chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ một nửa kinh phí trong số 800 tỷ Yên, tương đương 7,15 tỷ USD cho thương vụ hợp tác mở nhà máy này nhằm theo đuổi chiến lược phát triển chip vốn đang tụt lại phía sau.
Nhà máy này sẽ được xây dựng tại tỉnh Kumamoto, trên khu đất thuộc sở hữu của Sony và nằm ngay cạnh khu nhà máy sản xuất cảm biến hình ảnh của hãng. Dự án này được kỳ vọng sẽ sản xuất thiết bị bán dẫn cho ngành ô tô, cảm biến máy ảnh cũng như những sản phẩm khác đang bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng thiếu chip hiện nay.
Dẫu vậy, nhà máy chỉ có thể đi vào hoạt động từ năm 2024.
Hiện cả Sony lẫn TSMC đều chưa đưa ra bình luận gì nhưng TSMC đã từng cho biết vào tháng 7/2021 rằng họ đang xem xét xây dựng nhà máy ở Nhật Bản. Hiện TSMC đang là hãng sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới và là nhà cung ứng chiến lược của Apple.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện chưa rõ loại chip nào của Apple sẽ được sản xuất tại nhà máy ở Nhật Bản. Sony cũng là một khách hàng lớn và có khả năng họ sẽ ưu tiên sản xuất chip phục vụ cho riêng mình tại nhà máy này.
Theo Reuters, TSMC hiện đang khá quan ngại về khả năng đảm bảo năng suất sản xuất chip tại Đài Loan, vốn đang là nơi cho ra đời phần lớn những loại chip tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
Trong khi đó, Nhật Bản lại đang quan ngại về sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu vì thiếu chip xử lý. Đặc biệt, việc Nhật Bản tụt lại phía sau trong cuộc đua công nghệ bán dẫn, nhất là ở mảng chip điện tử so với Trung Quốc và Mỹ đã thúc đẩy thương vụ này.
TSMC dự tính xây nhà máy sản xuất chip tại Nhật Bản nhằm cung cấp cho Sony vào năm 2023
Theo tờ Nikkei Asia tiết lộ, TSMC đang chuẩn bị đưa nhà máy chip đầu tiên tại Nhật Bản vào hoạt động sớm nhất vào năm 2023.
Thông tin từ trang Nikkei Asia cho biết, nhà máy mới của TSMC sẽ đặt ở Kumamoto, trên đảo Kyushu và nằm phía tây Nhật Bản.
TSMC sẽ sớm quyết định khoản đầu tư chính thức cho nhà máy này trong quý 2 sắp tới. Sau khi xây xong, nhà máy dự kiến sẽ vận hành theo hai giai đoạn.
Khi nhà máy chính thức đi vào sản xuất, cơ sở mới sẽ có thể sản xuất khoảng 40.000 tấm wafer/tháng bằng công nghệ 28nm. Nhà máy mới dự kiến sẽ sản xuất các loại chip như bộ xử lý hình ảnh, bộ vi điều khiển cho các ứng dụng ô tô và điện tử tiêu dùng.
Ngoài ra nhà máy cũng sẽ sản xuất cảm biến hình ảnh cho Sony, khách hàng Nhật Bản lớn nhất của TSMC. Bên cạnh đó, TSMC cũng sẵn sàng hợp tác với Sony và đàm phán với chính phủ Nhật Bản.
Tuy nhiên các quyết định của TSMC vẫn sẽ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm các chính sách hỗ trợ và khuyến khích từ chính phủ Nhật Bản. Bên cạnh đó là cam kết từ các nhà cung cấp địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến chip và phát triển chuỗi cung ứng.
Quyết định của TSMC vẫn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm khuyến khích và hỗ trợ từ chính phủ Nhật Bản, cam kết từ các nhà cung cấp địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến chip và phát triển chuỗi cung ứng.
TSMC nhắc lại thêm, hãng gần đây đã chia sẻ với các nhà đầu tư về việc đang tiến hành thẩm định một nhà máy sản xuất tấm wafer ở Nhật Bản và gần như xác nhận báo cáo trước đó của nhật báo Nikkei. TSMC hiện chưa đưa ra thêm thông tin chi tiết nào khác.
Chủ tịch TSMC Mark Liu cho biết quyết định có tiếp tục xây dựng nhà máy ở Nhật Bản hay không sẽ được đưa ra dựa trên "nhu cầu của khách hàng, hiệu quả hoạt động và kinh tế chi phí."
Khoản đầu tư vào nhà máy ở Kumamoto có thể sẽ nhỏ hơn nhiều so với số tiền 12 tỷ USD mà TSMC đang chi để xây dựng một cơ sở ở Arizona của Mỹ. Tại đó, TSMC sẽ sử dụng công nghệ 5nm tiên tiến hơn. Mỹ chiếm hơn 60% doanh thu của các nhà sản xuất chip vào năm 2020, trong khi Nhật Bản chỉ chiếm chưa đầy 5%.
Bên cạnh đó, TSMC hiện cũng đang mở rộng nhà máy tại Nam Kinh, Trung Quốc.
Liu cho biết, công ty cần mở rộng quy mô sản xuất toàn cầu để duy trì tính cạnh tranh và phục vụ khách hàng, đặc biệt với nhu cầu ngày càng tăng về việc cung cấp chất bán dẫn an toàn trong môi trường địa chính trị đang thay đổi.
Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ đều đang nỗ lực duy trì sản xuất chất bán dẫn trong nước, đặc biệt trong bối cảnh lo ngại về an ninh quốc gia và tình trạng thiếu hụt chưa từng có khiến chuỗi cung ứng trở nên mỏng manh hơn.
Nhà máy Nhật Bản sẽ là một bước đi khác so với chiến lược ban đầu của TSMC, đó là chỉ tập trung sản xuất chip tại Đài Loan.
Tuy nhiên theo Morris Chang, sáng lập gia kiêm cựu chủ tịch của TSMC, đồng thời được coi là cha đỡ đầu của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan cũng cảnh báo, nỗ lực đưa dây chuyền sản xuất chip vào đất liền có thể sẽ tốn kém và không thể đáp ứng đủ nhu cầu.
Sony hợp tác TSMC xây dựng nhà máy chip 7 tỉ USD ở Nhật Bản Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) và Sony Group đang xem xét việc hợp tác xây dựng nhà máy bán dẫn ở Nhật Bản trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu. Theo Nikkei, tổng vốn đầu tư vào dự án ước tính khoảng 800 tỉ yên (tương đương 7 tỉ USD), trong đó chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp tới một...