Chơi “game” nơi công sở – Sức hút khó cưỡng: Lãng phí thời gian và tiền bạc
Gần đây, việc đầu tiên của nhiều nhân viên đang làm tại các văn phòng, công ty mỗi khi đến chỗ làm là bật máy tính, truy cập vào trang mạng xã hội hay các trang trò chơi trực tuyến để “cày” level (nâng hạng) cho trò chơi mà mình “đam mê”. Nơi làm việc trở thành nơi để họ thỏa mãn cơn “nghiện trò chơi”.
Quên cuộc hẹn với đối tác vì… game
Theo tính toán của một trang mạng uy tín, nếu tính trung bình, một người đang làm việc tại công sở được trả 8.000 đồng/giờ làm việc, thì khi tham gia vào những trò chơi trực tuyến trên mạng, ít nhất họ sẽ phải trả 15.000 đồng cho mỗi ngày làm việc. Nếu làm một phép tính nhanh cho số người sử dụng internet tại các văn phòng, công ty sử dụng vào mục đích trên thì thời gian lãng phí tính theo tháng quy ra tiền là vô cùng lớn. Vậy mà, không ít người đã và đang sử dụng thời gian “vàng ngọc” này cho những trò chơi vô bổ, thậm chí, họ “nghiện” chơi game như nghiện “ma túy”.
Cho đến thời điểm này trang mạng xã hội Facebook ngoài chức năng như chia sẻ thông tin, kết bạn còn có một chức năng độc đáo khác đó là cho phép những người tham gia có thể chơi các game trực tuyến tổ chức theo hình thức mạng xã hội. Khá nổi bật và hút lượng lớn thành viên thuộc giới công chức văn phòng là các game về trồng trọt, chăn nuôi. Dù đã xuất hiện nhiều năm trước nhưng thể loại game này đa phần là game offline, độ tương tác không cao nên ít người chơi. Khi được tích hợp online, kết hợp với độ hấp dẫn của mạng xã hội, game “nông dân” mặc nhiên trở thành “mốt”. Một phụ nữ đang làm việc tại một cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực môi trường tâm sự, ngày nào đến cơ quan chị cũng phải vào thu hoạch rau quả trong vườn, kiểm tra xem có con bò, con chó nhà hàng xóm nào vào ăn hoa màu của mình hay không… Thậm chí, chị còn cài đặt chế độ trên điện thoại để ghi nhớ thời gian thu hoạch. Chỉ có điều chồng chị là người có máu ghen, cứ buổi sáng trước khi đi làm nghe tiếng chuông điện thoại của vợ kêu reng reng, anh chồng tưởng vợ có bồ nên đã bí mật theo dõi. Anh chồng đã đánh ghen khi bắt gặp vợ mình cùng “sếp” đến một cuộc họp. Sau khi nghe chồng giải thích, chị này mới vỡ lẽ chỉ vì chuông điện thoại cài đặt game nên khiến ông chồng nổi máu ghen.
Gần đây, Candy Crush Saga- tên một trò chơi trên Facebook cũng thu hút nhiều dân công sở. Không ít người trải nghiệm trên điện thoại chưa đủ, họ còn sử dụng cả máy tính tại cơ quan để cày kéo “level”. Họ say sưa game tới mức xao lãng cả công việc, tâm trí lúc nào cũng tập trung vào trò chơi và bất cứ khi nào có thể là họ lại “ôm” lấy chiếc máy tính để cắm cúi ghi điểm. Mặc dù, nhiều công ty đã có quy định cấm sử dụng mạng xã hội và chơi game nơi công sở nhưng xem ra tình trạng này vẫn diễn ra khá phổ biến.
