Chơi game với phím WASD bắt nguồn từ đâu?
Bộ phím WASD là thành quy chuẩn điều khiển cho các tựa game PC, nhưng nó bắt nguồn từ đâu và tại sao mọi người lại áp dụng nó?
Ngày nay cơ chế điều khiển với cụm phím WASD đã hiện diện trong móc ngóc ngách của làng game PC. Hình ảnh ấy là hoàn toàn có lý bởi lẽ nó giúp cho game thủ có khoảng cách nhất định giữa tay trái và tay phải, tránh việc phải vươn sang phím mũi tên gò bó hơn nhiều. Bên cạnh đó nó cho phép người chơi có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các phím quan trọng như Shift, Space, Ctrl, E, R.. vốn gắn với các chức năng thiết yếu như chạy, ngồi, thay đạn hay kích hoạt nhiều cơ chế trong game. Nhưng cho dù WASD đã trở thành một lựa chọn hiển nhiên vào thời đại ngày nay thì cách đây 20 năm rất ít game thủ sử dụng nó.
Kể từ lần đầu tiên được giới thiệu đến làng game PC, WASD phải mất một chặng đường dài mới được biết đến rộng rãi. Và cho dù không thể điểm tên ai đã đặt tay lên WASD đầu tiên nhưng chí ít chúng ta vẫn biết người đã giúp nó trở nên phổ biến. Đó chính là game thủ đấu Quake giỏi nhất thế giới, người được coi là “pro gamer” đầu tiên của cộng đồng: Dennis Fong.. hay còn biết tới với nickname “ Thresh” huyền thoại.
Dennis Fong – người được sách Guinness ghi nhận làgame thủ chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới.
Dennis Fong làm nên lịch sử trong làng game chuyên nghiệp khi chiến thắng trong giải đấu Quake toàn quốc được tổ chức lần đầu vào năm 1997, giành về phần thưởng là một chiếc Ferrari 328 cực kỳ giá trị vào thời điểm ấy. Và vào thời điểm đánh bại đối thủ Tom Kimzey để đăng quang trong giải đấu quy mô hàng nhất ấy, tay phải Fong đang tựa vào chuột như bao game thủ khác… trong khi tay trái anh lại đặt lên cụm phím WASD – hình ảnh mà gần 20 năm sau đó trở thành quy chuẩn của làng game PC. Vào thời bấy giờ, đó là một biểu tưởng hết sức đặc biệt.
Fong chia sẻ, trong những năm tháng đầu tiên của làng FPS việc sử dụng chuột là một thứ xa xỉ. Hãy tưởng tượng Fong cách đó vài năm vẫn còn là một cậu thiếu niên đang thảm bại trước anh trai mình trong phần chơi đấu mạng của Doom. Cũng như bao game thủ trong Doom thời đó, Fong chỉ dùng bàn phím.
Ngày ấy khi game chỉ cho nhân vật quay sang hai bên trái phải và loại bỏ chiều ngang dọc thì việc sử dụng bàn phím là cực kỳ phổ biến, thậm chí khiến chuột thành một thứ thừa thãi không hơn. Tuy nhiên Lyle – anh trai của Fong lại chọn cách thức lạ đời này, sử dụng bàn phím với chuột để giành chiến thắng áp đảo trước cậu em của mình. Dù phần thắng không phải lúc nào cũng nghiêng về một phía nhưng nó quá đủ để khiến Fong quyết định phải học sử dụng cả chuột lẫn phím khi chơi game. Ngay lập tức anh trở thành kẻ không thể đánh bại.
Video đang HOT
Ngay sau khi tôi thay đổi cách điều khiển, kỹ năng bất ngờ cải thiện ở mức không tưởng. Từ đó, tôi gần như không bao giờ thua.
Tuy mất vài lần thử nghiệm với cụm phím WADX, nhưng Fong quyết định sử dụng WASD như là vũ khí tuyệt đối của mình mỗi khi thi đấu. Dựa trên những điều đó, liệu anh có phải là người khai sinh WASD? Hẳn nhiên là không, vì cùng thời có rất nhiều game thủ khác lấy phần bên trái bàn phím làm lựa chọn của mình. Nhưng nếu thiếu đi sức ảnh hưởng Fong, hẳn ngày nay hệ thống điều khiển mặc định trong game PC đã hoàn toàn khác.
