Chơi gì ở Nam Định dịp hè
Ngoài danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Nam Định còn có nhiều địa điểm thú vị, món ăn ngon đến ngỡ ngàng mà không phải ai cũng biết.
Nam Định có vô vàn chỗ chơi phù hợp cho chuyến đi cuối tuần. Ảnh: @_oanniee_.
Nam Định cách Hà Nội khoảng 90 km, chỉ mất hơn một tiếng di chuyển, phù hợp cho chuyến du lịch cuối tuần. Nơi đây thường được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều địa điểm check-in thú vị và món ăn hấp dẫn.
Từ Hà Nội, du khách cũng có thể di chuyển đường bộ hoặc đường sắt. Mỗi ngày có 3-4 chuyến tàu khởi hành từ Hà Nội đi qua Nam Định. Giá vé khoảng 90.000 đồng/người/chiều. Với xe khách, giá vé dao động 70.000-170.000 đồng/người tùy nhà xe.
Check-in ở đâu?
Nhà thờ đổ
Ảnh: @linhphaiphoy, @bigcomle.
Tọa lạc tại xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, nhà thờ đổ cách trung tâm thành phố khoảng 40 km. Nhà thờ nằm ngay sát bờ biển, sở hữu kiến trúc độc đáo, được kiến trúc sư người Pháp xây dựng năm 1943.
Ảnh: @a_vo_ca_do.pt.
Nơi đây sở hữu vẻ đẹp hoang sơ và hội tụ những tinh hoa của trời biển nên là địa điểm check-in không thể bỏ qua khi đến Nam Định.
Tháp Phổ Minh
Tháp Phổ Minh là một trong ba cây tháp được xây dựng từ thời nhà Trần, mang đậm hào khí Đông A của dân tộc. Tháp tọa lạc tại thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, Nam Định.
Ảnh: @piglee284.
Video đang HOT
Theo lịch sử ghi nhận, người ta khởi công xây dựng ngọn tháp vào khoảng những năm 1300 với chiều cao lên đến 20 m, có tổng cộng 14 tầng. Công trình đã trải qua hơn 7 thế kỷ nhưng gần như được bảo toàn nguyên vẹn và trở thành công trình quý hiếm.
Bãi Đá Xếp
Cách Nhà thờ đổ khoảng 3 km, bãi Đá Xếp là một địa điểm cực “chill” du khách không thể bỏ qua khi đến Nam Định. Bãi thuộc xóm 2, huyện Hải Hậu.
Ảnh: Tăng Quỳnh.
Bãi đá xếp có những khối chắn sóng, chỉ cần đứng vào là bạn có bức ảnh đẹp, ngồi tận hưởng không khí của biển. Đặc biệt nơi đây ngắm hoàng hôn rất đẹp. Tuy nhiên, bãi không phù hợp cho việc tắm.
Bãi biển Thịnh Long
Bãi nổi tiếng với những bãi cát trắng mịn trải dài thẳng tắp, làn nước trong xanh. Bao bọc bãi biển Thịnh Long là những rặng phi lao xanh, nhiều rặng dứa và thảm thực vật đa dạng.
Bãi biển Thịnh Long. Ảnh: @_oanniee_.
Tại đây, bạn còn có những trải nghiệm thú vị như phơi nắng, lặn, ngắm mặt trời, tản bộ, chèo thuyền…
Ăn gì ở Nam Định?
Nếu đã quá quen thuộc với foodtour Hải Phòng, bạn có thể chọn Nam Định là điểm đến đổi gió vào cuối tuần. Các món ăn ở đây phong phú cũng không kém gì.
Mai Khải Ca thường xuyên trải nghiệm và khám phá những địa điểm ăn uống có tiếng ở thành phố để giới thiệu với người ở nơi xa.
“Đến Nam Định không thể bỏ qua phở bò và đặc biệt hơn nữa là phở áp chảo. Ở Nam Định có văn hóa ăn uống đường phố phổ biến, không khó để tìm một quán ăn ngon tại thành phố”, người này chia sẻ.
Theo lời khuyên của thực khách này, để khởi đầu cho hành trình foodtour, vào buổi sáng có thể chọn bữa ăn độc đáo là món bún sung tại chợ Diên Hồng. Bún sung là bún riêu cua như những nơi khác nhưng có thêm sung muối đi kèm. Giá một suất khoảng 10.000-15.000 đồng. Sau bữa sáng, du khách có thể uống sữa đậu ở đường Hoàng Văn Thụ, ngắm phố phường.