Anh Lê Ngọc Vũ – nhân viên kinh doanh của một công ty truyền thông cho hay, 4 tháng nay, anh không thể nào thoát khỏi sự phấn khích khi chơi trò chơi “Hậu duệ” hay còn gọi là Ragnarok Online mỗi khi đến cơ quan làm việc. Theo anh Vũ, do đường truyền internet ở cơ quan chạy nhanh, lại được sử dụng không mất tiền nên anh thường xuyên đến sớm và về muộn để thỏa niềm đam mê chơi game. Chính vì vậy, hiệu quả công việc của anh sa sút trông thấy, thậm chí không ít lần anh đã quên mình có cuộc hẹn với đối tác, bỏ lỡ một số hợp đồng quan trọng cho công ty. Mới đây, “sếp” đã gọi anh vào phòng riêng nhắc nhở: “Nếu không tập trung vào công việc, anh sẽ là đối tượng được cho vào danh sách giảm biên chế”.
Video đang HOT
Sức hút chết người
Theo hướng lan truyền chóng mặt, người này truyền đến người kia và cứ thế các trò game trở thành yếu tố không thể thiếu trong xã hội ảo. Thậm chí, tại một số nơi làm việc, nhiều đối tượng nam giới còn lập thành một đội để thi thố tài năng khi tham gia các trò chơi. Nhìn bề ngoài, tưởng như họ đang chăm chú xử lý công việc nhưng thực ra họ đang dồn toàn bộ tâm trí vào trò chơi. Nếu thấy “sếp” đột nhiên xuất hiện, người nọ sẽ nhắn tin cho người kia qua mạng chát và lập tức thoát khỏi màn hình.
Bà Nguyễn Thanh Hương- Giám đốc một công ty chuyên kinh doanh thiết bị y tế cho hay, vấn đề ở đây chính là vai trò của những người tham gia mạng xã hội bởi, những trò chơi này sẽ không mang lại nguy hại nếu người chơi sắp xếp được thời gian làm việc hợp lý và chơi game vào giờ nghỉ để không làm ảnh hưởng đến công việc. Trước thực trạng trên, một số doanh nghiệp đã có biện pháp chống lại cơn nghiện game, hay mạng xã hội bằng các biện pháp như chặn tường lửa, hoặc đưa ra quy chế phạt tiền đối với nhân viên khi chơi game trong giờ làm việc. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tuấn Đạt – Giám đốc quản trị mạng công ty Viettravel cho rằng đó chưa phải là những biện pháp hữu hiệu, bởi kể cả áp dụng những biện pháp này, nhân viên vẫn tìm cách qua mặt “sếp”. Điều quan trọng là các công ty nên thiết lập và soạn thảo chính sách về những điều khoản được và không được khi sử dụng mạng internet tại nơi làm việc. Mới đây, bỏ qua những khía cạnh liên quan đến những vấn đề pháp lý, người tạo ra trò chơi Flappy Bird gây “sốt” trên mạng đã quyết định gỡ bỏ nó, bởi lo ngại sẽ gây nghiện cho người chơi đủ để thấy rằng sức hút của những trò chơi trên mạng đã và đang để lại những hệ lụỵ không hề nhỏ…
(Còn nữa)
Theo ANTD
Trẻ em bị đầu độc bằng truyện online đồi truỵ
Chỉ cần vào goole gõ truyện online... chúng ta sẽ nhận được hàng loạt các kết quả, như truyện ngắn cực hay, truyện tình yêu, truyện tình cảm, tâm lý dành cho tuổi 18 cộng, nhiều bạn trẻ tò mò tưởng đây là một loại truyện giáo dục giới tính, nhưng khi click vào không ít trang mạng lại hiện lên hàng loạt thông tin văn hóa không lành mạnh.
Hiện nay trên các trang mạng tràn ngập thông tin về các thể loại truyện cũng như hình ảnh, và độc giả thực sự của những trang web này thuộc độ tuổi nào thì không ai kiểm soát được. Một số trang web mặc dù ghi truyện chỉ dành cho trẻ trên 18 tuổi, nhưng thực tế hầu hết các trang truyện online này đều có thể truy cập được mà không cần đăng nhập.