Điều này thể hiện qua một số tựa FPS thời kỳ đầu khi sử nhiều hệ thống điều khiển khá lạ lùng, ví như System Shock vào năm 1994 lấy bộ ASDX làm mặc định trong khi Descent lại dùng AZQE. Fong thậm chí còn cho biết anh còn thấy một số game thủ thi đấu dùng ZXCV.
Tôi chắc chắn là mình sẽ không nhận danh tiếng về việc sáng tạo ra WASD. Tôi chỉ vô tình sử dụng nó. Tôi đảm bảo là có nhiều người khác chơi game theo cách này vì cảm thấy nó tiện lợi hơn. Đơn giản tôi chỉ giúp nó trở nên phổ biến với một bộ phận game thủ, đặc biệt với những người chơi FPS
Vào ngày đó, định nghĩa về một game thủ chuyên nghiệp chưa hề có và vì thế Fong được biết tới như “người chơi Quake xuất sắc nhất” – một cụm từ mang sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều. Và khi danh tiếng của anh lan xa khắp mọi nơi, câu hỏi “Fong chỉnh nút thế nào” bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Đây cũng là tiền đề cho bộ “Kinh Quake của Thresh” – nơi mà anh hướng dẫn những “đồng đạo” về hệ thống điều khiển mà mình sử dụng.
Một số diễn đàn từ năm 1997 còn bàn về cách thi đấu của Fong, đặc biệt với kỹ năng quay 180 độ chỉ trong nháy mắt. Họ cho rằng Fong không chỉ nhanh khi sử dụng chuột mà còn trợ lực một phần cực lớn bởi cách điều khiển trên bàn phím, cho thấy yếu tố cực kỳ quan trọng của WASD. Từ đây sự phổ biến của cụm phím này bắt đầu vươn ra ngoài những cuộc bàn tán của cộng đồng và đến thẳng tai giới làm game.
Half-Life dưới tay Valve chính là phát pháo hiệu đầu tiên cho việc đó. Phát hành vào năm 1998, tựa game bất ngờ chào sân với cơ chế WASD đặt làm mặc định, đặt những bước đầu tiên cho cả một quy chuẩn sau đó. Một tháng sau, Starsiege Tribes cũng lấy WASD làm cơ sở cho hệ thống điều khiển, tương tự như trường hợp của Quake 3 vào năm 1999 và Daikatana vào năm 2000.
Dù vẫn còn đâu đó những kẻ phá cách muốn thoát mình khỏi cơn bão WASD nhưng World of WarCraft chào sân năm 2004 đã đập tan cuộc nổi dậy ấy. Là tựa game không phải FPS đầu tiên áp dụng WASD, World of WarCraft mở đường cho một loạt những tựa RPG hay MOBA lấy đây làm bản lề cho cơ chế điều khiển. Sức ảnh hưởng cực lớn ấy sớm tạo nên một bộ luật bất thành văn cho tất cả các nhà phát triển… đó là “muốn lên PC thì hãy dùng WASD”.
Nhưng bạn sẽ phải cảm thấy ngạc nhiên khi vẫn có những người đang tranh cãi về sự hữu dụng của WASD, thậm chí còn là các tên tuổi đứng đầu ngành công nghiệp game thế giới. Ông trùm của Valve – Gabe Newell chia sẻ rằng mình ưa thích sử dụng ESDF vì thấy nó tiện lợi hơn, trong khi nhà phát triển Half-Life – ông Dario Casali cũng từ chối sử dụng WASD trong khi lấy ASXC làm lựa chọn tuyệt đối.
Tuy nhiên đó chỉ là một vài ví dụ hiếm hoi cho chúng ta một góc nhìn thú vị hơn về sở thích kỳ lạ của mỗi người, bất chấp nó có khó áp dụng đến đâu đi chăng nữa. Dù sao những ví dụ ấy vẫn không thể áp đảo được hằng triệu game thủ PC ngoài kia đang đặt niềm tin vào WASD, dù đó là có là những cuộc phiêu lưu độc hành hay sát cánh cùng bạn bè lật tung đấu trường mạng.