Một suất bún sung có giá 10.000-12.000 đồng. Ảnh: Nguyễn Hương Giang.
Bạn cũng có thể chọn một quán phở bất kỳ trên đường phố Nam Định để làm bữa sáng. Các quán phở gợi ý là phở Sinh, phở bò cụ Tặng, phở áp chảo…
Còn với buổi trưa, Khải gợi ý mọi người ăn bún chả Nhà thờ. Sau khi nghỉ ngơi buổi trưa sẽ uống nước ô mai.
“Nước ô mai được một người gốc Hoa truyền lại cho chủ quán, vị lạ miệng khó tả, thơm mát uống một cốc vẫn chưa đã. Đây là một thức uống lạ từ tên gọi đến hương vị. Hầu hết mọi người đến đây đều gọi 2 cốc trở lên uống mới đã”, anh cho biết.
Với bữa xế, chàng trai Nam Định cho biết không thể bỏ qua xíu páo – một loại bánh được người dân thành Nam chế theo phong cách của người Hoa. Ngoài ra, anh còn gợi ý bữa xế có thể thưởng bánh bèo cùng chả ở Hàng Tiện, nem nắm ở Giao Thủy.
Giá một chiếc bánh xíu páo là 5.000 đồng. Ảnh: @banhxiupaonamdinh.
Buổi tối ở Nam Định cũng có rất nhiều món ăn ngon. Khải đã gợi ý lịch trình như sau: “19h bạn có thể ăn óc tần lư hương. Sau đó đi cà phê và khoảng 21h ăn phở xíu chấm”.
Một suất óc tần lư hương có giá 35.000-40.000 đồng. Ảnh: Hương Giang.
Ngoài ra, du khách có thể thưởng thức thêm xôi xíu, bánh mì chân cầu Đò Quan, kem xôi…
Nói thêm về ẩm thực Nam Định, Khải cho biết: “Xưa Nam ĐỊnh có cả một con phố người Hoa sinh sống. Chính vì vậy ẩm thực Nam Định có sự giao thoa giữa Việt – Trung”.
Du lịch suối dịp hè ở Bình Thuận
Bình Thuận đang vào mùa mưa, du lịch biển gặp nhiều rào cản. Suối La Ngâu là lựa chọn thích hợp cho khách ưa thích loại hình du lịch chậm và muốn "ngắt kết nối" với chốn náo nhiệt.
Tháng 5-10 là mùa mưa ở Bình Thuận, cũng là thời điểm du lịch hè. Địa phương nổi tiếng với những bãi tắm đẹp nhưng du lịch biển sẽ bị hạn chế do thời tiết. Các hoạt động ngoài trời tạm gác lại đến khi trời tạnh mưa.
Tuy nhiên, ngoài biển, khu vực thuộc miền Trung còn sở hữu những con suối nằm ẩn mình dưới tán rừng rậm rạp. La Ngâu là một trong số đó. Bên cạnh suối còn có khu vực cắm trại theo dạng dịch vụ hoặc tự túc. Du khách có thể vừa cắm trại vừa ngắm mưa và vẻ đẹp của con suối.
Suối La Ngâu còn hoang sơ, được nhiều du khách đánh giá là "một trong những con suối đẹp nhất miền Trung". "La Ngâu mùa nào cũng đẹp, dù mùa khô hay mùa mưa", Khải Hoàng (ngụ Tánh Linh, Bình Thuận) nhận xét.
Hoang sơ đúng nghĩa, không có Internet
Theo Khải Hoàng, suối La Ngâu chỉ mới được dân thích cắm trại biết đến khoảng ba năm trở lại đây. Năm 2016 là lần đầu tiên bạn trẻ này biết đến con suối. 7 năm sau quay lại, khu vực này bắt đầu được người dân khai thác, triển khai các loại hình dịch vụ cắm trại. Song, La Ngâu vẫn còn hoang sơ, không có Internet và điện. Người dân sinh sống ở khu vực này chủ yếu sử dụng điện Mặt Trời.
