Chơi gì ở An Giang mùa nước nổi?
Tháng 9-11 là thời điểm thích hợp để du lịch miền Tây. Du khách có thể bỏ túi những điểm vui chơi dưới đây khi ghé An Giang.
Mảnh đất Tây Nam Bộ luôn được các tín đồ mê xê dịch đánh dấu “pin” ưu tiên trên bản đồ du lịch. Có nhiều địa danh miền Tây khiến người ta nhớ nhung, mỗi nơi mang một nét đẹp riêng. Cần Thơ có chợ nổi nhộn nhịp, Sóc Trăng màu sắc với những ngôi chùa kiến trúc lạ…
An Giang lại cuốn hút bởi vẻ đẹp yên bình của những cánh đồng thốt nốt nhuộm nắng chiều vàng ươm. Nơi đây là một trong những điểm du lịch hút khách ở miền Tây với vẻ đẹp bình dị, công trình kiến trúc độc đáo. Nếu dự định đến An Giang thời điểm này, bạn có thể tham khảo những điểm vui chơi dưới đây.
Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư là địa điểm check-in không còn xa lạ với nhiều du khách. Đến đây, bạn có thể tìm được rất nhiều góc “sống ảo” mang đậm màu sắc điển hình vẻ đẹp miền Tây Nam Bộ.
Vào mùa nước nổi, mùa của chim trời, cá nước, bạn sẽ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp thiên nhiên trù phú nơi đây.
Rừng tràm Trà Sư đẹp nhất vào mùa nuớc nổi. Ảnh: Heraphan, Sapblogger.
Du khách còn có thể thuê xe đạp để tham quan và săn ảnh với các loài động vật trên cánh rừng ngập mặn rộng hơn 800 ha. Để vào rừng tràm, du khách phải mua vé 190.000 đồng/người. Nếu đi 2 người, giá vé là 130.000 đồng/người. Càng đi đông, giá vé càng rẻ. Mức phí này đã bao gồm chi phí đi xuồng và vé vào cổng. Du khách sẽ được ngồi xuống tham quan rừng tràm khoảng 2 tiếng.
Nếu muốn thấy hết được màu xanh của khu rừng, du khách nên đến đây lúc sáng sớm.
Video đang HOT
Thánh đường Masjid Jamiul Azhar
Masjid Jamiul Azhar là một trong những thánh đường lớn nhất tại An Giang, thuộc địa phận xã Châu Phong. Được xây dựng từ năm 1959 và đã qua nhiều lần trùng tu, thánh đường đã trở thành biểu tượng tôn giáo của cư dân đạo Hồi ở An Giang. Thánh đường cách trung tâm thành phố Long Xuyên (An Giang) khoảng 60 km.
Thánh đường Masjid Jamiul Azhar là điểm check-in hút du khách ở An Giang. Ảnh: ai_em_loan, yeenviee.
Trước khi vào khuôn viên Jamiul Azhar, bạn sẽ thấy một nghĩa trang với nhiều hàng bia đá khắc tên người quá cố. Theo chia sẻ của người địa phương, nghĩa trang này là nơi yên nghỉ của rất nhiều người Hồi giáo trên khắp Việt Nam, không riêng trong vùng. Lối xây dựng kỳ lạ này khiến thánh đường trở nên bí ẩn và có sức quyến rũ với các tín đồ theo đạo Hồi.
Nơi đây được thiết kế lạ mắt với hai gam màu chính là trắng và xanh ngọc. Điểm nhấn là những mái vòm cao, rộng của kiến trúc Hồi giáo. Khung cửa in hoa văn viền cách điệu theo lối kiến trúc cổ của đạo Hồi, khiến toàn bộ thánh đường trông như một tuyệt tác nghệ thuật độc đáo.
Hồ Tà Pạ
Địa điểm này thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn . Hồ Tà Pạ là một hồ nước được hình thành từ việc khai thác đá, vô tình đã tạo nên một hồ đá chứa nước trên núi Tà Pạ.
Từ TP.HCM, du khách di chuyển đến chợ Tri Tôn, sau đó chạy hết đường Nguyễn Trãi. Từ cổng chùa Tà Pạ, bạn hỏi đường nguời dân địa phương để đến đồi Tà Pja và hồ Tà Pạ.
Đến hồ Tà Pạ, bạn sẽ được thưởng ngoạn cảnh đẹp yên bình. Ảnh: beto.leisure.