Theo gamehub
Gabe Newell bất ngờ phát biểu về Half-Life 3
Trong khi thảo luận về những cột mốc quan trọng của Valve, ông trùm Gabe cũng nhân cơ hội này để trêu chọc phần game thứ ba của series game Half-Life
Khi nhắc đến Gabe Newell, cộng đồng game thủ luôn gọi ông với cái biệt danh là (Lord GabeN không biết đếm đến ba) khi mà tất cả những tựa game mà Valve ra mắt đều không vượt quá phần game thứ ba như Team Fortress 2, Left 4 Dead 2, Portal 2, DOTA 2 và đặc biệt là Half Life 2. Rất nhiều fan hâm mộ cũng như cộng đồng game thủ trên toàn thế giới đều mong chờ mòn mỏi thậm trí là kêu gào Gabe Newell hãy sản xuất phần game thứ ba của Half Life.
Trong vòng 15 năm qua, sau khi Half Life 2 ra mắt, Valve vẫn chưa có bất kỳ động thái chính thức nào về phần game thứ 3 mà thay vào đó, là những lời đùa trêu trọc về phần thứ 3 Half-Life của chính Gabe Newell khiến fan hâm mộ và cộng đồng game thủ vẫn nuôi hy vọng trong suốt 15 năm qua, dù nó chỉ là một tia hi vọng nhỏ nhoi.
Khi vào tuần trước, trong buổi một bữa tiệc ra mắt kính thực tế ảo Valve Index VR, đích thân "thánh Gaben" đã lên sân khấu để phát biểu những cột mốc của công ty và những gì công ty nắm giữ trong tương lai. Trong khi thảo luận về những cột mốc quan trọng này, ông trùm Gabe cũng nhân cơ hội này để trêu chọc phần game thứ ba của series game Half-Life:
"Các cột mốc không thực sự là kết thúc của bất cứ điều gì mà chính là sự khởi đầu. Vì vậy, Half-Life dẫn đến Half-Life 2, Source dẫn đến Source 2. Các cuộc thử nghiệm mà chúng ta đã làm với Team Fortress 2 là những gì cho phép chúng taphát triển Dota. Artifact là lý do chúng tacó thể phát triển Underlords. Vì vậy, có thể một ngày nào đó, số 2 sẽ dẫn chúng tađến một con số rực sáng trên một ngọn núi nào đó. Chúng ta sẽ phải xem." Gabe Newell - ông chủ của Valve phát biểu.
Vì Half-Life 3 là một tựa game được yêu cầu nhiều nhất trên hành tinh nên những trò đùa về Half-Life 3 là một điều khá là thường xuyên, lời trêu chọc này của Gabe dường như không gây ngạc nhiên với nhiều người. Tuy nhiên, lời trêu chọc này vẫn có sức ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng game thủ đặc biệt là những fan hâm mộ series game Half-Life, bởi đây là minh chứng cho việc, Gabe Newell sắp biết đếm số 3.
Tuy nhiên nhiều người thì cho rằng, lời trêu chọc của Gabe chỉ liên quan đến một tựa game VR chưa được công bố và sẽ diễn ra trong vũ trụ Half-Life. Mặc dù Valve vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố cụ thể nào về một tựa game như vậy, nhưng có một điều chắc chắn là dù VR hay không thì fan hâm mộ đang khao khát một tựa game Half-Life mới.
Theo GameK
Bất ngờ xuất hiện bản demo của Half Life 3 do fan tự thiết kế Thay vì chờ đợi chủ tịch Gabe Newell biết đếm số "3" vào một ngày nào đó, game thủ Denys Almaral lại bắt tay thực hiện một dự án tạo ra Half Life 3 cho riêng mình bằng công nghệ đồ họa tiên tiến Unreal Engine 4. Half Life 3 - cái tên thường được nhắc đến giống như một trò đùa, về...