Một du khách ngụ TP.HCM đã đến đây cắm trại vào đầu năm cho biết sở dĩ khu vực này chưa tiếp cận với tuyến cáp Internet hay điện vì địa hình nằm sâu trong rừng, cộng thêm đời sống của người dân còn khó khăn, chưa có nhiều điều kiện để kết nối. Sóng điện thoại cũng chập chờn. Đối với một số du khách thực sự muốn ngắt kết nối với thế giới, tập trung cho bản thân, việc không có Internet là một điểm thú vị.
Nước màu xanh ngọc bích tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của suối La Ngâu. Ảnh: Shopcamping.
Từ khi La Ngâu bắt đầu được du khách quan tâm, nhiều người làm du lịch nắm bắt cơ hội, đến khu vực này mua đất, kinh doanh loại hình cắm trại. Người dân địa phương cũng cho thuê các dịch vụ liên quan, dành cho du khách có nhu cầu cắm trại tự túc.
Cụ thể, tại suối La Ngâu có hai loại hình cắm trại. Một là du khách chọn các cơ sở kinh doanh dịch vụ lều trại với đa dạng mức giá, từ vài trăm nghìn đồng đến hơn một triệu đồng một ngày. Hai là du khách trả tiền bãi khi vào khu rẫy của người địa phương, sau đó cắm trại tự túc. Mức giá thuê là 50.000 đồng/xe máy và 100.000 đồng/ôtô. Ngoài ra, chủ đất cũng cho thuê bàn, ghế nếu du khách có nhu cầu.
Tuy nhiên, đối với loại hình thứ hai, du khách phải trang bị mọi dụng cụ cần thiết để cắm trại. Hơn nữa, khu rẫy hoang sơ nên sẽ không có nhà vệ sinh.
Di chuyển thế nào?
Từ TP.HCM, du khách đi đường cao tốc đến Phan Thiết (Bình Thuận). Sau đó di chuyển thêm khoảng 30 km đường quốc lộ 1A, hướng về Hàm Thuận Nam để đến các bãi cắm trại dịch vụ ở La Ngâu. Đây là khu được người làm du lịch khai phá, phục vụ mục đích kinh doanh nên đường không quá khó đi.
Đối với du khách ưu thích khám phá thiên nhiên, cắm trại tự túc sẽ tiếp tục di chuyển để vào sâu trong rừng, tìm/thuê bãi hoặc đi bộ thẳng về phía thượng nguồn sông La Ngà. Cung đường có phần khó đi hơn, nhưng bù lại du khách có thể thưởng thức cảnh sắc hai bên bờ sông.
Khu vực cắm trại ở suối La Ngâu còn khá hoang sơ. Ảnh: La Ngâu Camping.
Theo anh Trần Trí (ngụ Đức Linh, Bình Thuận), cạnh sông La Ngà có một khu vực để du khách khám phá, người dân gọi là bãi bắp. Tuy nhiên, đường đến địa điểm này khá khó đi. "Chỉ có xe máy hoặc xe hai cầu có thể di chuyển ổn định, vượt chướng ngại vật", người này nói.
Đại diện La Ngâu Camping, một cơ sở kinh doanh loại hình cắm trại ở khu vực này, cho biết La Ngâu có hai nhánh suối, tạm gọi là nhánh tự nhiên và nhánh thủy điện (Hàm Thuận - Đa Mi).
Ở nhánh thủy điện, sau 16h, thủy điện xả nước, nước dâng cao ảnh hưởng đến trải nghiệm cắm trại của du khách, đôi khi dẫn đến tình trạng sạt lở. Ở nhánh tự nhiên không xuất hiện tình trạng này.
Mực nước tại suối khá thấp, khoảng độ dưới đầu gối. Tuy nhiên, vào mùa mưa và khi thủy điện xả nước, du khách có thể cân nhắc nghỉ dưỡng tại lều. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài nguy cơ lũ quét, hoạt động trekking gặp khó, thậm chí gây nguy hiểm cho người tham gia.
Vẻ đẹp "không ồn ào" của Quy Nhơn làm say lòng du khách Quy Nhơn được coi là "nàng thơ" của Bình Định khi sở hữu những bờ biển dài uốn cong thơ mộng, bờ cát vàng mịn và làn nước trong xanh đẹp mê hồn. Nghiêm Thu Hiền, đang sinh sống và làm việc tại Đà Lạt, có chuyến du lịch đến Quy Nhơn trong dịp hè. Ở chuyến đi này, Hiền không di chuyển...