Chơi gì ở Pleiku Cảnh đẹp tựa tranh vẽ, check-in sương sương mà đẹp mê
Không chỉ có Đà Lạt hay Buôn Ma Thuột, Pleiku cũng là điểm đến tín đồ du lịch không thể bỏ qua. Vậy chơi gì ở Pleiku, tọa độ check-in đẹp ‘ hú hồn’ cho hội sống ảo?
Pleiku – nơi được mệnh danh là trái tim của tỉnh Gia Lai hấp dẫn du khách bởi với bản sắc văn hóa riêng biệt, nét đẹp hoang dã, mộc mạc của đại ngàn. Không chỉ vậy còn rất nhiều địa điểm đáng để khám phá hơn bạn nghĩ khi tới đây. Vậy chơi gì ở Pleiku? Hãy cùng tìm đáp án mà bạn chưa biết bằng bài viết dưới đây nhé!
Thời gian nên khám phá
Ở Pleiku chia ra hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô cộng với địa hình cao nguyên hiểm trở và khó đi lại nên bạn hãy chọn tham quan nơi này từ tháng 12 đến tháng 3. Đặc biệt thời gian này sẽ có hoa cà phê và hoa dã quỳ nở rực cả cao nguyên xinh đẹp.
Di chuyển
Phương tiện di chuyển
Máy bay:
Bạn có thể đặt vé dễ dàng với các hãng bay nổi tiếng như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar…
- TP.HCM – Pleiku: Nếu bạn “săn” được vé giá rẻ thì sẽ chỉ cần bỏ ra 800 nghìn cho vé khứ hồi.
- Hà Nội – Pleiku: Bạn có thể dễ dàng đặt được vé khứ hồi với giá chỉ khoảng 600 nghìn.
Xe khách:
- TP.HCM – Pleiku: Giá vé khoảng 200 nghìn, di chuyển trong khoảng 11 tiếng.
- Hà Nội – Pleiku: Giá vé ở tầm 550 nghìn, di chuyển trong khoảng 21 tiếng.
Các địa điểm nên khám phá
Ngọn núi Chư đăng Ya
Video đang HOT
Ngọn núi Chư đăng Ya là núi lửa xanh mát cách trung tâm phố núi Gia Lai khoảng 30km, địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Đây là ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm nên đất rất màu mỡ, nhờ đó mà vùng đất này sở hữu một màu xanh mướt mắt. Nếu bạn đang gặp áp lực trong công việc, tới đây nhìn vẻ đẹp tươi mát đảm bảo sẽ được “detox tinh thần” giúp bạn sảng khoái.
Chùa Minh Thành cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2km, tọa lạc trên một ngọn đồi thoai thoải trong lòng phố núi sương mờ ảo. Chùa được xây dựng vào vào 1964, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử khiến nhiều phần của chùa bị hư hại. Đến năm 1997 chùa được trùng tu và xây mới. Sau quả trình sửa sang và trùng tu, chùa Minh Thành như được khoác lên chiếc áo hoàn toàn mới với vẻ đẹp phương Đông đặc trưng. Đến nay, chùa không chỉ là nơi các Phật tử đến để chiêm bái, lễ phật mà còn thu hút nhiều du khách tìm đến tham quan và vãn cảnh.
Sở hữu công trình trúc độc đáo, uy nghi và đồ sộ với chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơ mu (loại gỗ nổi tiếng trong các cánh rừng ở Tây Nguyên). Đặc biệt, bộ cửa chùa làm bằng gỗ gõ với những đường nét chạm nổi bốn vị Tứ Đại Thiên Vương rất tinh xảo. Với chiều cao 6m, bề dày 4 tấc, đây được xem như là bộ cửa lớn nhất nhì ở Việt Nam.
Ngoài khuôn viên những cây liễu nhỏ rủ xuống quanh hồ in bóng xuống mặt nước tạo thành một khung cảnh đẹp rất nên thơ khiến nhiều người phải bồi hồi, xao xuyến. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những bức tường cây leo chằng chịt như một minh chứng cho sự lâu đời của ngôi chùa như bao ngôi chùa cổ kính của Việt Nam. Đặc biệt là ngọn tháp đỏ và khu vườn hồ cá vàng tựa như Nhật Bản khiến ngôi chùa ngày càng “hot” hơn nữa.
Biển Hồ Chè
Biển Hồ Chè nằm cách thành phố Pleiku 13km, đây là địa điểm du lịch kết hợp hồ nước và những đồi trè xanh mướt. Nếu có cợ hội thăm thú nơi này vào mùa hè, bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng như trở về tuổi thơ với màu xanh ngắt của những đồi chè, mùi lá chè thơm ngớt phảng phất xua tan mọi muộn phiền. Và chờ tới khi hoàng hôn buông xuống, nơi này hòa trộn kết hợp nhiều không gian sắc màu với với vẻ đẹp thiên nhiên sẽ tạo ra một bức tranh thiên nhiên đẹp mê hồn.
Biển Hồ T’nưng
Biển Hồ T’nưng cách trung tâm thành phố Pleiku 7km về phía Tây Bắc, khung cảnh Biển Hồ sẽ khiến bạn say đắm bởi vẻ đẹp vô thực, đôi mắt Pleiku thơ mộng và hoang sơ cùng làn nước trong veo như gương.
