Chơi đi chứ ngại gì ông Chung ơi!
HLV Mai Đức Chung vừa lên tiếng việc sẽ rời chiếc ghế HLV trưởng đội tuyển nữ Việt Nam (VN) sau khi tạo nên cột mốc lịch sử cho bóng đá nước nhà bằng tấm vé dự World Cup 2023.
HLV Mai Đức Chung vừa lên tiếng việc sẽ rời chiếc ghế HLV trưởng đội tuyển nữ Việt Nam (VN) sau khi tạo nên cột mốc lịch sử cho bóng đá nước nhà bằng tấm vé dự World Cup 2023.
Ông Chung nói rằng nếu bóng đá VN cần ông nữa thì ông sẽ đến World Cup 2023 cùng các học trò với tư cách cố vấn cho ban huấn luyện. Nghĩa là ông Chung không ngại gắn bó với đội tuyển nữ ở sân chơi lớn nhất thế giới nhưng không muốn ngồi vào chiếc ghế nóng HLV trưởng nữa.
Dự World Cup đã là một kỳ tích, còn việc đến với World Cup thi thố với những đội mạnh nhất thế giới là một thách thức vô cùng lớn. Còn nhớ Thái Lan năm 2014 lấy vé dự World Cup của đội tuyển nữ VN sau chiến thắng ở trận play off ngay trên sân Thống Nhất rồi khi dự World Cup bị đá cho lên bờ xuống ruộng, có trận để lọt lưới đến 13 bàn.
Chơi đi chứ ngại gì ông Chung ơi! Ảnh: ANH PHƯƠNG
Lần này, đội tuyển VN vượt qua Thái Lan và Đài Loan ở hai trận play off để góp mặt tại World Cup và cũng không loại trừ vào bảng đấu nặng có thể thua nhiều, thua đậm nhưng không ra biển lớn sao biết sóng to và biết sức mình ở sân chơi thế giới.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng ông Chung đã tạo nên kỳ tích và dấu ấn lịch sử cho bóng đá VN rồi nên muốn dừng lại để tránh mất mặt khi bước vào sân chơi quá tầm.
Ông Chung chưa đề cập đến những đồn đoán đấy và VFF cũng chưa có động thái gì sau lời tâm sự của ông Chung, nhất là hợp đồng của ông còn đến hết năm 2022, trong đó có kỳ SEA Games 31 trên sân nhà. Nhưng rõ ràng vào World Cup rồi mà không tính xa cho thời điểm tháng 7-2023 sẽ đến New Zealand và Úc thì sẽ chậm chân. Nhất là vai trò của người dẫn dắt, người giữ hồn cho đội mà ông Chung vốn đã hiểu chi tiết từng cầu thủ thì sẽ rất đáng lo.
Hơn một năm chuẩn bị không phải là quỹ thời gian dài. Bây giờ hoặc sau SEA Games, bất kỳ HLV nào ngồi vào chiếc ghế của ông Chung đều rất khó bởi ông đã xây dựng cho đội bóng thành một tập thể mạnh và các cầu thủ yêu thương, hiểu nhau như một gia đình và vẫn gọi ông bằng bố.
Dù là HLV ngoại cũng không ai hiểu học trò và “mát tay” như bố Chung. Thế nên cũng rất mong ông Chung nghĩ lại và đừng ngại ngùng với việc “mất tiếng” ở sân chơi mà Thái Lan từng thua tan nát bởi người hâm mộ rất công bằng và hiểu công trạng cũng như chỗ đứng của đội tuyển VN.
Các học trò, các cháu đang tin yêu bố Chung và hy vọng bố Chung của các cháu cũng sẽ thay đổi suy nghĩ để các cháu còn động lực và còn niềm tin, thay vì sợ sệt khi nhìn vào Thái Lan từng thảm bại ở sân chơi lớn thế giới.
Chơi đi chứ ngại gì ông Chung ơi!
Nỗi khổ của cầu thủ nữ đá bóng
Tuyển nữ Việt Nam tiếp tục nhận sự quan tâm sau khi giành vé dự World Cup 2023, nhưng liệu những lời kêu gọi đầu tư có thành hành động hay chỉ là những lời nói trong phút chốc.
Gần 10 tỷ đồng là số tiền thầy trò HLV Mai Đức Chung được hứa thưởng ngay sau trận thắng Đài Loan (Trung Quốc) 2-1 để giành vé tới World Cup nữ 2023. Những lời tung hô, kêu gọi đầu tư cũng lập tức xuất hiện khi tuyển nữ Việt Nam làm nên lịch sử.
Đây không phải lần đầu tuyển nữ Việt Nam là tâm điểm của truyền thông nói riêng và xã hội nói chung. Không ít lần các cô gái Việt Nam vượt mặt đồng nghiệp nam, là niềm tự hào của cả dân tộc. Song, khi làn sóng qua đi, ông Chung "Xe ca" và học trò lại trở về với những khoảng lặng khi nhiều người "vui thì đến, hết vui thì đi".