Ông Nguyễn Trọng An, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động thương binh và xã hội cho biết: Hiện nay vấn đề này đúng là chúng ta kiểm soát không chặt chẽ, chúng ta chưa có phương án quản lí chặt chẽ, cho nên, từ đồ chơi bạo lực, đến các game online bạo lực, rồi đến cả sách cả truyện online cũng như truyện bày bán đều có cái mình gọi là văn hóa phẩm đồi trụy. Gọi chung thôi nhưng vấn đề này nó không phù hợp với trẻ em Việt Nam, và nó đã tiêm nhiễm các thói hư tật xấu cho trẻ em.
Trẻ em có thể truy cập mạng dễ dàng ở quán internet
Đã có nhiều những vụ án "hiếp dâm trẻ em" trong đó, không ít tội phạm là lứa tuổi trẻ vị thành niên, nguyên nhân là do các em bị ảnh hưởng qua phim ảnh và thông tin văn hóa online, dẫn đến việc các em có những suy nghĩ và lối sống lệch lạc.
Sự phát triển của mạng xã hội hiện khiến những sản phẩm văn hóa độc hại như cơn bệnh dịch đang lây lan một cách nhanh chóng, ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như nhân cách giới trẻ.
Chị Nguyễn Thanh Hương, ở Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: "Tôi hết sức lo lắng những ảnh hưởng của công nghệ thông tin. Bây giờ học sinh lên facebook, học sinh đọc online, học sinh xem các phim mà đánh đấm, bạo lực hay đồi trụy là một cách quá dễ dàng mà không có sự kiểm soát"
Nhiều truyện tranh online có nội dung và hình ảnh không lành mạnh
Anh Nguyễn Văn Đức ở Tôn Thất Tùng, Đống Đa, lại có cách quản lý con cái rất cẩn thận: "Hai cháu nhà tôi đang học cấp 1, tôi cho cháu sử dụng máy tính nhưng kiểm soát chặt chẽ bằng cách cho các cháu vào mạng theo giờ, và khi truy cập mạng luôn có bố hoặc mẹ ở bên cạnh để kiểm soát và hướng cho con mình khai thác những thông tin mạng một cách tích cực, phục vụ tốt cho việc học tập và giải trí lành mạnh".
Còn chị Nguyễn Thị Phương ở Mai Dịch, Cầu Giấy lại hết sức lo lắng khi chia sẻ vấn đề này. Chuyện liên quan đến con trai chị, cháu T, đang học lớp 9. Như thường lệ 8 giờ tối là cháu T phải ngồi vào bàn học, nhưng vô tình một lần chị Phương vào kiểm tra con học bài thì phát hiện con trai đang mải mê đọc truyện. Chị Phương cầm tệp giấy A4 phô tô mà con trai đang đọc lên xem thì giật mình vì đó là những truyện phòng the chỉ dành cho người lớn. Tra hỏi thì cháu T cho biết ở trên lớp một số bạn trai đã cóp truyện này từ trên mạng rồi in ra phát "ngầm" cho các bạn trai trong lớp cùng đọc...
Phó giáo sư Trịnh Hòa Bình chia sẻ: Hiện nay văn hóa phẩm đồ trụy như truyện người lớn, truyện dành cho trẻ em nhưng thực chất cũng là truyện người lớn, rồi phim, ảnh đồ trụy tràn ngập trên mạng, các em nhỏ dễ dàng truy cập ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào miễn là vào được mạng. Có thể nói văn hóa phẩm đồi trụy, như con vi rút đang dần gặm nhấm, thui chột tư tưởng và nhân cách trẻ nhỏ.
Theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng cấm: tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc... Nhưng việc nghiêm cấm bằng những quy định cũng chưa đủ, để ngăn chặn tận gốc tệ nạn này cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thông tin truyền thông lẫn cơ quan văn hóa, giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Theo ANTD
Khóc dở vì "công nghệ hóa" người giúp việc Vì không có đủ thời gian chăm lo cho con cái, một số gia đình có điều kiện kinh tế đã mua cả laptop, iPad cho người giúp việc (NGV) để họ tiện tra cứu những kiến thức về nấu ăn, chăm sóc trẻ khi cần. Song xung quanh sự đầu tư "xa xỉ" này cũng lắm chuyện cười ra nước mắt... Nhiều...