Ladakh bình yên
Dẫu nằm ở khu vực có những cuộc giao tranh liên miên, Ladakh vẫn được du khách yêu mến bởi cảnh đẹp yên bình và bề dày văn hóa.
Trên hình là trung tâm Leh, bang Jammu & Kashmir, nằm ở độ cao 3.524 m. Leh từng là thủ đô vương quốc Ladakh với khoảng 27.000 dân.
Từ tháng 5 - 10 là thời gian đẹp nhất để du lịch Ladakh vì các con đường không bị phủ tuyết. Có nhiều tour xe máy cho khách vào các tháng 6 - 9. Tháng 10 là mùa thu, những ngôi làng ngập lá vàng lá đỏ.
Nếu đi mùa đông, từ tháng 11- 4 du khách nên chọn những tour trekking qua Chadar hay đến thung lũng Spiti. Tháng 4, thời tiết tuy còn lạnh, nhưng là mùa của hoa mơ.
Thời điểm chưa có Covid-19, Ấn Độ cho phép xin thị thực online rất thuận tiện, phí khoảng 70 USD. Du khách có thể xin visa sớm nhất là 3 tháng và muộn nhất 2 tuần trước khi đi.
Nếu đến Ladakh bằng máy bay, du khách sẽ hạ cánh xuống sân bay Kushok Bakula Rimpochee. Khách du lịch được khuyên nên uống nhiều nước để tránh sốc độ cao trong những ngày đầu đến đây.
Trong ảnh là khu chợ bán hoa quả, thực phẩm... Có cả cá và thịt hộp, vì thế du khách không cần tích trữ quá nhiều lương thực.
Hầu hết các món ăn của Ấn Độ đều có masala, mùi nồng không hợp khẩu vị với khách Việt Nam, vì thế chú ý khi chọn đồ ăn.
Trước đây, người dân từng thu thuế hàng hóa đi qua vương quốc của họ từ Kashmir, Tây Tạng, Punjab và Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ năm 1974, Ladakh mở cửa cho khách du lịch, tạo ra hàng ngàn việc làm cho người dân, cùng với tỷ lệ đóng góp GDP lên đến 50%.
An ninh nguồn nước là vấn đề quan trọng ở làng Turtuk, cực bắc Ladakh. Để có nước sinh hoạt, đa phần người dân lấy băng tan từ sông suối ở miền bắc Pakistan.
Những vùng ngoài thị trấn Leh hầu như không có sóng điện thoại, điện sinh hoạt chỉ có khoảng 2-3 tiếng vào buổi tối.
Người dân đa phần theo Phật giáo Tây Tạng và Hồi giáo. Du khách đến đây rất dễ thấy các nhà sư buôn bán len sợi, sữa dê và khăn pashmina như người dân.
Tu viện Chemrey cách trung tâm Leh khoảng 40 km, liên kết với giáo hội Phật giáo Drukpa, dành riêng cho vua Sengge Namgyal hồi giữa thế kỷ 17.
Ngoài có cảnh đẹp như tranh vẽ, tu viện còn sở hữu tượng Đức sư Padmasambhava và 29 tập thánh thư được viết bằng chữ vàng.
Du khách có thể nghỉ tại làng Karzok. Giá cả ăn uống, khách sạn, xe tham quan tầm 500 USD cho 10 ngày.
Đây là một trong những ngôi làng cao nhất thế giới, ở độ cao 4.570 m so với mực nước biển. Làng Karzok nằm trên tuyến đường thương mại Trung Á cho đến năm 1947 và là trụ sở của thung lũng Rupshu.
Người dân sống nhờ nông nghiệp, có những căn lều làm bằng lông hoặc da của bò yak, đặc biệt có lỗ thông hơi ở phía trên để thoát khói. Ngoài ra, họ bán muối khai thác từ các cánh đồng lớn bên các con suối ở Puga, để đổi lấy ngũ cốc và nhu yếu phẩm khác.
Vài năm gần đây, nhiều bộ lạc du mục bắt đầu thay đổi lối sống để thích nghi với xu hướng hiện đại hóa.
Ladakh có khí hậu sa mạc lạnh, nhiệt độ thay đổi liên tục trong ngày. Người dân chủ yếu sống dựa vào chăn nuôi cừu, bò yak, dê và ngựa.
Từ bò yak, người dân lấy sữa làm bơ, lông làm dây thừng cho lều, giày, tạp dề và giỏ; sừng cho dụng cụ nông nghiệp, thịt làm thức ăn và phân cho nhiên liệu.
Ngoài ra, ngựa Ladakh có tốc độ nhanh và sức bền nên được sử dụng làm phương tiện chuyên chở hàng hóa.
Lông dê dài mịn dùng để làm khăn choàng pashmina.
Hồ Pangong Tso hay Pangong nằm ở độ cao khoảng 4.350 m, rộng 5 km và dài 134 km từ Ấn Độ đến Tây Tạng. Vào mùa đông, hồ đóng băng hoàn toàn, mặc dù nước rất mặn.
12 ngôi làng đẹp như tranh vẽ ai cũng muốn ghé thăm ở Mỹ Những ngôi làng dưới đây sở hữu cảnh đẹp như bước ra từ câu chuyện cổ tích ở nước Mỹ. Có rất nhiều ngôi làng nhỏ xinh ở Mỹ nhưng những ngôi làng dưới dây sở hữu cảnh đẹp hiếm có tựa như thiên đường trong truyện cổ tích giữa đời thực, bất cứ khách du lịch nào cũng muốn một lần ghé...