Gái có công, nhưng chồng lại phụ
Trao đổi với Zing sau chiến tích lịch sử của tuyển nữ Việt Nam, Quả bóng Vàng Việt Nam 2015 Nguyễn Thị Minh Nguyệt giãi bày nhiều tâm sự. Cô và đồng đội nhiều lần động viên lẫn nhau và tự động viên chính mình để vượt qua những khó khăn rất đặc trưng của bóng đá nữ, dù biết trước tương lai gần như không có gì thay đổi.
"Thầy Mai Đức Chung hay động viên toàn đội gái có công thì chồng không phụ, chúng tôi cũng thường xuyên an ủi nhau rằng cứ cố gắng rồi người hâm mộ và mọi người sẽ không quay lưng lại với mình. Nhưng tự mình động viên mình thế thôi, chứ làm gì có", Minh Nguyệt chia sẻ.
Cầu thủ nữ phải hy sinh nhiều, nỗ lực hơn đồng nghiệp nam nhưng đãi ngộ thì không tương xứng. Để họ sống tốt với nghề đã khó, chưa nói có thể phát triển như nhiều ngôi sao bóng đá nam hiện nay.
Tuyển nữ Việt Nam giành vé dự World Cup 2023 sau khi đánh bại Đài Loan (Trung Quốc) với tỷ số 2-1.
Một ví dụ đơn giản nhưng rất rõ ràng: Tuyển nữ Việt Nam được thưởng 7 tỷ đồng cho HCV SEA Games 2019. Cũng giành HCV tại kỳ đại hội thể thao khu vực lần thứ 30, U22 Việt Nam được thưởng vượt mốc 20 tỷ đồng.
Thực tế, bóng đá nữ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, luôn được ví như "con ghẻ" bởi sự quan tâm và tính đặc thù của môn thể thao này. Song, sau ánh hào quang, sau nụ cười rạng rỡ trên bục nhận huy chương, các cầu thủ nữ lại trở về với nỗi lo cơm áo gạo tiền và đối mặt nhiều hệ lụy.
Ở những đội bóng lớn như Hà Nội hay TP.HCM, một cầu thủ nhận 5-7 triệu tiền lương. Những cầu thủ ở đội bóng nhỏ hơn còn nhận ít hơn con số nói trên. Năm 2019, cầu thủ của đội nữ Thái Nguyên nhận chế độ ăn 100.000 đồng mỗi ngày. Họ không có lương mà chỉ được hỗ trợ 60.000 đồng cho một ngày tập luyện, trừ thứ 7 và chủ nhật. Tính ra có cầu thủ nhận được khoản tiền hỗ trợ khoảng 1,3 triệu đồng, con số bằng 1/5 các công nhân ở xứ chè.
Nhiều cầu thủ của đội bóng này vừa đá bóng vừa làm công nhân. Có người nghỉ một thời gian dài, đến khi sắp thi đấu mới tạm dừng công việc để trở lại tập luyện. "Đi đá bóng, các em chỉ được hỗ trợ 3-4 triệu đồng/tháng, trong khi đi làm công nhân ở các khu công nghiệp quanh đây, các em có thể kiếm được 6-7 triệu. Vì thế không thể tránh được nhiều trường hợp cầu thủ xin đi làm thêm ở ngoài", HLV Đoàn Việt Triều chia sẻ với Zing.
Những khó khăn mang tính truyền thống
CLB nữ Sơn La phải rút lui khỏi giải Vô địch Quốc gia nữ 2021 vì thiếu cả kinh phí lẫn nhân lực. Sau 9 năm hoạt động, đội bóng này chỉ còn 4 cầu thủ để tham dự giải Vô địch Quốc gia.
Đội bóng vùng Tây Bắc thiếu kinh phí tới mức, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã miễn nộp lệ phí và hỗ trợ 60 triệu đồng, nhưng thầy trò ông Chuyên vẫn phải căn ke chi phí sinh hoạt, di chuyển trong quá trình tham dự giải U19 nữ Quốc gia 2021.
Mùa giải 2020, HLV Lường Văn Chuyên phải mượn 15 cầu thủ từ đội nữ Hà Nam mới đủ quân số dự giải quốc gia. Trong khi ngành thể thao tỉnh nhà vẫn loay hoay tìm giải pháp, đội bóng nữ Sơn La hàng ngày đối mặt nỗi lo mất quân khi cầu thủ chỉ được hỗ trợ chưa đầy 2 triệu đồng mỗi tháng. Ông Chuyên đã 2 lần "đập đi làm lại" nhưng chưa thể ổn định nhân sự khi khó khăn chưa được tháo gỡ.
10 năm qua, giải Vô địch Quốc gia nữ chỉ có một nhà tài trợ chính. Ảnh: VFF.
Những khó khăn về chế độ nói chung kéo theo nhiều hệ quả đáng buồn. Một trụ cột của U19 nữ Việt Nam, và được đánh giá là tài năng khó tìm, gặp chấn thương đầu gối nhưng không đủ chi phí để phẫu thuật. Cô đành chấp nhận "bó gối" tập luyện và thi đấu với hy vọng qua thời gian, chấn thương sẽ tự lành.
