Chơi dù lượn, bị gió bốc lên quật xuống như đồ chơi
Người xem hét lên “Trời ơi!” khi người đàn ông New Zealand tiếp đất bằng mặt.
Video dưới đây cho thấy cảnh một người đàn ông chơi dù lượn bị gió mạnh quật lên quật xuống như một món đồ chơi.
Đầu tiên, video cho thấy người đàn ông đeo dù lượn vật lộn để đứng vững trên ngọn núi Maunganui, đảo Bắc của New Zealand.
Sau đó, một cơn gió mạnh nhấc dù lượn lên, khiến người đàn ông lơ lửng trên không. Chỉ tích tắc sau, gió lại quật anh ta xuống đất.
Được biết đến với cái tên Draggonslayer trên Instagram, người đam mê dù lượn này đã tiếp đất bằng mặt, theo Daily Mail. Thậm chí, một chiếc giày của anh còn bay ra ngoài.
“Nếu có ai tìm thấy chiếc giày của tôi đánh mất, hãy báo cho tôi”, người đàn ông viết chú thích video.
Một cơn gió mạnh nhấc dù lượn lên, khiến người đàn ông lơ lửng trên không
Trong video có thể nghe thấy tiếng người xem hét lên “Trời ơi!” khi người đàn ông bị đập cả người xuống đất làm bụi bay lên tung tóe.
Người chơi dù lượn đã đội mũ bảo hiểm và rất may không bị thương sau vụ việc. Cuối cùng, anh ta tìm thấy giày của mình, tờ Stuff đưa tin.
Dominique Le Sellin, Thư ký của Câu lạc bộ Dù lượn địa phương, cho biết ngọn núi này thường là nơi an toàn để chơi dù lượn.
“Có thể một nhiễu động không khí đã kéo anh ấy lên”, cô nói.
Video đang HOT
Sellen thêm rằng số người chơi dù lượn trên ngọn núi này đã tăng từ 50 lên 80 người trong những năm gần đây và địa điểm này “nói chung khá an toàn”.
Theo Danviet
Thiếu nữ nhảy dù dưới thời tiết 13 độ ở Hà Nội
Nhiệt độ trên đỉnh Đồi Bù (Chương Mỹ, Hà Nội) xuống dưới mức 13 độ C không cản được niềm đam mê bay dù lượn của các vận động viên.
Giải dù lượn mở rộng Việt Nam 2017 khai mạc ngày 25.11 với tại điểm bay Đồi Bù, nằm trên cao độ 655m, thuộc xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội.
Trong số 66 vận động viên đến từ 7 CLB dù lượn trong và ngoài nước, có 5 nữ vận động viên tuổi đời khá trẻ. Từ năm 2012, sau giải đấu đầu tiên tại Lạc Sơn, Hòa Bình, đến nay, dù lượn đã trở thành môn thể thao rất được yêu thích trong giới trẻ, tạo lập được những cộng đồng chơi dù lượn lớn, xác lập được nhiều điểm bay đẹp được giới dù lượn quốc tế chú ý.
66 vận động viên chuyên và không chuyên của 7 CLB thi tài trong 2 ngày 25-26.11.
Qua giải đấu, đơn vị tổ chức sẽ tiến tới xây dựng hệ thống các giải thi đấu dù lượn hằng năm trong nước và mong muốn giải trở thành chính thức trong hệ thống thi đấu dù lượn của các nước Đông Nam Á.
Môn dù lượn ở Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển, vài năm trước chỉ có hơn chục người chơi nhưng đến nay đã có hơn 300 người.
Điểm bay Đồi Bù là dãy núi đẹp, với sườn thoải có độ dài khoảng 1,5km. Vào mùa gió Đông Bắc nơi đây là điểm bay lý tưởng với điều kiện thời tiết và địa hình thích hợp để bay cao, bay lâu, bay xa.
Chị Vũ Hoài Linh (28 tuổi, có 3 năm bay dù) cho biết: Bất cứ ai cũng có thể học được môn dù lượn, với điều kiện có sức khỏe, sự dẻo dai và một chút năng khiếu.
Chị Linh đã học 3 tháng để có thể bay được.
Mỗi người đều phải mang theo bộ dù bay, đồ bảo hộ và các thiết bị chuyên dụng trên cơ thể với tổng trọng lượng 8-10kg..
Do gió to nên các nữ "phi công" này phải chờ thời tiết khá hơn.
Các vật dụng cần thiết mà vận động viên phải chuẩn bị trước khi bay là: La bàn, đo nhiệt độ, bộ đồ bay... Chi phí của bộ môn dù lượn không quá tốn kém.
Nhiệt độ trên đỉnh Đồi Bù thấp hơn bên dưới chân đồi khoảng 3,5-4 độ C, xuống mức 12-13 độ cộng thêm gió to gây không ít cản trở cho các vận động viên.
Chuẩn bị cất cánh bay vào không trung.
Thời gian nhảy dù lượn trung bình 10-15 phút cho một lần bay, tùy điều kiện thời tiết.
Các vận động viên cho biết trên không trung nhiệt độ còn hạ thấp xuống nữa, họ liên tục phải xem hướng gió, la bàn để điều chỉnh hướng bay cho phù hợp.
Giải đấu chỉ có một nội dung thi đấu là hạ cánh chính xác. Đây là nội dung tiêu chuẩn mà các giải quốc tế thống nhất cao về luật thi đấu.
Sau khi tiếp đất, bộ dù nhanh chóng được gấp gọn, chuẩn bị cho cuộc bay tiếp theo.
Theo Trần Thường (VNN)
Hơn 100 phi công tranh tài dù lượn, ngắm Đà Nẵng từ trên cao Giải dù lượn Đà Nẵng mở rộng "Bay trên Tiên Sa 2017" diễn ra từ ngày 23 đến 25.6. Hơn 100 phi công dù thuộc các Câu lạc bộ trên cả nước đã đến Đà Nẵng để tham dự, như dù lượn Hà Nội, TP.HCM, Đông Bắc... Trước khi cất cánh, các phi công dù lượn kiểm tra lại thiết bị cần thiết....