Bao quanh hồ Tà Pạ là các vách đá to, dựng đứng. Điểm cuốn hút của của hồ Tà Pạ là màu nước thay đổi liên tục, tạo ra cảm giác mới lạ cho người tham quan. Đứng từ Tà Pạ, bạn sẽ có thể quan sát những cánh đồng vàng xanh mơn mởn đến những ngọn núi trập trùng cây xanh, vách đá.
Núi Cô Tô
Ngọn núi cao hơn 600 m này có tên gọi khác là Phụng Hoàng Sơn. Ngọn núi được bao quanh bởi những cánh đồng rộng mênh mông, bát ngát. Vào mùa lúa chín, đứng từ trên cao, bạn có cơ hội nhìn bao quát từng thửa lúa rực sắc vàng cũng như khung cảnh sông nước hữu tình.
Núi Cô Tô mang vẻ đẹp hùng vĩ, hấp dẫn du khách yêu thiên nhiên. Ảnh: halove2go.
Để lên đỉnh núi, bạn có thể chọn đi xe máy, xe ôm hoặc cuốc bộ dọc theo dãy bậc thang. Nhiều bạn trẻ còn chọn cắm trại ở khu vực này để ngắm bình minh và hoàng hôn. Không những thế, bạn còn được nghe người dân kể các truyền thuyết rất thú vị về ngọn núi Cô Tô.
Những công trình kiến trúc độc đáo ở An Giang
Đến An Giang thời điểm này, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên mùa nước nổi, du khách không thể bỏ qua những công trình kiến trúc độc đáo dưới đây.
Giáo xứ Cù Lao Giêng được xây dựng năm 1778, là một trong những giáo xứ lớn và lâu đời ở Tây Nam Bộ. Nhà thờ là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc châu Âu và phong cách kiến trúc đặc trưng Nam Bộ. Điểm nổi bật của nhà thờ là tháp chuông cao 35 m vững chãi, phần trên tháp hình bầu tròn, dưới hình vuông với nhiều đường nét hoa văn chạm trổ công phu. Điều đặc biệt là toàn bộ gạch nền vẫn còn giữ nguyên màu sắc, các nét hoa văn còn rất rõ.
Thánh đường Masjid Jamiul Azhar là một trong những thánh đường Hồi giáo lớn, lâu năm ở An Giang. Được xây dựng từ năm 1959 và qua nhiều lần trùng tu, thánh đường đã trở thành biểu tượng tôn giáo của cư dân đạo Hồi ở An Giang.
Nơi đây được thiết kế lạ mắt với hai gam màu chính là trắng và xanh ngọc. Điểm nhấn là những mái vòm cao, rộng của kiến trúc Hồi giáo. Khung cửa in hoa văn viền cách điệu theo lối kiến trúc cổ của đạo Hồi, khiến toàn bộ thánh đường trông như một tuyệt tác nghệ thuật độc đáo.
Chùa Xà Tón có tên gọi khác là Xvayton. Chùa là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của người Khmer ở Nam Bộ. Chùa Xà Tón có quy cách bố cục và kiến trúc thống nhất, gồm chính điện, sala, các dãy nhà tăng... Toàn bộ giá trị của nghệ thuật kiến trúc tập trung chủ yếu ở nhà chính điện, được xây dựng vị trí trung tâm và nền cao hơn so với các công trình khác.
Thánh đường Mubarak được xây dựng từ khá sớm đã có nhiều lần xây dựng và sửa chữa. Thánh đường theo phong cách kiến trúc ở các nước Trung Đông. Mubarak được thiết kế theo dạng một tòa nhà rộng, có những dãy hành lang dài thẳng tắp, với gam màu chủ đạo xanh và trắng.
Chùa Lầu hay có tên gọi khác là Phước Lâm Tự, tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang. Nơi đây được mệnh danh là "tiểu Nhật Bản giữa lòng An Giang". Chùa được gọi là chùa Lầu bởi kiến trúc tầng lầu xếp chồng lên nhau. Ngôi chùa không chỉ có không gian cảnh sắc thanh tịnh mà còn hấp dẫn du khách bởi kiến trúc độc đáo và nhiều góc "sống ảo" chất lượng.
6 địa điểm không thể bỏ lỡ ở miền Tây mùa nước nổi Cứ đến mùa nước nổi, miền Tây thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Dưới đây là 6 địa điểm bạn không thể bỏ qua khi đến nơi này. Mùa nước nổi ở miền Tây thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch, tức là khoảng tháng cuối tháng 8 đến tháng 11 Dương lịch hàng năm. Đến...