Nhiều tuyển thủ quốc gia hiện tại, vừa đá bóng vừa kiếm thêm nghề "tay trái" để mưu sinh. Tiền vệ Nguyễn Thị Tuyết Dung còn là một người môi giới xuất khẩu lao động. Hoàng Thị Loan vẫn giao hàng phụ giúp gia đình mỗi khi rảnh...
Đừng để chỉ là những lời nói suông
Cuối năm 2019, đội bóng nữ Thái Nguyên có nguy cơ giải thể vì vấn đề kinh phí và cơ chế. May mắn cho đoàn quân của HLV Việt Triều, một doanh nghiệp đã đứng ra tài trợ kinh phí hoạt động. Các cầu thủ được hỗ trợ nhiều hơn, chuyên tâm hơn vào chuyên môn, không còn cảnh sáng đi làm công nhân, chiều về xỏ giày tập bóng đá. CLB nữ Sơn La thì không được may mắn đến vậy.
Sau SEA Games 2019, VFF được một doanh nghiệp ký hợp đồng tài trợ cho bóng đá nữ 100 tỷ trong vòng 5 năm. HLV Mai Đức Chung từng đề xuất VFF phân bổ một phần hỗ trợ các CLB đào tạo trẻ, đó nguồn là cung cấp lực lượng kế cận cho đội tuyển quốc gia. 20 tỷ mỗi năm chưa đủ để nuôi một đội bóng tại V.League, VFF còn phải tính toán, chia năm sẻ bảy số tiền đó cho nhiều mục đích khác nhau.
CLB nữ Sơn La không đủ lực lượng để tham dự giải Vô địch Quốc gia nữ 2021. Ảnh: Kiệt Trần.
Cũng khoảng thời gian này, những câu chuyện khó khăn của bóng đá nữ Việt Nam nói chung liên tục được đào xới, được cộng đồng chia sẻ. Không ít lời hô hào về việc tập trung nguồn lực, đầu tư thêm cho bóng đá nữ xuất hiện. Kết quả tích cực chưa thấy đâu, giải Vô địch Quốc gia nữ 2021, CLB Sơn La không thể tham dự, kết quả đã được dự báo từ trước.
Nhìn lại, 10 năm qua, giải Vô địch Quốc gia nữ chỉ có một nhà tài trợ chính duy nhất. Dù số lượng đội đã tăng lên, chất lượng chuyên môn cũng được cải thiện và bóng đá nữ Việt Nam gặt hái không ít thành tích trên đấu trường quốc tế, chúng ta không thấy bóng dáng của những thương hiệu khác ngoài những cái tên đã quá quen thuộc.
Cựu tuyển thủ quốc gia Nguyễn Thị Minh Nguyệt chia sẻ tâm tư: "Việc hô hào đã diễn ra nhiều lần rồi. Có thể bây giờ đội tuyển được tung hô thế thôi, rồi đâu lại vào đấy. Nhìn rộng ra cả thế giới, bóng đá nữ vẫn luôn nhận phần thiệt thòi. Tôi chỉ mong bóng đá nữ được nhận sự quan tâm thực chất, không phải là hành động trong chốc lát".
Đàn chị của Minh Nguyệt, Đỗ Thị Ngọc Châm, thì giãi bày mong muốn lứa đàn em được chăm lo chu đáo hơn, thu nhập ổn định hơn để có thể tập trung vào chuyên môn hơn.
Theo Minh Nguyệt, để giải quyết những khó khăn cho bóng đá nữ, cần giải quyết được 2 vấn đề: "Thứ nhất, cầu thủ nữ nói riêng và bóng đá nữ nói chung cần được đầu tư tốt hơn. Từ đó, chất lượng chuyên môn cũng được đảm bảo và phát triển hơn".
"Thứ 2, theo tôi là mấu chốt, là làm sao để cầu thủ nữ có thể yên tâm cống hiến. Đó là câu chuyện cơ chế. Họ cần được đảm bảo tương lai sau khi giải nghệ. Không nhất thiết phải công việc thật sự tốt, nhưng phải đảm bảo mức sống ổn định. Đừng hứa suông rồi để đó".
Tuyển nữ Việt Nam nhảy múa mừng xuân Nhâm Dần Sau khi có vé dự World Cup, các cầu thủ nữ Việt Nam có màn nhảy múa để thêm niềm vui năm mới Nhâm Dần 2022.
Con số tiền thưởng cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã tăng lên gần 20 tỉ đồng Theo đó, tính đến chiều ngày 7/2, số tiền thưởng đội tuyển nữ Việt Nam sẽ nhận được là 16,354 tỉ đồng. Sau khi đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam giành được tấm vé dự World Cup nữ 2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương, khen ngợi toàn thể Ban huấn luyện và các cầu thủ. Chủ tịch nước...